Kinh nghiệm trongviệc sửdụng phương pháp kể chuyện khitổ chức hoạt động khởi động

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM THIẾT kế HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG các bài dạy môn GIÁO dục CÔNG dân cấp TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 29 - 37)

tập của HS,tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của bộ môn. Tránh được hiện tượng HS bị nhàm chán với cách thức tổ chức lớp học truyền thống.Mặt khác nó còn góp phần đa dạng hóa các kênh thông tin làm cho bài học trở nên gần gũi hơn với cuộc sống, làm cho HS nắm bắt nhanh hơn, hiểu sâu hơn, dễ học thuộc bài.Tuy nhiên để đạt được điều đó thì trong khi soạn bàibản thân tôi phải cân nhắc thật kỹ càng những nội dung mà mình cần đưavào bài giảng, cần phải khéo léo lồng ghép để làm rõ được nội dung mà mình muốn chohọc sinh đạt được. Đồng thời phải sưu tầm nhữngcâu thơ, tục ngữ, ca dao có liên quan đến bài dạy, phải đảm bảo tính chính xác của những nội dung mà mình cần đưa vào bài dạy.Giáo viên phải làm tốt công tác tổ chức giờ học, quán xuyến các em, tránh tình trạng ồn trong giờ học của học sinh, không sa đà vào nội dung văn học.

3.4. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động động khởi động

- Truyện kể là một trong những nguồn tư liệu quan trọng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT, đặc biệt là đối với các bài dạy đạo đức. Ngoài những tư liệu dạy học cơ bản như thông tin - sự kiện, tình huống điển hình, tranh ảnh, văn thơ, âm nhạc thì truyện kể là một dạng tư liệu có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình dạy học phân môn này. Kể chuyện góp phần hình thành cho học sinh những phương pháp học tập tích cực, năng động, sáng tạo, tạo cho học sinh hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức. Bằng những câu chuyện có thật, học sinh sẽ hứng thú tìm tòi các tình tiết và tìm cách giải quyết, phán đoán phù hợp với thực tiễn. Vì tính thực tiễn của câu chuyện rất cao, nên sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lý nhất. Từ những câu truyện được kể giáo viên sẽ giúp học sinh nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và giúp các em điều chỉnh hành vi của mình.

- Trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động việc GV sử dụng những câu chuyện có thật ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp hiệu quả để tạo được ở các em học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc và sự hứng thú trong học tập. Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức hoạt động khởi động trong các bài GDCD đặc biệt là phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 thì giáo viên cần chú ý các nguyên tắc sau:

+Các câu chuyện phải xuất phát từ nội dung cơ bản của bài, sát với thực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh.

+Các câu chuyện phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thông tin đó phải là nguồn chính thống để cung cấp cho học sinh.

+Các câu chuyện phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, sáo rỗng.

+ Các câu chuyện được khai thác theo các hướng khác nhau, thể hiện ở cách giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh.

- Vai trò và ý nghĩa của truyện kể trong dạy môn GDCD trước hết được thể hiện ở chỗ nó tạo ra sự hứng thú và hấp dẫn cho bài học. Sự hấp dẫn ấy đến từ chính nội dung cốt truyện, từ những tình tiết, những mâu thuẫn nảy sinh và cách giải quyết các tình huống qua cách kể của người GV. Bên cạnh đó, đối với các bài dạy đạo đức, truyện kể là một trong những phương thức giáo dục đạo đức luôn mang lại hiệu quả cao. Thực chất đây là hình thức GV dùng câu chuyện có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để khơi gợi vấn đề sắp được nghiên cứu. Từ nội dung câu chuyện, GV làm rõ chủ đề bài học bằng những câu hỏi có tính định hướng nhằm chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học mới cho HS.Việc sử dụng một cách khoa học và nghệ thuật, truyện kể còn góp phần bồi dưỡng và phát triển các năng lực cơ bản, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong các bài dạy đạo đức. Bài giảng sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán nhờ có sự tham gia của người học trong quá trình tiếp thu nội dung và chiêm nghiệm ý nghĩa từ các câu chuyện. Trong hệ thống các tư liệu dạy học môn GDCD thì truyện kể một khi được sử dụng đúng lúc, đúng mức, đúng yêu cầu sẽ luôn đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với các bài đạo đức. điều này xuất phát từ chính giá trị của bản thân truyện kể trong việc gi trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức và đặc thù tri thức giá trị của bản thân truyện kể trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức của các bài dạy môn GDCD. Vấn đề đáng lưu ý nhất trong quá trình sử dụng truyện kểlà GV cần nắm vững cách thức sử dụng chúng trong trong môn GDCD, tức là căn cứ vào mục đích dạy học để chọn lựa cách thứcsử dụng cho phù hợp. Giáo viên sử dụng truyện kể để thiết kế hoạt động khởi động dẫn dắt vào nội dung bài học.Trước khi vào nội dung chính của bài học, GV phải thiết kế được hoạt động khởi độngđể giới thiệu về nội dung bài học mới để dẫn dắt, tạo tâm thế tiếp nhận bài học và kích thích sự hứng khởi của HS. Sử dụng truyện kể, GV sẽ dẫn dắt HS vào nội dung bài học bằng một câu chuyện đạo đức cụ thể.Thực chất đây là hình thức GV dùng câu chuyện có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để khơi gợi vấn đề sắp được nghiên cứu. Từ nội dung câu chuyện, GV làm rõ chủ đề bài học bằng những câu hỏi có tính định hướng nhằm chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học mới cho HS.

Ví dụ 1: Sử dụngphương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động

bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” (tiết 2, GDCD 10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV có thể kể câu chuyện sau:

“Bức tranh tuyệt vời”

Một họa sĩ suốt đời mơ được vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: "Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người".

Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: "Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu".

Họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc. Người lính trả lời: "Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp".

Họa sĩ tự hỏi: "Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu?...".

Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông ngập tràn hạnh phúc và bình an. Và ông đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Người họa sĩ nhanh chóng thực hiện tác phẩm của mình. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó làGia đình.

Kể xong, GV có thể dẫn dắt: Câu chuyện trên kể về một người họa sĩ trong cuộc đời sáng tác tranh cuối cùng cũng đã nhận ra một chân lý về vai trò của gia đình đối với cuộc sống của mỗi con người. Gia đình là nơi đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha.

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, niềm tin và lý tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ; là nơi những món ăn đơn sơ cũng thành mỹ vị; chính nó mang lại niềm tin, tình yêu và hoà bình hạnh phúc. Vậy gia đình là gì?Làm thế nào để có thể xây dựng cho mình một gia đình hạnh phúc? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó ở bài học hôm nay.

Ví dụ 2:Sử dụngphương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

GV chiếu 2 hình ảnh sau và kể câu chuyện:

“Hai biển hồ”

Biển Galilê Biển Chết

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh.Không một ai muốn sống ở gần đó.

Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được.Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây.Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.

Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạchvà mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Kể xong, GV có thể đặt một câu hỏi cho học sinh: Em có suy nghĩ gì sau khi nghe cô kể hai câu chuyện trên?

Sau khi học sinh trả lời giáo viên dẫn dắt: Câu chuyện trênnói về một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhưng ẩn chứa bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc có ý nghĩa lớn đối với mọi người. Bởi trong đời sống xã hội chúng ta rất cần sống hòa

nhập, hợp tác với mọi người xung quanh để có nhiều niềm vui và hạnh phúc như dòng nước trong xanh của biển hồ Galile.Vậy thế nào là hòa nhập?thế nào là hợp tác? Tiết học hôm nay chúng ta cũng nhau tìm hiểu

Ví dụ 3:Sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động

bài 5: Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.(Tiết 1- GDCD10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- Giáo viên có thể khai thác câu chuyện sau:

Gà đẻ trứng vàng

Ngày xưa, có một người lái buôn cùng với vợ và hai đứa con sống trong một ngôi làng. Gia đình ông lái buôn có một cuộc sống khá sung túc. Họ có một con gà mái với bộ lông mướt và đẹp mỗi ngày đẻ ra một trái trứng. Đây không phải trứng bình thường mà là trứng vàng.

Tuy nhiên, ông lái buôn vẫn không hài lòng.Ông muốn trở nên giàu có nhanh hơn. Ông muốn có tất cả trứng vàng trong bụng con gà liền một lúc. Ông nghĩ nếu đem con gà mái giết đi thì sẽ lấy được rất nhiều trứng vàng. Vì thế, ông quyết định giết con gà.

Ngày hôm sau, khi con gà mái vừa đẻ ra một trái trứng vàng, ông lái buôn liền bắt lấy nó mổ bụng. Nhưng ông chẳng thấy trái trứng nào trong bụng con gà cả. Ông chợt nhận ra đã phạm một lỗi lầm lớn và từ nay ông sẽ không còn có được một trái trứng vàng mỗi ngày nữa.

Cuộc sống của ông lái buôn đang từ chỗ khá giả dần trở nên nghèo khó, khổ sở và cuối cùng đi đến chỗ phải ăn xin.

Kể xong, GV có thể dẫn dắt: Câu chuyện trên kể về lòng tham của người lái buôn để rồi phải trả một giá đắt từ chính lòng tham ấy. Tuy nhiên, xét dưới góc độ triết học, truyện kể đã giúp chúng ta nhận ra về một quy luật cơ bản của triết học khi bàn về con đường, phương thức, cách thức của sự vận động, phát triển của thế giới vật chất nói chung.

Con đường đó phải luôn đi từ những sự thay đổi dần về lượng rồi mới dẫn đến những biến đổi về chất. Mọi thứ nóng vội, tham lam, hấp tấp, không biết tích lũy dần về lượng mà mong muốn có được kết quả ngay sẽ bị trả giá bởi chính quy luật khách quan này.Vậy lượng trong triết học là gì?Chất là gì?Sự biến đổi từ lượng đến chất được diễn ra ra sao?Bài học “Cách thức vận động,

phát triển của sự vật, hiện tượng” (Bài 5 - GDCD10) sẽ trả lời những câu hỏi thú vị đó.

Ví dụ 4:Sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động vào bài 13:Công dân với cộng đồng (tiết 2- GDCD 10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV có thể kể câu chuyện sau:

Tháng 4 năm 1946, với danh nghĩa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước. Nhân dịp đó, Tòa thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác.Tiệc tan, mọi người mời Bác ra phòng lớn uống nước và nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo mang theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý.

Bác ra đến ngoài thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em bé gái nhỏ nhất lên và trao cho em quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ thương yêu con trẻ của Người.

Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” đều được các báo đăng lên đầu trang nhất. Các báo còn kể lại rằng em bé gái khi nhận được quả táo đó thì giữ khư khư trên tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà, em để quả táo trên bàn học. Cha mẹ bảo:

- Con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được. Thế nhưng, em bé nhất định không ăn và bảo:

- Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm.

(Phỏng theo chuyện“Quả táo của Bác Hồ”,

Tuyển tập Thơ văn cho thiếu nhi, NXB Văn học, 1961) Kể đến đây GV giới thiệu bài học: Với mẫu chuyện trên, thông qua những hành động, cử chỉ, việc làm của Bác, chúng ta thấy toát lên ở Bác một phẩm chất thật đáng quý và trân trọng. Đó là tấm lòng, tình thương yêu, lối sống hòa nhập, luôn quan tâm và sống chan hòa với mọi người.Đó là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc Việt Nam.Vậy sống hòa nhập là gì? Phẩm chất đạo đức này có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi con người trong cộng đồng xã hội?Những vấn đề đó sẽ được làm rõ qua bài học ngày hôm nay.

Ví dụ 5:Sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động

bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(GDCD10).

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV có thể sử dụng câu chuyện sau:

Sáng hôm ấy, nắng nhuộm vàng mái đền cổ kính, Bác Hồ đến thăm đền Hùng và gặp các chiến sĩ đại đoàn quân Tiên Phong đang đóng ở đây.

Bác nhìn khắp một lượt các chiến sĩ ra đón rồi hỏi: - Các chủ có khỏe không?

- Thưa Bác, khỏe ạ!

Mọi người hồi hộp chờ Bác nói chuyện thì lại nghe Bác hỏi: - Các chú có biết đền thờ ai đây không?

Một chiến sỹ đứng gần Bác thưa: - Đền thờ một ông vua ạ!

- Nhưng vua nào?Bác mỉm cười trìu mến nhìn bộ đội. Một cán bộ trả lời:

- Dạ, vua Hùng!

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM THIẾT kế HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG các bài dạy môn GIÁO dục CÔNG dân cấp TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w