Biểu đồ 3.3 : Dư nợ cho vay bán lẻ KHCN tại ABBANK năm 2015 (Đvt: Tỷ
đồng)
Có thể nói, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều vấn đề thay đổi phức tạp như hiện nay, với những kết quả của ABBANK đạt được trong thời gian qua là bằng biểu hiện sự quyết tâm và nhất trí cao của Ban Lãnh đạo Ngân
rủi ro tín dụng tiềm ẩn về tăng trưởng tín dụng, sự cần thiết phải từng bước hoàn thiện một hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng.
3.3. Thực trạng hệ thống XHTD nội bộ của ABBANK
Hệ thống XHTD nội bộ của ABBANK xây dựng và vận hành theo Quyết định nội bộ số 100-2/QĐ-HĐQT.14 ngày 01/6/2014 của ABBANK “V/v Ban hành hệ thống XHTD nội bộ”. Hiện tại, ABBANK đang áp dụng hệ thống XHTD nội bộ cho 03 đối tượng khách hàng là KHCN (bao gồm cá nhân vay tiêu dùng và cá nhân vay sản xuất kinh doanh), KHDNvà khách hàng ĐCTC. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài như đã trình bày, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ thống XHTD nội
bộ cho KHCN vay tiêu dùng, mô hình XHTD nội bộ của ABBANK đượctư vấn bởi
các chuyên gia Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y).
3.3.1. Mô hình XHTD nội bộ của KHCN vay tiêu dùng của ABBANK
Là mô hình XHTD nội bộ cho KHCN vay tiêu dùng tại ABBANK, được
chia thành hai nhóm chỉ tiêu đánh giá đó là nhóm chỉ tiêu về thân nhân và nhóm chỉ
tiêu về khả năng nợ/mối quan hệ với ngân hàng. Trong đó, nhóm thân nhân người
vay chiếm tỷ trọng 40% là mô tả các tiêu chí đánh giá về nhân thân người vay như
tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập … Và nhóm khả năng trả nợ vay/quan hệ ngân hàng chiếm tỷ trọng 60%, là mô tả các chỉ tiêu đánh giá về khả năng tài chính và uy tín trả nợ của KH như tình hình trả nợ gốc và lãi, tỷ trọng mức trả nợ trên tổng thu
nhập và các dịch vụ ngân hàng đang sử dụng.
Các mức điểm đánh giá thông thường được chia theo 5 mức đánh giá với thang điểm là : 0 ; 25 ; 50 ; 75 ;100. Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá thường được
sắp xếp theo tính chất quan trọng của mỗi chỉ tiêu cụ thể và có khả năng ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm cao hay thấp của một khách hàng.
3.3.2. Nguyên tắc XHTD nội bộ đối với KHCN vay tiêu dùng
- Tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng với ABBANK đều phải được đánh giá và xếp hạng trên hệ thống XHTD nội bộ và việc xếp hạng được thực hiện theo định lượng (chấm điểm theo các chỉ số có thể tính toán trực tiếp từ dữ liệu tài chính, chứng từ của khách hàng) và định tính (đánh giá tất cả các mặt phi tài chính
của khách hàng). Việc thu thập chấm điểm và xác định kết quả xếp hạng phải dựa
trên các báo cáo, số liệu, chứng từ, các dẫn chứng, thông tin xác thực về khách hàng
để đánh giá năng lực của khách hàng, (Sổ tay hướng dẫn XHTD NB của ABBANK, 2014).
- Việc chia tỷ trọng trong chấm điểm xếp hạng KHCN vay tiêu dùng được
phân theo khách hàng cũ, khách hàng mới. Khách hàng cũ là khách hàng đã và đang
quan hệ tín dụng với ABBANK và không có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng
trên 6 tháng. Còn khách hàng mới là khách hàng trước đây chưa từng có quan hệ tín
dụng với ABBANK hoặc có mối quan hệ tín dụng nhưng chưa đến kỳ hạn trả nợ
gốc/lãi đầu tiên, (Sổ tay hướng dẫn XHTD NB của ABBANK, 2014).
3.3.3. Mức XHTD nội bộ của ABBANK cho một khách hàng vay
Căn cứ vào tổng điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân vào một trong 10
mức xếp hạng tín dụng (từ AAA đến D) theo Bảng 3.5dưới đây :
Bảng 3.5 : Bảng phân loại mức xếp hạng tín dụng cho khách hàng
STT Mức
xếp
hạng
Ý nghĩa Phân loại nợ
1 AAA Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất.
Khả năng hoàn trả nợ vay của KH được xếp
hạng là đặc biệt tốt.
Đủ tiêu chuẩn
2 AA KH được xếp hạng này có năng lực trả nợ
không kém nhiều so với KH được xếp hạng
cao nhất. Khả năng hoàn trả nợ của KH được
xếp hạng này là tốt.
Đủ tiêu chuẩn
3 A KH được xếp hạng này có thể có khả năng
chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên
ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các KH vẫn được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng
trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.
4 BBB KH xếp hạng này có các chỉ số cho thấy KH
hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các
khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất
lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm
khả năng trả nợ của KH.
Cần chú ý
5 BB KH xếp hạng này ít có nguy cơ mất khả năng
trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên,
các KH này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro
tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện
kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy
giảm khả năng trả nợ của KH.
Cần chú ý
6 B KH xếp hạng này có nhiều nguy cơ mất khả năng hoàn trả nợ hơn các KH nhóm BB. Tuy
nhiên, hiện thời KH vẫn có khả năng hoàn trả
nợ vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến năng
lực hoặc thiện chí trả nợ của KH.
Dưới tiêu chuẩn
7 CCC KH xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm
khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của KH phụ
thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh
doanh, tài chính, kinh tế. Trong trường hợp có
các yếu tố bất lợi xảy ra, KH có khả năng
không trả được nợ.
Dưới tiêu chuẩn
8 CC KH xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm
nhiều về khả năng trả nợ.
Dưới tiêu chuẩn
9 C KH xếp hạng này trong trường hợp đã thực
hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động
thái tương tự nhưng việc trả nợ của KH vẫn đang được duy trì
10 D KH xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra;
không xếp hạng D cho KH mà việc mất khả năng năng trả nợ mới chỉ là dự kiến.
Có khả năng
mất vốn
(Nguồn ABBANK)
3.3.4. Quy trình XHTD nội bộ đối với KHCN vay tiêu dùng.
Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN vay tiêu dùng được thực
hiện qua 9 bước theo Biểuđồ 3.4 sau (Nguồn:Quyết định số 100-2/QĐ-HĐQT.14
“V/v Ban hành hệ thống XHTD nội bộ của ABBANK”:
Biểu đồ 3.4 :Quy trình chấm điểm và xếp hạng cho KHCN vay tiêu dùng
ABBANK Khách hàng Sản phẩm tín dụng Chỉ tiêu định tính TỔNG HỢP ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG KẾT QUẢ MỨC XẾP HẠNG AAA AA A BBB BB B CCC CC C D Chỉ tiêu định lượng
Bước 1 : Thu thập thông tin
CBTD tiến hành thu thập, điều tra và tổng hợp các thông tin về khách hàng từ các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, phỏng vấn trực tiếp, đi thực địa và các nguồn thông tin khác.
Bước 2 : Chấm hệ số rủi ro của sản phẩm tín dụng
CBTD tiến hành thu thập và đánh giá, lựa chọn các thông tin của khách
hàng và phân loại vào sản phẩm tín dụng phù hợp, cụ thể bảng phân hệ số rủi ro của
các sản phẩm tín dụng như sau :
Bảng 3.6 : Bảng hệ số rủi ro của các sản phẩm tín dụng cá nhân ABBANK
STT Sản phẩm tín dụng Hệ số rủi
ro
1 Cho vay mua nhà, nền nhà 97%
2 Cho vay mua nhà, nền nhà tại các dự án quy hoạch khu dân cư,
khu thương mại
98%
3 Cho vay tiêu dùng 98%
4 Cho vay mua xe hơi trả góp 98%
5 Cho vay du học 99%
6 Cho vay SXKD, dịch vụ và đời sống 97%
7 Cho vay cầm cố chứng khoán có giá 100%
8 Cho vay góp vốn kinh doanh 95%
9 Cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản 95%
(Nguồn : ABBANK)
Bước 3 : Chấm điểm các thông tin về thân nhân, gồm 11 chỉ tiêu sau :
Tuổi tác, trình độ học vấn, lý lịch tư pháp, tình trạng sức khỏe, tình trạng chỗ ở, đánh giá của cán bộ tín dụng về gia cảnh khách hàng so với mức chung của vùng, thời gian lưu trú trên địa bàn hiện tại, tình trạng hôn nhân, số người trực tiếp phụ
thuộc về kinh tế vào người vay, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc về kinh tế vào người vay, tình trạng thân nhân của người vay (bố, mẹ, vợ/chồng, con …) trong
chỉ tiêu về thông tin khách hàng của ABBANK cũng tương đối khá đầy đủ, phản
ánh toàn diện các mặt về lịch sử nhân thân của khách hàng.
Bước 4 : Chấm điểm thông tin về khả năng trả nợ, gồm 19 chỉ tiêu :
Loại hình cơ quan công tác; triển vọng phát triển của doanh nghiệp người vay đang công tác; thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên môn hiện tại; thời gian
làm công việc hiện tại; rủi ro nghề nghiệp (thất nghiệp, tai nạn nghề nghiệp … );
tính chất của công việc hiện tại; hình thức thanh toán lương hoặc thu nhập khác;
hình thức hợp động lao động; đánh giá uy tín của người vay trong doanh nghiệp;
quan hệ của khách hàng đối với các tổ chức và cá nhân khác; tổng thu nhập hàng tháng của người vay và người đồng tài trợ; mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng của người vay; tỷ lệ giữa thu nhập ròng ổn định và số tiền phải trả trong kỳ theo kế
hoạch trả nợ; tỷ lệ giữa nguồn trả nợ và tổng số tiền phải trả; đánh giá của cán bộ
chấm điểm về khả năng trả nợ của khách hàng; tổng thu nhập của người thân (bố,
mẹ, vợ/chồng, con) có khả năng trả nợ thay và tính hình trả gốc và lãi của các
TCTD khác trong 12 tháng qua (kể từ thời điểm đánh giá); dự báo ảnh hưởng của thay đổi chính sách Nhà nước đến thu nhập của KH; dự báo tác động cạnh tranh
trong ngành nghề; dự báo khả năng hội nhập quốc tế của khách hàng trong thời
gian tới.
Bước 5 : Chấm điểm các thông tin về quan hệ với ABBANK (áp dụng đối
với khách hàng cũ), gồm 7 chỉ tiêu sau:
Số lần cơ cấu lại nợ và chuyển nợ quá hạn tại ABBANK (bao gồm gốc
và/hoặc lãi) trong 12 tháng vừa qua, tỷ trọng nợ (gốc, lãi) cơ cấu lại trên tổng dư nợ
tại ABBANK thời điểm đánh giá, tình hình nợ quá hạn tại ABBANK của dư nợ
hiện tại, tình hình trả nợ của khách hàng theo lịch sau khi đã điều chỉnh (nếu có), tỷ
trọng tiền gửi tiết kiệm tại ABBANK bình quân so với dư nợ bình quân trong vòng 6 tháng qua, sử dụng các dịch vụ khác của ABBANK, thời gian quan hệ với
ABBANK.
Bước 6 : Chấm điểm thông tin về phương án kinh doanh của khách hàng : Chỉ áp dụng đối với KHCN vay sản xuất kinh doanh.