Kiểu thanh nối chính

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng và thiết kế hàm khung cho bệnh nhân mất răng kennedy loại i và II (Trang 38 - 40)

4.2.1.1. Kiểu thanh nối chính hàm trên:

Với hàm mất răng Kennedy loại I và II về nguyên tắc thanh nối chính phải đảm bảo có độ cứng cao [13]. Các kiểu thanh nối chính hàm trên có độ cứng cao là: thanh khẩu cái kép, kiểu hình chữ U biến đổi hay bản khẩu cái kép, bản toàn diện. Trong 35 hàm khung được nghiên cứu, kiểu thanh nối chính bản khẩu cái được sử dụng nhiều nhất (61.54%) trong đó chủ yếu là bản khẩu cái hẹp. Bản khẩu cái kép hay kiểu hình chữ U biến đổi được sử dụng ít nhất (15.38%). Điều này có thể do đa phần BN trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi đều có số lượng mất răng hàm trờn ớt: Theo bảng 3.4, có tới

61.54% số hàm trên là chỉ mất dưới 4 răng, mà trong số đó đó có 50.00% hàm chỉ mất 1-2 răng. Chính vì vậynên sử dụng bản khẩu cái hẹp cũng vẫn có thể đảm bảo nâng đỡ mà lại ớt gõy vướng cho BN nhất. Trong nghiên cứu của Walid M [18], tác giả cũng thiết kế tới 19,39% kiểu bản khẩu cái hẹp. Tuy nhiên kiểu này có độ cứng hơi thấp nên trong nhiều trường hợp không được khuyên dùng cho mất răng Kennedy loại I và II. Thay vào đó, theo khuyến cáo của Lavere và Krol [14], thanh nối chính của hàm trên nên lựa chọn loại bản khẩu cái kép hay hình chữ U biến đổi để vừa đảm bảo độ cứng vừa ít

vướng cho bệnh nhân. Những trường hợp mất nhiều răng thì bản khẩu cái toàn diện là sự lựa chọn thích hợp vỡ nó có tác dụng ổn định và nâng đỡ hàm khung tốt. Kiểu hình chữ U, bản khẩu cái hẹp và thanh khẩu cái đơn chỉ nên thiết kế cho mất răng Kennedy loại II trong trong những trường hợp mất ít răng vỡ chỳng cú độ cứng không cao. Riêng thanh khẩu cái kộp cú độ dày lớn thỡ gây vướng nhiều và đã được các tác giả khuyên không nên dùng.

4.2.1.2. Kiểu thanh nối chính hàm dưới:

Kiểu thanh nối chính hàm dưới được chỉ định nhiều nhất là thanh lưỡi và thanh lưỡi kép (45.45%), chỉ có 9.09% BN được thiết kế bản lưỡi (bảng 3.13). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Walid M [18]: kiểu thanh lưỡi được thiết kế nhiều nhất với tỷ lệ 69.47%, chỉ có 28.76% là bản lưỡi. Vì thanh lưỡi có cấu trúc và thiết kế đơn giản, ít tiếp xúc với tổ chức miệng nhất, không tiếp xúc với răng cửa nờn khụng gõy mắc thức ăn hoặc mảng bám ở bề mặt răng. Chính vì vậy, kiểu này thường được chỉ định rộng rãi trừ khi dùng kiểu thanh nối khỏc cú ưu điểm hơn rõ rệt hoặc khi khoảng cách giữa bờ lợi và sàn miệng không đủ 8mm [4]. Trong những trường hợp cần tăng hiệu quả giữ gián tiếp hoặc khi BN có bệnh quanh răng có thể chỉ định thanh lưỡi kép. Thanh lưỡi kép có tác dụng nẹp các răng lại và phân chia đều lực lờn cỏc răng mà nó tiếp xúc. Cơ chế phân phối lực này không những khiến lực tác dụng lên từng răng được giảm mà đồng thời còn góp phần ổn định hàm khung. Thanh lưỡi kép có thể khắc phục nhược điểm của bản lưỡi là che phủ tổ chức phần mềm và răng nhiều, dễ gây viêm lợi và lắng đọng cao răng. Mặt khác, chính nhờ lợi và vùng quanh cổ răng không bị che phủ nên giúp cho BN có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn [4]. Về mặt thẩm mỹ, những trường hợp BN đã có phẫu thuật vùng quanh răng và BN có khe giữa các răng rộng có thể lộ kim loại khi dùng bản lưỡi thì thanh lưỡi kép tỏ ra thích hợp hơn. Tuy nhiên, những trường hợp khoảng cách từ sàn miệng đến bờ lợi dưới 8mm, phanh lưỡi bám cao hoặc khi có lồi cứng không thể phẫu thuật thì chỉ có thể thiết kế được bản lưỡi. Đây cũng là kiểu thanh nối chính

hàm dưới cứng nhất, có tác dụng ổn định hàm giả tốt, nhất là khi sống hàm tiêu nhiều. So với thanh lưỡi và thanh lưỡi kép, bản lưỡi làm cho BN có cảm giác ít bị vướng lưỡi và dễ phát âm hơn. Vì những ưu điểm như vậy nên khi chọn giữa thanh lưỡi kép với bản lưỡi cần phải cân nhắc tùy theo điều kiện thực tế lâm sàng. Riêng kiểu thanh môi do ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và gây vướng nhiều nên không được chỉ định trừ khi không thể thiết kế bất cứ loại thanh nối nào khác thay thế [4].

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng và thiết kế hàm khung cho bệnh nhân mất răng kennedy loại i và II (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)