So sánh hiệu quả cây mía với cây trồng trên đất có thể trồng mía

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An ppt (Trang 62 - 63)

. Qua điều tra, trong toàn bộ chi phí trung gian thì phân HCVS là loại chi phí

2.2.2.5So sánh hiệu quả cây mía với cây trồng trên đất có thể trồng mía

Qua điều tra cho thấy bên cạnh cây trồng chính là mía, các hộ nông dân còn tiến hành trồng cây hoa màu trên đất có thể trồng mía. Điều này xuất phát từ việc sản xuất mía không hiệu quả nên một số nông dân đã chuyển đổi một phần đất trồng mía sang trồng Ngô. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều. để đánh giá đúng và xem xem xét việc chuyển đổi đất có hợp lý không, người nghiên cứu đã tiến hành điều tra và có sự so sánh như sau:

Ngô và mía là 2 loại cây trồng có thể tiến hành trên cùng một loại đất, theo điều tra thì một số nông hộ cho biết: “thứ nhất là họ trồng mía không có hiệu quả, thứ hai là việc chuyển đổi cây trồng theo họ là mang lại lợi nhuận cho họ nhiều hơn vì nếu trồng mía muốn có lãi thí phải tiến hành trồng trên diện tích lớn hơn”.

Bảng16: Chi phí sản xuất ngô (tính cho 1 sào)

STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

1 Giống 1000đ 30

2 Phân hóa học 1000đ 0

3 Phân hữu cơ 1000đ 50

4 Lao động (Tự có) 1000đ 140 5 Thuế đất 1000đ 0 6 Thuốc trừ sâu 1000đ 20 7 Chí phí khác 1000đ 6 8 Tổng chi phí 1000đ 246 9 Sản lượng kg 250 10 Giá bán đ/kg 3000 11 Doanh thu 1000đ 750 12 lãi 1000đ 504

(Nguồn: số liệu điều tra, 2010)

Bảng17: Kết quả và hiệu quả sản xuất mía so với ngô

Chỉ tiêu IC/sào GO/sào VA/sào GO/IC VA/IC (1000đ) (1000đ) (1000đ) Lần Lần

Ngô 106 750 644 7,0 6,1

Mía 759,34 1529,67 770,33 2,15 1,15

(Nguồn: số liệu điều tra, 2010 )

Qua bảng số liệu, ta thấy: BQ cứ một đồng chi phí sản xuất mía chỉ thu được 2,15 đồng GO và 1,15 đồng VA ( HQ ở đây chỉ xem xét trong năm 2009 ). Trong khi đó, do mức đầu tư sản xuất của Ngô thấp hơn mía nên HQ sản xuất của ngô cao hơn mía: cứ một đồng đầu tư sản xuất ngô ta thu được 6 đồng GO và 6 đồng VA. Tuy nhiên, cây mía lại đem lại kết quả sản xuất cao hơn, cứ một sào mía nông hộ thu được hơn 1529 nghìn đồng GO và 770 nghìn đồng VA. Mặt khác mía là loại cây trồng có tính hàng hóa rất cao, trong khi ngô thấp hơn và một phần phục vụ cho tiêu dùng và chăn nuôi trong gia đình. Trên địa bàn xã, trong quá trình sản xuất, một số hộ đã tiến hành trồng xen ngô với mía đã tiết kiêm được chi phí rất nhiều. Do vậy, thiết thấy việc chuyển đổi đất trồng mía sang trồng ngô là không cần thiết bởi nông hộ có thể tiến hành trồng xen hai loại này.để tiết kiệm chi phí.

Như vậy, mặc dù kết quả sản xuất mía đạt mức khá cao, tuy nhiên do chi phí đầu tư sản xuất mía lớn nên HQ sản xuất đem lại thấp hơn so với ngô. Chính vì vậy, đầu tư sản xuất một cách thích hợp đang là vấn đề được người dân quan tâm hiện nay, đòi hỏi việc vào cuộc và hỗ trợ của các cán bộ khuyến nông trong việc hướng dẫn kỹ thuật và đưa ra mức đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mía.

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An ppt (Trang 62 - 63)