Mục tiêu Chính phủ đến 2030: giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con); duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2 – 2,2 con), giảm mức chết xuống mức thấp nhất.
=> Nhóm chúng em đưa ra một số giải pháp như sau: Về chính sách sinh sản:
- Thực hiện sinh ít con ở những địa phương có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những nơi đạt mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.
- Chính sách dân số nên giải quyết toàn diện các vấn đề dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số; điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Trong đó, cần cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau.
- Tuyên truyền khuyến khích người dân thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ đề ra, nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính ở các trường học Việt Nam, đồng thời lên án các hành vi trái với chính sách, pháp luật Chính phủ,...
Về chính sách giảm mức chết:
- Làm tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em thông qua việc thực hiện mô hình “ngôi nhà an toàn, trường học an toàn và cộng đồng an toàn cho trẻ em”.
- Nâng cao y tế cộng đồng, giảm thiểu tai nạn giao thông, các tai nạn khác và tai nạn lao động.
- Nâng cao hiểu biết của người dân về sức khỏe, khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...
KẾT LUẬN
Mức sinh, mức chết và phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với phát triển nguồn nhân lực mà nguồn nhân lực gắn liền với công tác, quá trình quản lý mức sinh, mức chết. Như vậy, mức sinh, mức chết vừa là cơ sở, là tiền đề, đồng thời cũng là kết quả
của quá trình định hướng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm qua. Trong những năm tới, Việt Nam cần có những định hướng chính sách thật hiệu quả để ổn định nền kinh tế vĩ mô, kế thừa và phát triển tiến trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS.Nguyễn Nam Phương; TS. Ngô Quỳnh An (2018); Giáo trình Dân số và phát triển với quản lý.NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
GS.TS.Ngô Thắng Lợi (2013); Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019. NXB Thống kê.
Số liệu từ< World Bank Open Data | Data>
Số liệu theo UNFPA – Quỹ dân số Liên hợp quốc <UNFPA Vietnam | UNFPA - United Nations Population Fund>