HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu TRẮC NGHIỆM Y HỌC LAO ĐỘNG pot (Trang 48 - 52)

1. Loại hoá chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học là: A. Hợp chất vô cơ;

B. Clor hữu cơ

C. Lân hữu cơ

D. Carbamat E. Pyrethroid.

2. Đối tượng nào sau đây có thể bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật :

A. Trẻ em

B. Công nhân nông trường

C. Nông dân

D. Người phun thuốc

E. Tất cả mọi người.

3. Hiện nay, loại hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi trong y tế là : A. Lân hữu cơ

C. Carbamat D. Pyrethroid. E. Hợp chất vô cơ

4 Sự đào thải hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ và các sản phẩm phân giải của nó ra khỏi cơ thể chủ yếu qua:

A. Da B. Hô hấp C. Nước tiểu. D. Phân

E. Nước bọt

5. Chẩn đoán sớm nhiễm độcở người tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất bảo vệ thực vật lân

hữu cơ cần làm các xét nghiệm định lượng:

A. Acetylcholin trong máu. B. Cholinesteraza trong máu C.  ALA trong máu.

D. Dehydraza máu. E. DDA niệu.

6. Cho người tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ ngừng tiếp xúc khi định lượng hoạt tính men thủy phân Acetylcholin giảm:

A.  10%. B.  15%. B.  15%. C.  20%. D.  25% E.  30%.

7. Kho chứa thuốc trừ sâu phải xa điểm dân cư và nguồn nước là: A. 50m.

B. 50 - 100m. C.100 - 200m D. 200 - 300m. E. 300 - 400m .

8. Trong tiếp xúc nghề nghiệp, nhóm quan trọng nhất đối với tiếp xúc hóa chất bảo vệ thực

vật mạn tính và ngộ độc là:

A. Công nhân nông trường.

C. Người phun thuốc trong các chương trình y tế.

D. Người tiêu thụ thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm kéo dài.

E. Người buôn bán hóa chất bảo vệ thực vật .

9. Mục đích cơ bản của khám định kỳ cho người tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất bảo vệ

thực vật là:

A. Phát hiện sớm nhiễm độc nghề nghiệp B. Điều trị cho người bị nhiễm độc.

C. Xét chuyển công tác.

D. Xét hưởng bảo hiểm xã hội.

E. Hướng dẫn luyện tập phục hồi khả năng lao động cho người bị nhiễm độc. 10. Biểu hiện của nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ là do:

A. Tăng Cholinesteraza trong máu.

B. Giảm Cholinesteraza trong máu.

C. Tích lũy Acetylcholin do tăng Cholinesteraza trong máu.

D. Tích lũy Acetylcholin do giảm Cholinesteraza trong máu

11. Khi sơ cứu người bị nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật tại hiện trường, biện pháp đầu

tiên cần làm là:

A. Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể

B.Làm sạch đường thở, đảm bảo cho nạn nhân thở bình thường.

C. Dùng thuốc giải độc

D. Dùng thuốc chữa triệu chứng

E. Xác định loại hóa chất đã gây nhiễm độc

12. Hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong y tế nhằm mục đích:

A. Tẩy uế buồng bệnh truyền nhiễm

B. Tẩy uế chất thải người bệnh

C. Diệt vec tơ truyền bệnh. D. Diệt động vật mắc bệnh

E. Bảo quản kho chứa thuốc

13. Trong nhiễm độc nặng hay đang tiến triễn do ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ có thể dùng thuốc tái hoạt hoá cholinesteraza là:

Một phần của tài liệu TRẮC NGHIỆM Y HỌC LAO ĐỘNG pot (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)