Hoàng Thế Liên (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 005, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia, năm 009, tr 784.

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 BUỔI THỨ BẢY: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (PHẦN CỤ THỂ) (Trang 25 - 27)

biên bản hòa giải của ấp không ghi thời gian (BL 02) và lời trình bày của người làm chứng trong vụ án chứng minh được sau khi heo bị chó cắn thì hai ngày sau heo chết, bà Nga không sử dụng được con heo bị chó cắn chết

Câu 3.5: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?

Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, được nhắc đến trong phần Nhận định của Tòa án:

Xét yêu cầu khởi kiện của bà Nga, và thực tế lời khai xác định vật nuôi của hai bên thả rông theo tập quán.

Theo điều 625 BLDS 2005 quy định: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Căn cứ điều luật trên, thấy rằng ông Nhã và bà Nga đều có một phần lỗi trong việc quản lý vật nuôi của mình nên mỗi bên phải chịu 50% mức độ lỗi.

Câu 3.6: Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.

Theo khoản 1 Điều 603 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Đồng thời, Tòa án xác định ở đây trường hợp nguyên đơn và bị đơn xác định vật nuôi của hai bên được thả rông theo tập quán nên áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 603 BLDS 2015: “Trường hợp súc vật thả rông theo tập

quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” Tòa án dùng để xác định phần lỗi của ông Nhã, là chủ sở hữu của chó và người sở hữu đàn heo là bà Nga cũng có lỗi, do đó mỗi bên đều phải chịu trách nhiệm 50% mức độ lỗi, là đúng theo thực tế xảy ra nên Tòa án áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ở vụ việc này là thuyết phục.

Câu 3.7. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị thiệt hại.

Ở BLDS 2005 tại Điều 627 có quy định: “khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”. Quy định này đề cập đến lỗi hoàn toàn và lỗi một phần của người bị thiệt hại.

Thứ nhất, quy định trên chỉ áp dụng thiệt hại do người gây ra mà không áp dụng cho tài sản gây ra thông qua cụm từ “người gây thiệt hại”. Trong thực tế, đã có trường hợp thiệt hại không do người gây thiệt hại gây ra mà do tài sản gây ra (cụ thể là do chó gây ra) và người bị thiệt hại có lỗi một phần. Thứ hai, với thuật ngữ “cũng có lỗi”, chúng ta hiểu rằng là có một ai đó có lỗi bên cạnh người bị thiệt hại (thực chất với quy định trên người có lỗi bên cạnh người bị thiệt hại là người gây thiệt hại). với quy định nêu trên thì người bị thiệt phại “phải có lỗi” để thỏa mãn điều kiện “cũng có lỗi”. Tuy nhiên có những trường hợp người phải chịu trách nhiệm bồi thường mà có thể không có lỗi.3

Từ đó, BLDS 2015 đã chuyển phần nội dung này lên phần quy định chung để có thể sử dụng cho thiệt hại do tài sản gây ra và BLDS 2015 đã theo hướng “khi bên chịu thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra” (theo khoản 4 Điều 585). Quy định này đã có những đổi mới như sau: đó là được đưa lên phần quy định chung, từ “cũng” đã được bỏ đi và cuối cùng là quy định này áp dụng được cho cả trường hợp thiệt hại do người gây ra và thiệt hại do tài sản gây ra.4

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 BUỔI THỨ BẢY: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (PHẦN CỤ THỂ) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w