VÀI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm kinh tế vi mô NEU có đáp án (Trang 108 - 123)

PHẦN LÝ THUYẾT

1. Điều nào sau đây được các nhà kinh tế gọi là thất bại thị trường: a. Chất lượng hàng hóa thấp

b. Sự gia tăng của chi phí sinh hoạt c. Thất nghiệp

d. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng 2. Điều nào sau đây được các nhà kinh tế gọi là thất bại thị trường

a. Chi phí sản xuất cao

b. Số vụ phá sản của doanh nghiệp ngày càng tăng c. Sản xuất những hàng hóa và dịch vụ gây ra ngoại ứng d. Sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong công việc 3. Điều nào sau đây được các nhà kinh tế gọi là thất bại thị trường:

a. Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm hết thị trường ô tô của Việt Nam

b. Mức thâm hụt ngân sách lớn hầu như không thể cắt giảm được c. Sự hình thành những cartel hành động như nhà độc quyền d. Tiền lương tối thiểu quá thấp

4. Việc sản xuất quá nhiều hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực là ví dụ về: a. Tái phân phối thu nhập

b. Quyền tối cao của người tiêu dùng c. Quyền tối cao của người sản xuất d. Thất bại thị trường

5. Hàng hóa cá nhân là những hàng hóa mà việc tiêu dùng chúng: a. Không có tính cạnh tranh

b. Không có tính loại trừ c. Bị điều tiết

d. Có tính cạnh tranh

6. Khi sự tiêu dùng có tính cạnh tranh và có tính loại trừ, thì sản phẩm là một: a. Hàng hóa do nhà nước cung cấp

b. Hàng hóa công cộng c. Hàng hóa hỗn hợp d. Hàng hóa tư nhân

7. Khi sự tiêu dùng không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ, thì sản phẩm là một:

a. Hàng hóa do nhà nước cung cấp b. Hàng hóa tư nhân

c. Hàng hóa hỗn hợp d. Hàng hóa công cộng 8. Hàng hóa công cộng là những hàng hóa mà:

a. Người không trả tiền có thể bị loại trừ khỏi sự tiêu dùng b. Người không trả tiền không thể bị loại trừ khỏi sự tiêu dùng c. Người tiêu dùng nhìn chung phải trả giá cao

d. Người tiêu dùng nhìn chung phải trả giá thấp 9. Sự tiêu dùng tự do (không phải trả tiền):

a. Có thể xảy ra nếu việc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ có tính loại trừ

b. Có thể xảy ra nếu việc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ không có tính loại

trừ

c. Là một đặc trưng của hàng hóa tư nhân thuần túy

d. Có nguyên nhân là chính phủ cung cấp hàng hóa miễn phí 10. Một ví dụ về hàng hóa công cộng thuần túy là:

a. Quốc phòng b. Chiếc ô tô Ford c. Bộ bàn ghế d. Máy tính cá nhân

11. Hàng hóa nào sau đây không có tính loại trừ trong tiêu dùng: a. Xe buýt của thành phố

b. Cây cầu có thu phí c. Ngọn hải đăng d. Bảo tàng nghệ thuật

12. Đường cầu thị trường đối với hàng hóa cá nhân được xác định bằng cách: a. Cộng các đường chi phí cận biên cá nhân theo chiều ngang b. Cộng các đường chi phí cận biên cá nhân theo chiều dọc c. Cộng các đường lợi ích cá nhân theo chiều ngang d. Cộng các đường lợi ích cận biên cá nhân theo chiều dọc 13. Đường cầu thị trường đối với hàng hóa công cộng được xác định bằng cách

a. Cộng các đường chi phí cận biên cá nhân theo chiều ngang b. Cộng các đường chi phí cận biên cá nhân theo chiều dọc

c. Cộng các đường lợi ích cận biên cá nhân theo chiều ngang d. Cộng các đường lợi ích cận biên theo chiều dọc

14. Khi đường giao thông không bị tắc, nó giống như: a. Hàng hóa cá nhân

b. Hàng hóa công cộng c. Hàng hóa thay thế d. Hàng hóa bổ sung

15. Quy mô tối ưu của hàng hóa công cộng xuất hiện khi: a. Lợi ích ròng là lớn nhất

b. Lợi ích cận biên bằng chi phí cận biên c. Chi phí cận biên lớn nhất

d. a và b

16. Chính phủ cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy như an ninh quốc gia vì: a. Chính phủ hiệu quả hơn tư nhân trong việc cung cấp hàng hóa đó

b. Vấn đề tiêu dùng tự do xuất hiện

c. Mọi người không đánh giá cao hàng hóa này d. Ngành này có lợi nhuận lớn

17. Thị trường có xu hướng tạo ra một lượng hàng hóa công cộng a. Ít hơn mức tối ưu hóa xã hội

b. Bằng mức tối ưu hóa xã hội c. Nhiều hơn mức tối ưu hóa xã hội d. Bằng mức làm tối đa tổng lợi ích xã hội

18. Lượng hàng hóa công cộng do thị trường không bị điều tiết sản xuất ra có xu hướng:

a. Ít hơn mức sản lượng có hiệu quả b. Bằng mức sản lượng có hiệu quả c. Lớn hơn mức sản lượng có hiệu quả

d. Là mức sản lượng tối đa hóa tổng lợi ích công cộng

19. Chi phí xã hội cận biên cho phép thêm một người sử dụng hàng hóa công cộng thuần túy là:

a. Âm b. Bằng không c. Dương d. Vô hạn

20. Các hãng tư nhân không thích cung cấp hàng hóa công cộng vì: a. Hãng tư nhân hoạt động không hiệu quả

b. Đầu tư vào ngành công cộng đòi hỏi quá nhiều vốn c. Vấn đề tiêu dùng tự do (không phải trả tiền)

d. Các hãng tư nhân nhìn chung định giá cao hơn nhà nước và bởi vậy mất

khách hàng

21. Các ngoại ứng tích cực là:

a. Những lợi ích mà những người không trả tiền cho sản phẩm nhận được

b. Những chi phí đánh vào những người không trả tiền cho sản phẩm

c. Những lợi ích mà những người trả tiền cho sản phẩm nhận được d. Những chi phí đánh vào những người trả tiền cho sản phẩm 22. Các ngoại ứng tích cực là:

a. Những lợi ích mà những người không trả tiền cho sản phẩm nhận được b. Những chi phí đánh vào những người không trả tiền cho sản phẩm c. Những lợi ích mà những người trả tiền cho sản phẩm nhân được d. Những chi phí đánh vào những người trả tiền cho sản phẩm

23. Ngoại ứng là chi phí hoặc lợi ích phát sinh từ một giao dịch kinh tế mà người gánh chịu (hoặc được hưởng) là:

a. Người tiêu dùng nhưng không phải người sản xuất b. Người sản xuất nhưng không phải người tiêu dùng c. Người sử dụng không trả tiền

d. Không phải các điều trên

24. Các đợt tiêm phòng dịch để chống lại các bệnh lây lan tạo ra: a. Ngoại ứng tiêu cực

b. Ngoại ứng tích cực c. Thất bại thị trường

d. Cung cấp hàng hóa công cộng 25. Một ví dụ về hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực là:

a. Giáo dục và đào tạo

b. Nước thải đổ do một nhà máy đổ vào dòng sông c. Lò gạch thải khói độc

26. Một ví dụ về hoạt động tạo ra ngoại ứng tiêu cực là:

a. Một nhà máy đổ chất thải ra sông nơi mà mọi người đang đánh cá

b. Dịch vụ quốc phòng

c. Trồng hoa dọc theo đường quốc lộ d. Uống một cốc nước cam

27. Việc sản xuât quá nhiều hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực là ví dụ về: a. Sự tự chủ của người sản xuất

b. Sự tự chủ của người tiêu dùng c. Thất bại của chính phủ d. Thất bại của thị trường

28. Việc sản xuất quá ít hàng hóa có ngoại ứng tích cực về: a. Thất bại thị trường

b. Thất bại của chính phủ c. Sự tự chủ của nhà sản xuất d. Sự tự chủ của người tiêu dùng

29. Chính phủ có thể giải quyết vấn đề ngoại ứng bằng cách: a. Tổ chức một cuộc cấm vận có giới hạn

b. Đánh thuế vào ngoại ứng tích cực và trợ cấp cho ngoại ứng tiêu cực

c. Thực hiện bồi thưởng tổn thất

d. Đánh thuế vào ngoại ứng tiêu cực và trợ cấp cho ngoại ứng tích cực Hình 8.1: Minh họa các đường chi phí tư nhân cận biên, xã hội cận biên và đường cầu thị trường. Sử dụng hình này để trả lời các câu hỏi từ 30 đến 36:

30. Nếu thị trường không được điều tiết thì giá cả sẽ bằng: a. P . 1 b. P4.

c. P2. d. P3.

31. Nếu thị trương không được điều tiết thì tại mức sản lượng cân bằng, chi phí xã hội cận biên của sản xuất sẽ:

a. Thấp hơn lợi ích cận biên đối với người tiêu dùng b. Cao hơn lợi ích cận biên đối với người tiêu dùng c. Bằng lợi ích cận biên đối với người tiêu dùng

d. Bằng chi phí tư nhân cận biên của sản xuất 32. Nếu thị trường không được điều tiết thì:

a. Mức sản lượng phù hợp, nhưng giá cả quá thấp b. Quá ít sản lượng được sản xuất ra

c. Quá nhiều sản lượng được sản xuất ra d. Sự phân bổ nguồn lực sẽ cso hiệu quả

33. Để đảm bảo sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả, chính phủ có thể đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm bằng:

a. P1. b. P3 – P1 c. P4 – P . 1 d. P3 – P . 2

34. Nếu chính phủ đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm và tạo ra sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả, thì khi đó mức sản lượng sẽ bằng:

a. Q1. b. Q2. c. Q3.

d. Lớn hơn Q . 3

35. Nếu chính phủ đánh thuế tiêu thụ và tạo ra sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả, thì khi đó người tiêu dùng sẽ trả giá bằng:

a. P1. b. P2. c. P3. d. P4.

36. Nếu chính phủ đánh thuế tiêu thụ và tạo ra sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả, thì khi đó người sản xuất sẽ nhận được giá bằng:

a. P4. b. P3. c. P2. d. P1.

37. Độc quyền tự nhiên có đặc điểm là:

a. Có đường chi phí trùn bình hình chữ U b. Có đường chi phí cận biên hình chữ U

d. Có đường chi phí biến đổi bình quân hình chữ U 38. Độc quyền tự nhiên thường có:

a. Chi phí cố định thấp và chi phí cận biên thấp b. Chi phí cố định thấp và chi phí cận biên cao c. Chi phí cố định cao và chi phí cận biên thấp d. Chi phí cố định thấp và chi phí cận biên cao 39. Chính phủ điều tiết độc quyền tự nhiên nhằm mục tiêu:

a. Tăng giá và sản lượng của nhà độc quyền b. Giảm giá và giảm sản lượng của nhà độc quyền c. Tăng lợi nhuận cho nhà độc quyền

d. Giảm giá và tăng sản lượng của nhà độc quyền 40. Nhà độc quyền tự nhiên cũng có mục tiêu:

a. Tối đa hóa lợi nhuận

b. Tối đa hóa lợi ích ròng của xã hội c. Tối đa hóa doanh thu

d. Tối đa hóa chi phí sản xuất Sử dụng hình 8.2 để trả lời các câu hỏi sau: Hình 8.2: Doanh nghiệp độc quyền tự nhiên

41. Trong hình 8.2 nếu doanh nghiệp không bị điều tiết thì sẽ sản xuất bao nhiêu đơn vị sản lượng

a. Q0 b. Q1 c. Q2 d. Q3

42. Nếu chính phủ đặt giá để điều tiết doanh nghiệp này sao cho doanh nghiệp chỉ đạt được lợi nhuận bình thường thì sản lượng là bao nhiêu?

a. 0, vì doanh nghiệp bị lỗ nếu sản xuất theo nguyên tắc P = MC b. Q0 c. Q1

d. Q2

43. Nếu chính phủ sử dụng nguyên tắc giá bằng chi phí cận biên để điều tiết doanh nghiệp, đoạn nào chỉ ra lượng trợ cấp trên 1 đơn vị sản phẩm để duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp:

a. BA b. EA c. FC

d. GD

44. Phần diện tích nào trên hình 8.2 chỉ ra phần mất không trong trường hợp chính phủ không điều tiết

a. ABC b. CDG c. CFG d. AEG

45. Phần diện tích nào trên hình 8.2 chỉ ra phần mất không trong trường hợp điều tiết theo nguyên tắc giá bằng chi phí bình quân

a. ABC b. CDG c. AEG

d. Không câu nào đúng

46. Phân phối thu nhập giữa các gia đình và các cá nhân phụ thuộc vào: a. Giá của lao động mà họ cung ứng

b. Lãi suất trên thị trường c. Tỷ lệ cổ tức

d. Tất cả điều trên

47. Phân phối thu nhập không công bằng trong khi kinh tế thị trường là do: a. Các cá nhân khác nhau có các nguồn lực giống nhau

b. Giá yếu tố sản xuất cho chính phủ xác định c. Các hộ gia đình có nhiều con

d. Không phải điều nào ở trên

48. Thu nhập được coi là phân phối công bằng khi:

a. Tất cả mọi cá nhân đều lĩnh tiền lương như như nhau b. Tất cả mọi cá nhân đều có cùng lượng tiền trong tài khoản c. Tất cả cá nhân đều có cùng diện tích đất sử dụng

d. Không câu nào đúng

49. Thu nhập của một cá nhân phụ thuộc vào: a. Chính phủ

b. Số lượng yếu tố sản xuất mà cá nhân đó cung cấp c. Giá của các yếu tố sản xuất

d. b và c

50. Thu nhập không công bằng trong nền kinh tế thị trường vì: a. Chính phủ đánh thuế thu nhập

b. Thi trường xác định giá yếu tố sản xuất c. Các hộ gia đình trốn thuế

d. Tất cả đều đúng

51. Chính phủ có thể khắc phục mất công bằng trong phân phối thu nhập thông qua: a. Đánh thuế thu nhập

b. Thay đổi luật thừa kế tài sản c. Tịch thu tài sản

d. Tất cả đều đúng

PHẦN BÀI TẬP

Sử dụng dữ liệu sau đây để trả lời các câu hỏi từ 52 đến 58.

Một nhà độc quyền tự nhiên có hàm cầu P = 1000 – Q. Trong đó P tính bằng $ và Q tính bằng chiếc. Nhà độc quyền có hàm tổng chi phí là TC = 21000 + 300Q

52. Nếu không bị điều tiết, nhà độc quyền sẽ sản xuất bao nhiêu? a. Q = 350

b. Q = 300 c. Q = 400 d. Q = 250

53. Nếu không bị điều tiết giá sản phẩm là bao nhiêu? a. P = 700

b. P = 650 c. P = 600 d. P = 500

54. Phần mất không gây ra đối với xã hội là bao nhiêu? a. DWL = 61250

b. DWL = 122500 c. DWL = 60000 d. DWL = 50000

55. Nếu chính phủ yêu cầu nhà độc quyền đặt giá bằng chi phí cận biên, lợi nhuận của nhà độc quyền là: a. -21000

b. 0 c. 10000 d. 12000

56. Nếu chính phủ yêu cầu nhà độc quyền đặt giá bằng 500$. Lượng hàng hóa được cung cấp là:

a. 600 b. 700 c. 500 d. 450

57. Nếu chính phủ yêu cầu nhà độc quyền cung cấp 600 sản phẩm, giá một sản phẩm sẽ là:

a. 350 b. 400 c. 450 d. 500

58. Trong tất cả các trường hợp chính phủ điều tiết ở trên ta có: a. Giá thấp hơn và sản lượng cao hơn

b. Giá thấp hơn và sản lượng thấp hơn c. Sản lượng cao hơn và giá cao hơn d. Phần mất không tăng lên

Sử dụng ngành dữ liệu sau đây để trả lời câu hỏi từ 59 đến 65.

Ngành sản xuất giày da được coi là cạnh tranh có hàm cầu là P=200 – Q và hàm chi phí cận biên cá nhân là MPC=20+Q. Tuy nhiên ngành này gây ra ngoại ứng tiêu cực đối với xã hội và có hàm chi phí cận biên xã hội MSC=40+Q

59. Nếu không bị điều tiết, sản lượng của ngành là: a. 90 b. 80 c. 100 d. 95 60. Giá sản phẩm là: a. P = 90 b. P = 100 c. P = 120 d. P = 110

61. Sản lượng tối ưu đối với xã hội là: a. Q = 90

b. Q = 80 c. Q = 70 d. Q = 100

62. Chính phủ có thể sử dụng thuế hàng hóa để khắc phục ngoại ứng. Mức thuế chính phủ sử dụng là:

a. 20 b. 10 c. 30 d. 40

63. Giá mà người tiêu dùng phải trả sau khi đánh thuế là: a. 110

b. 120 c. 125 d. 115

64. Giá người sản xuất thực tế thu được là: a. 120

b. 110 c. 100 d. 90

65. Tổng số tiền thuế chính phủ thu được là: a. 2000

b. 1800 c. 1600 d. 1500

Sử dụng thông tin ở bảng 8.1 để trả lời các câu hỏi từ 66 đến 68 Bảng

8.1: Các phương án đánh thuế thu nhập Tổng thu nhập ($) Tiến thuế Ph.án A Tiền thuế Ph.án B Tiền thuế Ph.án C Tiền thuế Ph.án D 0 1000 2000 4000 0 100 200 400

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm kinh tế vi mô NEU có đáp án (Trang 108 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)