Khu giặt bảo hộ
Ghi chú: 1. Phân loại 2. Rửa 3. Xử lý cơ học 4. Nghiền 5. Chà 6. Phối trộn 7. Gia nhiệt 8. Rót lọ 9. Đóng nắp 10. Dán nhãn 11. Bảo quản
Chương 7. TÍNH TOÁN ĐIỆN – NƯỚC 7.1 TÍNH TOÁN ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ
Bảng 7.1 Điện năng sử dụng cho các thiết bị
Thiết bị lượng Số (cái) Công suất (kW) Thời gian hoạt động (giờ) Lượng điện năng tiêu thụ (kW) Băng tải 2 1,5 0,7 1,05 Rửa 1 2 0,5 1 Nghiền 1 14 0,3 4,2 Chà 1 11,2 0,3 3,36 Phối trộn 1 4 0,58 2,32 Gia nhiệt 1 4 0,17 0,68 Rót lọ, đóng nắp 1 10 0,58 5,8 Dán nhãn 1 2 0,3 0,6 Tổng 3,43 19,01
Diện tích phân xưởng S = 925 m2. Điện năng chiếu sáng
− Chọn công suất chiếu sáng riêng p = 20 W/m2
− Công suất cần cho cả phân xưởng
P = p S (W)
Chọn bóng đèn loại 75 W, số bóng đèn cần dùng trong phân xưởng là 113 bóng, thời gian làm việc, nghỉ trưa và thời gian vệ sinh tổng cộng là 11 tiếng, vậy công suất chiếu sáng là:
Acs = 75 113 11 = 93225 W= 98,2 kW
Vậy điện năng tiêu thụ trong phân xưởng cho một ngày sản xuất là 98,2 x 11 = 1080,2 kW.
7.2 TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC TIÊU THỤ
Nước dùng trong sản xuất
• Nước cho quá trình rửa nguyên liệu là 4 m3/ngày • Nước dùng cho quá trình gia nhiệt: 1 m3/ngày
• Nước dùng cho quá trình ngâm pectin là 1 m3/ngày • Nước dùng để tráng rửa lọ là 4 m3/ngày
• Nước dùng để vệ sinh thiết bị
Bảng 7.2 Lượng nước cần dùng để vệ sinh thiết bị
Thiết bị Số lượng (cái) Lượng nước (m3)
Băng tải 2 1 Rửa 1 0.5 Nghiền 1 1 Chà 1 1 Phối trộn 1 0.5 Gia nhiệt 1 0.5 Rót lọ_ Đóng nắp 1 0.5
Vậy lượng nước cần dùng để vệ sinh thiết bị là 5 m3/ngày
Ước lượng số công nhân và nhân viên 70 người
• Nước dùng cho sinh hoạt (tinh trên đầu người khoảng 0.15m3/ngày) là 10,5 m3/ngày
Chương 8. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
8.1 KẾT LUẬN
Với mong muốn được đóng góp sức mình cho ngành công nghệ thực phẩm nước nhà. Đồ án “Thiết kế phân xưởng sản xuất jam nho” là kế hoạch xây dựng một dự án phân xưởng sản xuất Jam nho tiên tiến và hiện đại nhằm cho ra đời sản phẩm jam nho có chất lượng tốt nhất và đảm bảo các tiêu chí về Vệ sinh An toàn thực phẩm.
Trong đồ án này, phân xưởng sản xuất jam nho được thiết kế và xây dựng dựa trên những quy trình công nghệ và thiết bị hiện đại nhất. Sử dụng những thiết bị tiên tiến, hiện đại xây dựng nhà máy chính là nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất sản xuất. Ngoài ra, các thiết bị công nghệ cao này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu hao nhiên liệu, góp phần giảm chi phí sản xuất cho nhà máy. Với nhà máy xây dựng bằng thiết bị hiện đại và quy trình công nghệ cao của đồ án, lượng chất thải khi sản xuất sẽ được hạn chế ở mức tối đa, giúp bảo vệ môi trường xung quanh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc xây dựng phân xưởng sản xuất với công nghệ hiện đại đòi hỏi chi phí đầu tư cho trang thiết bị rất cao và nhu cầu có đội ngũ kỹ thuật, lao động chuyên môn tốt để có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất. Để phát triển và thực hiện dự án “Thiết kế
phân xưởng sản xuất jam nho” một cách tốt nhất, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa
đội ngũ thiết kế và đội ngũ thi công. Cần có sự hỗ trợ, hiểu biết và hợp tác để xây dựng thành công nhà máy sản xuất Jam nho hiện đại, tân tiến, góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam.
Tóm lại, sự ra đời của phân xưởng với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ đáp ứng được nhu cầu về nhiều mặt của xã hội, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế của nước ta. Về mặt tương lai và lâu dài, không chỉ gói gọn trong việc xây dựng phân xưởng sản xuất jam nho mà các nhà máy, phân xưởng chế biến thực phẩm của nước ta cũng phải hiện đại hóa, công nghệ hóa để bắt kịp xu hướng của thời đại.
8.2 KHUYẾN NGHỊ
Các loại Jam trái cây tự nhiên thường không có chất bảo quản nên khi đã mở nắp ra sử dụng (tức sản phẩm đã tiếp xúc với không khí) thì mứt nên được bảo quản lạnh. Nếu vẫn tiếp tục để bên ngoài sau khi mở nắp, mứt sẽ dễ bị ôi, mốc sau một thời gian ngắn, ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] "Exporting jams and jellies to Europe," www.cbi.eu, 2017.
[2] "Jams Jellies Preserves Sector: Worldwide Forecast until 2020," www.reportlinker.com, 2016.
[3] "Báo cáo thị trường rau quả EU," Cục Xúc tiến thương mại-Bộ Công Thương, 2016.
[4] http://hethongphapluatvietnam.net/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-10393-2014- codex-stan-296-2009-ve-mut-nhuyen-mut-dong-va-mut-tu-qua-co-mui.html
[5] https://www.engineeringtoolbox.com/specific-heat-capacity-food- d_295.html
[6] Tôn Nữ Minh Nguyệt, Lê Văn Việt Mẫn, Trần Thị Thu Trà, Công nghệ chế biến rau trái tập 1, Nguyên liệu và công nghệ bảo quản sau thu hoạch, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2009.
[7] Quách Đĩnh, Nguyễn Vân Tiếp, Nguyễn Văn Thoa, Bảo quả và chế biến rau quả, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2008.
[8] Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Trà, Công Nghệ chế biến thực phẩm, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia, 2011.
[9] Các tác giả, Sổ tay Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa chất tập 1, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2002.
[10] Brian A.Fricke, Bryan R.Becker, "Evaluation of Thermophysical Property Models for Foods," HVAC & R RESEARCH, vol. VOL.7, no. NO.4, p. 312, 2001.
[11] Trần Thế Tuyền, Cơ sở Thiết kế nhà máy, Đà Nẵng, 2006.
[12] Bộ Môn Máy và Thiết bị, Bảng tra cứu Quá trình cơ học Truyền Nhiệt - Truyền Khối, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2012.
[13] Đống Thị Anh Đào, Quản lý chất lượng thực phẩm, Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2016.