Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật. Xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh hiện đại, tạo thói quen cho hành khách tự giác lên xe tại bến xe hoặc các điểm dừng đỗ theo quy định. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe phải đưa vé khi đi xe. Thực hiện tốt “Văn hóa giao thông”.
Tạo các kênh thông tin, để hành khách kịp thời phản ánh đến các cơ quan chức năng những bất cập cũng như sai phạm của tổ chức, cá nhân hoạt động vận tải.
KẾT LUẬN
Từ thực tiễn diễn biến phức tạp của vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định ở nước ta nói chung và ở Yên Bái nói riêng, vấn đề quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định đang đặt ra một cách cấp bách, đặc biệt là ở tỉnh Yên Bái.
Chủ thể quản lý Nhà nước của chính quyền tỉnh đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước cấp tỉnh, thì Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Sở Giao thông vận tải có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Giao thông vận tải. Các đối tượng chịu sự quản lý bao gồm các tổ chức kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh bến xe, kinh doanh trạm dừng đỗ, kinh doanh các kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, các cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ vận tải như lái xe, nhân viên phục vụ... và hành khách đi xe.
Việc quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, là hoạt động thiết kế mục tiêu quản lý, căn cứ vào đó sử dụng các phương pháp quản lý thích hợp. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, thì mục tiêu quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định gồm ba mục tiêu lớn:
Mục tiêu thứ nhất, mục tiêu về chính trị, mục tiêu này hướng đến hai vấn đề chính là, quản lý để vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định chấp hành đúng các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước; Hai là, xây dựng hệ thống vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định rộng khắp trên địa bàn cả nước, từ vùng thấp đến vùng cao, từ nông thôn đến thành thị,
tạo ra môi trường để tăng cường giao lưu văn hóa- kinh tế xã hội, phân bổ lại nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Mục tiêu thứ hai, mục tiêu kinh tế. Mục tiêu này hướng đến các vấn đề như: một là tạo ra các khoản thu từ thuế của các doanh nghiệp vận tải đóng góp cho ngân sách Nhà nước; Hai là phát triển hệ thống vận tải hàng khách bằng ô tô theo tuyến cố định, để người dân, người lao động từ nơi này có thể dễ dàng di chuyển đến nơi khác làm việc, từ vùng thừa lao động đến vùng thiếu lao động làm việc, từ đó giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.
Mục tiêu ba, mục tiêu xã hội. Mục tiêu này hướng đến các vấn đề chính sau: Một là, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, phục vụ việc giao lưu văn hóa- kinh tế giữa các vùng, các cộng đồng dân cư; Hai là, thông qua việc phát triển các tuyến vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định đến khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn… để góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá xã hội các vùng này phát triển.
Căn cứ vào ba mục tiêu trên, quản lý Nhà nước đối với loại hình vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định có ba nhóm phương pháp quản lý sau: Nhóm công cụ tác động nhằm đạt mục tiêu chính trị; Nhóm công cụ tác động nhằm đạt mục tiêu về kinh tế; Nhóm công cụ tác động nhằm đạt mục tiêu về xã hội. Các nhóm phương pháp này chính là các công cụ để thực hiện quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.
Trên cơ sở lý luận về Quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, vận dụng vào xem xét thực trạng quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định tại tỉnh Yên Bái hiện nay, kết quả cho thấy các thực trạng: quy hoạch, và thực hiên quy hoạch vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính trong vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định; Thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô; công tác kiểm
định công cụ và trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.... Sở Giao thông tỉnh Yên Bái đều thực hiện rất tốt
Thông qua nghiên cứu công tác thanh tra, kiểm tra và các kết quả xử lý vi phạm về vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh những năm qua cũng cho thấy thực trạng, với sự hoạt động tuần tra kiểm soát và xử lý các vi phạm Luật giao thông của các lực lượng chức năng này, vấn đề vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định tại tỉnh hiện nay cơ bản đã khắc phục được tình trạng vi phạm Luật giao thông.
Trên cơ sở các diễn biến của những thực trạng trên, luận văn đưa ra ba nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay. Ba nhóm giải pháp này bao gồm:
Thứ nhất, các giải pháp về chính trị, đây là các giải pháp xây dựng và hoàn thiện các quy định quản lý theo pháp luật và đẩy mạng cải cách hành chính, nâng cao chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước;
Thứ hai, các giải pháp về kinh tế, đây là các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển và Lập kế hoạch, quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định;
Thứ ba, các giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông đường bộ, đây là các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ, tạo cơ sở cho phát triển vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định một cách ổn định và bền vững. Ngoài ra, Luật giao thông đường bộ cũng là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho các hoạt động quản lý Nhà nước với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, nên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông đường bộ cũng là vấn đề để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề này.
công tác quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay và tạo ra cơ sở cho sự phát triển vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định một cách ổn định và bền vững tại tỉnh.
NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
2. Bộ Giao thông Vận tải (2011), Thực trạng và Quy hoạch hạ tầng Giao thông Vận tải Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội;
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quyết định 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007, về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
4. Du long. https://dainganxanh.wordpress.com/ Tháng Sáu 13, 2013.. 5. GS.TS Nghiêm Văn Dĩnh (2003), Quản lý Nhà nước về Giao thông vận
tải đô thị, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội;
6. GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên); PGS.TS. Mai Văn Bưu (2008) , Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Luật doanh nghiệp, Luật số: 68/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014; 8. Luật giao thông, Luật số: 23/2008/QH12 ban hành ngày 13 tháng 11
năm 2008;
9. Lưu Việt Anh. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” , Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại Học Thái Nguyên, năm 2012.
10. Nghị định số: 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
11. Nghị định, Số: 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, ngày 24 tháng 02 năm 2017
12. Nguyễn Như Ý. Từ điển tiếng Việt thông dụng. Nxb Giáo dục. Hà Nội 1998 13. PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền; PGS.TS.Đoàn Thị Thu Hà; PGS-
TS.Đỗ Thị Hải Hà đồng chủ biên. Giáo trình “Quản lý học”. Nxb Kinh tế quốc dân; HN 2018.
14. PGS.TS.Nguyễn Trọng Cơ; PGS.TS.Nghiêm Thị Thà (đồng chủ biên) - Học viện Tài Chính (2017), Giáo trình Phân tích kinh tế , NXB Tài Chính, Hà Nội;
đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Nam” , Đại học Đà Nẵng, năm 2013. 17. TS Nguyễn Thanh Chương (2010), “Giải pháp nâng cao và Quản lý chất
lượng VTHK liên tỉnh bằng ô tô”, Tạp chí Giao thông vận tải, (3/2010); 18. TS Nguyễn Xuân Điền (chủ biên), Ths.Đỗ Công Nông, Ths.Lê Xuân
Đại- Học viện Tài Chính (2014), Giáo trình Quản trị học, NXB Tài Chính, Hà Nội;
19. TS. Bùi Tiến Hanh, TS Phạm Thị Hoàng Phương- Học viện Tài Chính,
Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài Chính, Hà Nội 2016.
20. Th.S Trần Thị Lan Hương (2006), Tổ chức và quản lý vận tải ô tô, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội;
21. ThS Nguyễn Xuân Nguyên (2010), “Thực trạng hoạt động của các HTX Giao thông vận tải đường bộ và định hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Giao thông vận tải, (12/2010);
22. Ths Trần Ngọc Hạnh (2011), “Về mô hình HTX vận tải trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta”, Tạp chí Giao thông vận tải, (12/2011);
23. Ths. Bùi Văn Quyết (chủ biên), TS.Nguyễn Đức Lợi, TS.Nguyễn Thị Thu Hương, TS.Phạm Văn Nhật, Ths.Trần Thanh Mai- Học viện Tài Chính (2010), Giáo trình Quản lí hành chính công, NXB Tài Chính, Hà Nội; 24. Thượng tá Trần Sơn (2009), “Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng
liên quan đến xe khách và xe tải đuờng dài, nguyên nhân và giải pháp”,