1.1. Thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng của chi cụcbảo vệ môi trường bảo vệ môi trường
1.1.1. Khái niệm và phân loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật
1.1.1.1. Khái niệm bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc (Quốc hội (2013)).
Bao gói thuốc BVTV là các loại bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV được thải bỏ trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bao gói thuốc BVTV bao giờ cũng còn tồn dư một phần thuốc BVTV. Do vậy, rác thải từ bao gói thuốc BVTV gây nhiều tác hại xấu đến môi trường như:
- Gây ô nhiễm nguồn nước, đất từ nguồn thuốc còn bám dính lại trên vỏ bao khuếch tán vào nước tưới, nước mưa bị rửa trôi xuống nước ngầm và nước mặt gây ô nhiễm trực tiếp hệ sinh thái.
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người do bị xây sát, thương tích khi tiếp xúc với bao bì, đặc biệt là các dạng chai thủy tinh.
- Gây ô nhiễm môi trường từ các dạng bao, túi hay các chất hữu cơ khó phân giải khác tích tụ lại do hầu hết các bao gói đều được làm từ nhựa tổng hợp (polyethylen) khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đất.
1.1.1.2. Phân loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Bao gói thuốc BVTV được chia làm 2 loại:
- Bao gói thuốc BVTV dạng vỏ chai thủy tinh: Trước đây, phần lớn vỏ bao gói là chai thủy tinh nhưng gần đây đã được thay thế bằng một phần lớn chai
nhựa và các túi Polyethylen; khối lượng bao gói thuốc BVTV dạng vỏ chai thủy tinh chiếm khoảng 15% tổng khối lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh; bao gói thuốc BVTV dạng vỏ chai thủy tinh không được thu gom ngoài tác hại của thuốc BVTV còn tồn dư trong vở chai thì còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người nông dân khi không may dẫm phải vỏ chai thuốc bằng thủy tinh bị vỡ.
- Bao gói thuốc BVTV dạng vỏ chai nhựa và vỏ bằng túi polyethylene: Bao gói thuốc BVTV dạng vỏ chai nhựa chiếm khoảng 70%, vỏ bằng túi polyethylene chiếm khoảng 15% tổng khối lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh. Đây là các hợp chất hữu khó phân hủy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, nước, không khí.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật của chi cục bảo vệ môi trường
1.1.2.1. Khái niệm thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật của chi cục bảo vệ môi trường
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (Chính phủ (2007)). Như vậy, thu gom bao gói thuốc BVTV của Chi cục Bảo vệ môi trường là hoạt động tiếp nhận, lưu giữ tạm thời bao gói thuốc BVTV của UBND cấp huyện tại kho lưu giữ bao gói thuốc BVTV cấp tỉnh.
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn (Chính phủ (2007)). Như vậy, xử lý bao gói thuốc BVTV của chi cục bảo vệ môi trường là quá trình lựa chọn đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV bằng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (công nghệ thiêu đốt nghiệt độ cao, xử lý sinh học, chôn lấp...) làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong bao gói thuốc BVTV.
Thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV của chi cục bảo vệ môi trường là hoạt động tiếp nhận, lưu giữ tạm thời bao gói thuốc BVTV của UBND cấp huyện tại kho lưu giữ bao gói thuốc BVTV cấp tỉnh; lựa chọn đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV bằng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (công nghệ thiêu đốt nghiệt độ cao, xử lý sinh học, chôn lấp...) làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong bao gói thuốc BVTV.
1.1.2.2. Đặc điểm thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng của chi cục bảo vệ môi trường
Xác định tần suất, thời gian, địa điểm phù hợp để tiếp nhận thu gom bao gói thuốc BVTV từ UBND cấp huyện: Số đợt thực hiện tiếp nhận/năm; thời gian, địa điểm cụ thể và phải thông báo cho UBND cấp huyện trước tối thiểu 10 ngày để UBND cấp huyện có đủ thời gian chuẩn bị thực hiện.
Xử lý triệt để bao gói thuốc BVTV đã thực hiện tiếp nhận thu gom, đảm bảo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành: Bao gói thuốc BVTV sau khi được tiếp nhận từ UBND cấp huyện phải được lưu giữ theo đúng quy định tại kho lưu chứa của tỉnh. 100% bao gói thuốc BVTV phải được đơn vị trúng thầu vận chuyển, xử lý đảm bảo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, không để phát tán gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí.
1.1.3. Các công nghệ xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật
1.1.3.1. Công nghệ xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới
- Phương pháp hấp phụ: Là việc sử dụng các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên hoặc các chất hấp phụ tổng hợp khác để hấp phụ các thuốc BVTV sau khi chúng được hoà tan vào nước. Các loại chất hấp phụ bao gồm: than hoạt tính, silicagel, nhựa tổng hợp có khả năng trao đổi ion, cacbon sunfua, than nâu, than bùn, than cốc, dolomit, cao lanh, tro và các dung dịch hấp phụ lỏng.
- Phương pháp oxy hoá khử: Có hai loại phản ứng oxy hoá khử là oxy hoá trong môi trường axit và oxy hoá trong môi trường kiềm. Mục đích của quá trình oxy hoá khử là dùng các chất có tính oxy hoá để phá vỡ một số liên kết nhất định, chuyển hoá chất có độc tính cao thành chất có độc tính thấp hơn hoặc không độc.
Các tác nhân oxy hóa thường được dùng là: Chlorine, Ozone, Potassium permanganate (KmnO4), Dihydro dioxit (H2O2).
- Phương pháp thuỷ phân: Để xử lý các bao gói chứa thuốc thuộc nhóm Lân hữu cơ, Carbamate và Pyrethroids bằng cách sử dụng Na2CO3 hoặc NaOH để xử lý thuốc khi đã hoà tan trong nước.
- Lò đốt nhiệt độ cao: Đây là một trong những công nghệ được nghiên cứu đầy đủ nhất và ứng dụng rộng rãi nhất ở nhiều nước đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển để tiêu huỷ nhiều loại thuốc và bao gói chứa các chất thuộc nhóm clo hữu cơ khó phân giải (POPs) như thuốc trừ sâu clo hữu cơ, PCBs, các loại chất nổ.
- Biện pháp bao vây, ngăn chặn cách ly, chôn lấp: Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp bao bì thuốc BVTV có lẫn thuốc clo hữu cơ bền vững như DDT hoặc sử dụng khi thuốc tồn đọng có chứa các kim loại nặng nguy hiểm.
- Xử lý sinh học: Sử dụng hệ VSV đặc hiệu để phân hủy các hoạt chất thuốc BVTV thành các chất không độc. Quá trình xử lý sinh học có thể diễn ra trong hai điều kiện là hiếu khí và hiếm khí, tùy từng điều kiện và chủng loại vỏ bao bì thuốc BVTV.
1.1.3.2. Một số công nghệ được áp dụng xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam
- Phương pháp dùng thiêu đốt trong lò ở nhiệt độ cao: Thiêu đốt là phương pháp phổ biến hiện nay tại Việt Nam để xử lý CTNH nói chung và bao gói thuốc BVTV nói riêng; đây là phương pháp được hầu hết các đơn vị xử lý CTNH được BỘ TN&MT cấp phép áp dụng. Đây là giai đoạn ôxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của ôxy trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển hoá thành khí và các thành phần không cháy được. Khí thải sinh ra trong quá trình thiêu đốt được làm sạch thoát ra ngoài môi trường không khí (phụ thuộc vào thành phần khí thải, các phương pháp xử lý phù hợp có thể được áp dụng như phương pháp hoá học (kết tủa, trung hoà, ôxy hoá…), phương pháp hoá lý (hấp thụ, hấp phụ, điện ly), phương pháp cơ học (lọc, lắng))…. Tro xỉ sau quá trình đốt được chôn lấp.
- Phương pháp chôn lấp: Ở nước ta, việc chôn lấp bao bì thuốc BVTV cũng đã được nghiên cứu ứng dụng ở nhiều cấp độ khác nhau ở hầu khắp các địa phương. Song, hầu hết đây là giải pháp tình thế. Phần nhiều là các bể xây xi măng chưa đảm bảo tiêu chuẩn chôn lấp thuốc BVTV (như ở Viện BVTV, tỉnh Nghệ An,....). Hầu hết các bao bì thuốc chôn lấp này cần phải xử lý triệt để bằng các phương pháp khác để tránh ô nhiễm ra môi trường.
1.2. Quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng của chi cục bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng của chi cục bảo vệ môi trường
Khái niệm “quản lý” dựa trên cơ sở các cách tiếp cận khác nhau sẽ được định nghĩa khác nhau, tại luận văn này tác giả tiếp cận một số khái niệm về “quản lý” từ một số tài liệu:
Theo Đỗ Hoàng Toàn (2004) đã đưa ra khái niệm quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường”.
Theo Đỗ Thị Hải Hà, Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2016) thì: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực, hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động”.
Thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV của Chi cục Bảo vệ môi trường là hoạt động tiếp nhận, lưu giữ tạm thời bao gói thuốc BVTV của UBND cấp huyện tại kho lưu giữ bao gói thuốc BVTV cấp tỉnh; lựa chọn đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV bằng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (công nghệ thiêu đốt nghiệt độ cao, xử lý sinh học, chôn lấp...) làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong bao gói thuốc BVTV.
Như vậy, quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng của chi cục bảo vệ môi trường là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động tiếp nhận, lưu giữ tạm thời bao gói thuốc BVTV của UBND cấp huyện tại kho
lưu giữ bao gói thuốc BVTV cấp tỉnh; lựa chọn đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV bằng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (công nghệ thiêu đốt nghiệt độ cao, xử lý sinh học, chôn lấp...) làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong bao gói thuốc BVTV.
Người thực hiện quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng là chi cục bảo vệ môi trường. Công việc quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng bao gồm các bước cụ thể sau đây:
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. - Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
- Bước 3: Kiểm tra thực hiện kế hoạch thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
1.2.2. Mục tiêu quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng của chi cục bảo vệ môi trường
- Nâng cao nhận thức của người dân về thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người sử dụng thuốc về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; thu gom, xử lý tiêu hủy bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời cũng đẩy mạnh tuyên truyền bằng cách lồng ghép vào các chương trình, dự án hoặc các buổi tập huấn mùa vụ; kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân lắp đặt pano, áp phích hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Tăng cường thời lượng phát các bản tin trên đài phát thanh, truyền hình của địa phương về sử dụng thuốc BVTV, công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
- Tăng khối lượng thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng: Khối lượng thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng là khối lượng bao gói thuốc BVTV tiếp nhận từ UBND cấp huyện. Như vậy, để tăng khối lượng thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng thì phải nâng cao hiệu quả thu gom bao gói thuốc BVTV của UBND cấp huyện.
- Tăng hiệu quả xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; xử lý đảm bảo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành: Thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch đảm bảo theo các quy định hiện hành để lựa chọn các đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV (được Bộ TN&MT cấp Giấy phép hành nghề quản lý CTNH, đồng thời phải đảm bảo xử lý được CTNH là bao gói thuốc BVTV).
- Nâng cao nhận thức của người dân về thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người sử dụng thuốc về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; thu gom, xử lý tiêu hủy bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời cũng đẩy mạnh tuyên truyền bằng cách lồng ghép vào các chương trình, dự án hoặc các buổi tập huấn mùa vụ; kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân lắp đặt pano, áp phích hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Tăng cường thời lượng phát các bản tin trên đài phát thanh, truyền hình của địa phương về sử dụng thuốc BVTV, công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
- Xử lý bao gói thuốc BVTV không gây ảnh hưởng tới môi trường hiện tại và tương lai: Bao gói thuốc BVTV sau khi được tiếp nhận từ UBND cấp huyện phải được lưu giữ theo đúng quy định tại kho lưu chứa của tỉnh. 100% bao gói thuốc BVTV phải được đơn vị trúng thầu vận chuyển, xử lý không để phát tán gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí.
1.2.3. Bộ máy quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng của chi cục bảo vệ môi trường
Bộ máy quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng của chi cục bảo vệ môi trường gồm có: Lãnh đạo chi cục (chi cục trưởng và các chi cục phó), các phòng thuộc chi cục bảo vệ môi trường (phòng tổng hợp và đánh giá tác động môi trường; phòng kiểm soát ô nhiễm); ngoài ra, trong quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, chi cục bảo vệ môi trường còn chịu sự chỉ đạo, quản lý của sở tài nguyên và môi trường và chịu ảnh hưởng, tác động của các phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện và các đơn vị vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV.
Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng của chi cục bảo vệ môi trường được thể hiện ở sơ đồ 1.1 sau:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng của chi cục bảo vệ môi trường