Câu 5: Cho 2,67 gam một amino axit X (chứa 1 nhóm axit) vào 100 ml HCl 0,2M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 200 ml KOH 0,25M. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 6: Sản phẩm este thu được giữa axit đơn chức (CnHmO2) và rượu etylic có công thức là:
A. Cn-1Hm-1COOC2H5 B. CnHmCOOC2H5.
C. Cn-1HmCOOC2H5 D. CnHm-1COOC2H5.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(1) Peptit Gly-Ala tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. (2) Dung dịch metylamin, anilin làm quỳ tím sang xanh.
(3) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit Gly và Ala. (4) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH. (5) Tripeptit Gly-Gly-Ala có phân tử khối là 203.
(6) Polime được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ là poli(metyl metacrylat). Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 8: Một sinh viên đưa ra các nhận xét sau:
(1) Nếu để gang, thép trong không khí khô thì không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. (2) Thanh sắt nguyên chất để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa tương tự như gang, thép.
(3) Nếu để gang, thép trong bình khí O2 cũng xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa tương tự như trong không khí ẩm.
(4) Các electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương của pin điện thông qua lớp dung dịch chất điện li. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 9: Hỗn hợp X gồm C3H4 và H2. Cho X đi qua ống đựng bột Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm ba hiđrocacbon có tỉ khối đối với H2 là 21,5. Tỉ khối của X so với H2 là
A. 10,4. B. 9,2. C. 7,2. D. 8,6.
Câu 10: Đồng sunfat ngậm nước hay còn gọi là đá xanh, có công thức hoá học là CuSO4.5H2O, thường được ứng dụng làm chất sát khuẩn, diệt nấm, diệt cỏ và thuốc trừ sâu,... Khi nung nóng, CuSO4.5H2O mất dần khối lượng. Đồ thị biểu diễn độ giảm khối lượng của CuSO4.5H2O khi tăng nhiệt độ nung như sau:
Thành phần gần nhất của chất rắn sau khi nhiệt độ đạt đến 200oC là
A. CuSO4.4H2O. B. CuO.
C. CuSO4. D. CuSO4.H2O.
ĐỀ 15: 10 CÂU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰCCâu 1: Nicotin là một chất tìm thấy trong các cây họ Cà (Solanaceae), chủ yếu trong Câu 1: Nicotin là một chất tìm thấy trong các cây họ Cà (Solanaceae), chủ yếu trong cây thuốc lá, và với số lượng nhỏ trong cà chua, khoai tây, cà tím và ớt.
Nicotin cũng được tìm thấy trong lá của cây coca. Nicotin chiếm 0,6 đến 3% trọng lượng cây thuốc lá khô, và có từ 2–7 μg/kg trong nhiều loài thực vật ăn được. Nicotin được tổng hợp sinh học thực hiện từ gốc và tích luỹ trên lá. Nó là một chất độc thần kinh rất mạnh với ảnh hưởng rõ rệt đến các loài côn
trùng; do vậy trong quá khứ nicotin được sử dụng rộng rãi như là một loại thuốc trừ sâu. Hình bên cho thấy công thức cấu tạo phân bố trong không gian của nicotin. Tính thành phần % về khối lượng của N trong nicotin gần nhất với.
A. 74,07%. B. 17,28%. C. 8,64%. D. 20,16%
Câu 2: Vào một ngày mùa hè, trời nắng gắt. Các công nhân đang làm việc trong một phân xưởng, thình lình có một tiếng nổ lớn, một cột khí màu vàng lục bốc lên, nhưng ngay sau đó cột khí này từ từ rơi xuống bao trùm lấy nhà máy. Trong một khoảng thời gian ngắn, cây cối quanh nhà máy khô héo và chuyển màu. Các công nhân cảm thấy ngạt thở, cuống họng khô rát, nhức đầu, chóng mặt, một số thì bị ói mửa và bất tỉnh. Người ta đã lấy mẫu nghiên cứu và cho các kết quả sau:
(1) Khi cho khí này tác dụng hoàn toàn với 8,4 gam sắt thì thu được 25,0 gam muối. (2) Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng tẩy màu.
(3) Để dung dịch của khí này ngoài ánh sáng rồi nhỏ dung dịch bạc nitrat vào thấy kết tủa vàng.
(4) Sục khí sunfurơ vào dung dịch khí này rồi nhỏ dung dịch bari clorua vào thấy có kết tủa trắng. (5) Cho khí này lội chậm qua dung dịch KI thấy xuất hiện màu nâu đen rồi lại dần mất màu.
Có bao nhiêu báo cáo chưa đúng?
Câu 3. [VDC] Thả một viên bi sắt hình cầu có khối lượng 5,6 gam vào V ml dung dịch HCl 0,25M. Sau khi đường kính viên bi sắt còn ¼ so với ban đầu thì thấy ngừng thoát khí. Thể tích V cần dùng gần đúng là ?
A. 200 ml. B. 784 ml. C. 600 ml. D. 788 ml.
Câu 4: Natri azide(NaN3) được sử dụng trong túi khí an toàn của ô tô. Khi gặp tai nạn, chất này sẽ phân hủy
và tạo ra lượng khí N2 rất lớn trong thời gian ngắn, bảo vệ người ngồi trong xe. Đốt tạo ra 40 lít khí N2
ở áp suất 100kPa và 0oC cần dùng m gam NaN3. Giá trị của m gần nhất với
A. 76,3 gam. B. 70 gam. C. 114 gam. D. 172 gam.
Câu 5: Insulin (C257H383N65O77S6 ) là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác Có bao nhiêu liên kết peptit trong một phân tử insulin dụng chuyển hóa cacbohidrat trong cơ thể. Một protein đơn chứa 51 amino axit gồm hai chuỗi peptit liên kết với nhau bởi các cầu nối disunfua. Hình vẽ dưới đây mô tả đơn giản cấu tạo của insulin.
A. 50. B. 51. C. 49. D. 48.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 6 đến
Độ tan của một chất rắn trong nước chính là số gam chất đó có thể hòa tan tối đa trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. Trong phòng thí nghiệm, sinh viên A tiến hành thí nghiệm nghiên cứu độ tan của KNO3 trong 100 gam nước ở các nhiệt độ khác nhau. Kết quả được đưa ra ở đồ thị hình bên. Dựa vào đồ thị, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 6: Có thể hòa tan tối đa khoảng bao nhiêu gam KNO3 trong 100 gam H2O ở 55oC.
A. 90 gam. B. 65 gam. C. 70 gam. D. 50 gam.
Câu 7: Nhiệt độ thấp nhất tại đó khoảng 70 gam KNO3 bị hòa tan trong 100 gam H2O.
A. 25oC. B. 35oC. C. 45oC. D. 55oC.
Câu 8: Lượng KNO3 lớn nhất có thể bị hòa tan trong 100 gam nước ở 70oC.
A. 100 gam. B. 115 gam. C. 105 gam. D. 135 gam.
Câu 9: Tại 50oC, nếu sinh viên A hòa tan 50 gam KNO3 trong 100 gam nước thì dung dịch thu được đạt trạng thái nào sau đây?
A. Bão hòa. B. Chưa bão hòa. C. Quá bão hòa. D. Không xác định.
Câu 10: Ở 50oC, 100 gam nước hòa tan tối đa 80 gam KNO3. Nếu làm lạnh dung dịch xuống 20oC thì khoảng bao nhiêu gam KNO3 sẽ kết tinh?
A. 25 gam. B. 35 gam. C. 45 gam. D. 55 gam.
Câu 11: Sinh viên A tiến hành một thí nghiệm khác như sau: hòa tan 50 gam KNO3 trong 50 ml H2O ở 60oC.Sau đó làm lạnh dung dịch thu được xuống 10oC, thấy có m gam KNO3 bị kết tinh tách ra khỏi dung dịch. Biết khối lượng riêng của nước ở 60oC và 10oC tương ứng là 0,9832 g/ml và 1 g/ml. Xác định m?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 12 đến 13
NPK là loại phân hỗn hợp trong thành phần có chứa cả 3 nguyên tố N, P, K và được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, các loại phân đơn có ưu điểm hơn phân NPK ở chỗ có thể linh hoạt điều chỉnh hàm lượng thành phần dinh dưỡng tùy vào tình trạng thực tế của đất và cây trồng.
Câu 12: Trên bao bì của một bao phân bón hóa học có ghi kí hiệu “NPK 16.16.8”, điều đó có nghĩa là
A. Thành phần của phân có chứa 16% N, 16% P, 8% K về mặt khối lượng.
B. Thành phần của phân có chứa 16% N, 16% P2O5 , 8% K về mặt khối lượng.