Định giá sản phẩm (Price)

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH (Trang 26 - 27)

2.1.Chiến lược định giá

Mục tiêu định giá: mở rộng thị trường giò chả hiện tại.

➢ Mức giá của các loại hình sản phẩm sẽ được định giá dựa trên sự khác biệt mà sản phẩm đem lại với mức giá trung bình của thị trường cộng thêm với giá trị tăng thêm do khách hàng cảm nhận về chất lượng sản phẩm. Công ty sẽ định giá các loại sản phẩm này với mức giá tương đương hoặc thấp hơn với phần lớn các cơ sở giò chả tại hiện nay ở Bình Dương.

Chiến lược điều chỉnh giá dựa vào những yếu tố sau :

➢ Định giá bán giá khác biệt vào dịp đặc biệt tết, ngày lễ, các mùa trong năm… Các mức giá khác vào những thời điểm nóng của các sản phẩm khi nó được tung ra trên thị trường cam kết dao động từ 5%-10%.

2.2 Tổng chi phí sản xuất: (thành phần, bao bì, khuyến mãi, quảng cáo,…)

➢ Nhà cung cấp đã tổng chi phí sản xuất, lợi nhuận và hỗ trợ chi phí quãng cáo, khuyến mãi: ~120.000 đồng – 600.000 đồng/kg

➢ Dream Food lấy lợi nhuận 40.000 đồng/kg bán ra 2.3 Định giá sản phẩm

➢ Định giá dựa trên chi phí

Là việc tính toán giá bán dựa trên các khoản phí sản xuất, phân phối và bán sản phẩm cộng với một tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng dành cho công sức bỏ ra với những rủi ro phải gánh chịu. Chi phí của một công ty chia thành hai loại: cố định và biến đổi.

VD:

◦ Chả lụa: 160.000 đồng/kg (giá bán) = 120.000 đồng/kg (giá thành) + 40.000 đồng/kg (lợi nhuận mong muốn)

◦ Giò thủ: 170.000 đồng/kg (giá bán) = 130.000 đồng/kg (giá thành) + 40.000/kg (lợi nhuận mong muốn)

◦ Chà bông: 640.000 đồng/kg (giá bán) = 600.000 đồng/kg (giá thành) + 40.000 đồng/kg (lợi nhuận mong muốn)

◦ Thịt nguội: 180.000 đồng/kg (giá bán) = 140.000 đồng/kg (giá thành) + 40.000 đồng/kg (lợi nhuận mong muốn)

26

◦ Lạp xưởng: 220.000 đồng/kg (giá bán) = 180.000 đồng/kg (giá thành) + 40.000 đồng/kg (lợi nhuận mong muốn)

➢ Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh

Định giá dựa vào cạnh tranh là một phương pháp định giá trong đó người bán đưa ra quyết định dựa trên giá của đối thủ cạnh tranh. Loại giá này nhằm đạt được thị phần có lợi nhất, chứ không nhất thiết phải hoàn toàn giống với giá của đối thủ cạnh tranh.

VD: Lạp xưởng (Vissan) 262.500 đồng/kg Lạp xưởng (Dream Food) 220.000 đồng/kg

CHIẾN LƯỢC “ ĐỊNH GIÁ THẤP”

Nhằm tăng doanh thu, tối ưu hóa lợi nhuận. Đưa ra mức giá phù hợp, cạnh tranh với đối thủ.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)