Tình trạng các răng được chọn làm răng trụ để đặt móc

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng và thiết kế hàm khung cho bệnh nhân mất răng kennedy loại i và II (Trang 37 - 38)

- Các răng trụ lý tưởng để đặt móc phải có tổ chức cứng và vùng quanh răng lành mạnh. Tuy nhiên, các BN mất răng lại thường do hai nguyên nhân chính là viêm quanh răng và sâu răng nên các răng trụ khó đạt đầy đủ tiêu chí một cách lý tưởng. Những trường hợp răng trụ không được tốt, hàm khung cần được thiết kế để giảm tối đa lực tác dụng lên răng trụ bằng cách phân phối lực lờn cỏc tổ chức nâng đỡ khác.

- Theo bảng 3.7, tỷ lệ các răng trụ có tổ chức cứng bình thường (44.33%) và các răng trụ có tổn thương mòn cổ răng (40.21%) có sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (với p<0.05). Các răng trụ có tổ chức vùng quanh răng bình thường cũng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nhóm răng trụ cú viờm quanh răng (chiếm tới 53.61%) (theo bảng 3.8). Điều này có thể được lý giải bởi phần lớn BN trong mẫu nghiên cứu này đều thuộc nhóm tuổi cao nờn mũn cổ răng và bệnh lý vùng quanh răng là những tổn thương thường gặp.

- Thêm vào đó, độ lung lay cũng là một trong những tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá tình trạng các răng trụ. Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: Nhóm răng trụ n1 có tỷ lệ răng không lung lay (65.31%) thấp hơn so với các răng trụ nhóm n2 (66.67%) và n3 (81.82%). Nhóm bệnh nhân tuổi cao có nhiều răng trụ lung lay hơn so với nhóm BN trẻ tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ răng trụ không lung lay vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn răng trụ lung lay độ 1 ở cả ba nhóm tuổi.

Các răng trụ được lựa chọn đặt móc và tựa nếu có tổn thương tổ chức cứng hoặc bệnh lý quanh răng đều cần được chụp XQ và phải được điều trị ổn định trước khi làm hàm khung.

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng và thiết kế hàm khung cho bệnh nhân mất răng kennedy loại i và II (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)