Mục tiêu của Chính phủ
* Mục tiêu tổng quát:
Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
* Các mục tiêu cụ thể:
- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực.
- Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển quan trọng. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
Giải pháp mà Việt Nam đưa ra
Sau nhiều năm duy trì chính sách sinh ít con, Việt Nam đã đưa ra chính sách khuyến khích người dân sinh đẻ với nhiều hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích sinh để đạt được dân số vàng.
Đây được xem là một bước ngoặt thay đổi về quy mô dân số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Theo điều 6 của quyết định 162 - HĐBT về 1 số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, 1 số chính sách đã được thay đổi trong khuyến khích thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Cụ thể có 3 thay đổi chính:
- Từ nay một trong những tiêu chuẩn để xét cấp đất làm nhà và phân phối nhà ở là gia đình có 2 con.
- Nhà nước cấp, không phải trả tiền các phương tiện tránh thai, vòng, bao cao su, thuốc, cũng như các dịch vụ y tế để đặt vòng, nạo phá thai, hút điều hoà kinh nguyệt cho các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang, các đối tượng thuộc chính sách ưu tiên và dân nghèo có đăng ký thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
- Cho phép bán rộng rãi các dụng cụ tránh thai để thuận tiện cho mọi đối tượng cần sử dụng.
Điểm tích cực: Cân bằng mức sinh giữa các tỉnh, TP trên toàn quốc, tiếp tục duy trì mức sinh thay thế, đồng thời kéo dài giai đoạn cơ cấu dân số vàng, cũng như ứng phó thực trạng và xu hướng già hóa dân số nhanh trong tương lai ở Việt Nam, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, linh hoạt trong chuyển đổi nghề, sản xuất nhiều của cải cho xã hội, tạo điều kiện để kinh tế tăng trưởng nhanh. Ðồng thời, đây là thời điểm để tích lũy nguồn lực, tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai và chuẩn bị các điều kiện để đương đầu với thách thức.
Điểm tiêu cực: Nguy cơ bùng nổ dân số, gánh nặng lên người trưởng thành gia tăng.