Kết quả chấm điểm của từng nhóm chỉ tiêu sẽ nhân với tỷ trọng từng nhóm chỉ tiêu đó để ra kết quả tổng hợp về XHTD. Tổng hợp điểm : Điểm của cá nhân = Hệ số rủi ro của sản phẩm tín dụng x Điểm chỉ tiêu về thân nhân + Điểm chỉ tiêu về khả năng trả nợ + Điểm quan hệ với ABBANK + Điểm phương án kinh doanh Bảng 3.7 : Bảng tính tỷ trọng điểm số của từng KHCN. Các nhóm chỉ tiêu Khách hàng cũ Khách hàng mới Vay tiêu dùng Vay kinh doanh Vay tiêu dùng Vay kinh doanh
Thông tin về thân nhân 15% 15% 40% 30%
Khả năng trả nợ 40% 30% 60% 45%
Quan hệ với ABBANK 45% 45% 0% 0%
Phương án kinh doanh 0% 10% 0% 25%
Tổng cộng : 100% 100% 100% 100%
(Nguồn : ABBANK)
Dựa vào tổng điểm đạt được, khách hàng được xếp vào một trong 10 hạng theo thang điểm ở Bảng 3.8sau đây :
Bảng 3.8 : Bảng điểm XHTD nội bộ của KHCN.
Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro
90 ≤ X ≤ 100 AAA Rủi ro thấp
80 ≤ X < 90 AA Rủi ro thấp
70 ≤ X < 80 A Rủi ro thấp
60 ≤ X < 65 BB Rủi ro trung bình 55 ≤ X < 60 B Rủi ro cao 50 ≤ X < 55 CCC Rủi ro cao 45 ≤ X < 50 CC Rủi ro cao 40 ≤ X < 45 C Rủi ro cao Nhỏ hơn 40 D Rủi ro cao
X : là tổng điểm xếp hạng đạt được của một khách hàng.
(Nguồn : ABBANK)
Bước 8 : Chấm điểm đánh giá tài sản đảm bảo.
CBTD chấm điểm TSĐB trên hệ thống và dựa trên đánh giá 5 chỉ tiêu về
TSĐB tại Bảng 3.11 dưới đây để xếp hạng. Mục đích đánh giá TSĐB là xác định
giá trị tài sản đảm bảo được chấp nhận để trích lập dự phòng cụ thể và xác định độ/mạnh yếu của từng TSĐB để ra quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng.
Bảng 3.9 : Bảng đánh giá tỷ trọng xếp hạng vềTSĐB. Tỷ lệ khấu trừ theo từng loại TSĐB Sự đầy đủ của hồ sơ pháp lý Tỷ lệ hoàn thành của TSĐB
Xu hướng giảm giá trị
trong 12 tháng theo đánh giá của cán bộ chấm điểm Tính khả mại của TSĐB Tỷ trọng giá trị TSĐB/dư nợ Xếp loại Đánh giá >100% A Mạnh 70% -100% B Khá 30% -70% C Trung bình <30% D Thấp (Nguồn ABBANK)
Đây là bước cuối cùng của quy trình chấm điểm và XHTD. Sau khi hoàn tất
việc chấm điểm và XHTD, CBTD chuyển hồ sơ XHTD khách hàng cho cấp kiểm
soát thực hiện kiểm soát và trình Lãnh đạo phê duyệt kết quả. Trường hợp ý kiến về
kết quả chấm điểm và xếp hạng thống nhất nhau thì CBTD dùng kết quả đó trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng, trường hợp ý kiến về kết quả chấm điểm và xếp hạng không thống nhất nhau thì CBTD trình kết quả lên Giám Đốc chi
nhánh/Sở Giao dịch quyết định và quyết định của Giám đốc CN/SGD là quyết định
cuối cùng để thực hiện. CBTD in tất cả các kết quả phê duyệt (bao gồm cả kết quả
từ chối) và lưu hồ sơ tín dụng theo quy định.
Bảng 3.10 : Bảng ma trận kết quả xếp hạng và đánh giá TSĐB.
Xếp loại KH
Đánh giá
tài sản đảm bảo
AAA AA A BBB BB B CCC CC C D
Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao
A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối B (Khá) Tốt Trung bình Từ chối B (Trung bình) Tốt Trung bình C (Thấp) Trung bình Trung bình/Từ chối (Nguồn ABBANK)
3.4. Những thành tựu và hạn chế về hệ thống XHTD nội bộ đối với KHCN vay
tiêu dùng của ABBANK
3.4.1. Những thành tựu đạt được
- Hệ thống XHTD nội bộ của ABBANK hiện nay tuy chưa hoàn thiện về các
tiêu chuẩn đặt ra theo Hiệp ước Basel II, nhưng về cơ bản nó được xây dựng đầy đủ
các yếu tố trọng yếu để tạo ra một kết quả xếp hạng tín dụng phản ảnhtương đối về
thiếu trong các quyết định cấp tín dụng, kiểm soát tín dụng và trích lập dự phòng rủi
ro trong hoạt động kinh doanh của ABBANK .
- Kết quả XHTD nội bộ khách hàng giúp ABBANK phân loại được đối tượng khách hàng giao dịch, giúp cho Lãnh đạo ABBANK có cái nhìn tổng quan về
khách hàng cần giao dịch, từ đó đưa ra chính sách tín dụng phù hợp với từng khách
hàng, mạnh dạn mở rộng đối tượng phục vụ hay thu hẹp đối tượng phục vụ.
- Kết quả XHTD nội bộ khách hàng là cơ sở quan trọng để ABBANK có
chính sách giám sát, quản lý một cách chặt chẽ đối với những khoản tín dụng có vấn đề, từ đó phân vào các nhóm nợ phù hợp để có biện pháp xử lý rủi ro kịp thời.
Đây là những thành tựu tiến bộ đạt được của ABBANK về hệ thống XHTD
nội bộ áp dụng hiện tại.
3.4.2. Những hạn chế.
- Hệ thống XHTD nội bộ của ABBANK hiện nay có mang nặng đánh giá định tính, nghĩa là xếp hạng theo phương pháp chuyên gia, việc lựa chọn chỉ tiêu, trọng số hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của chuyên gia.
- Một số chỉ tiêu có tính trùng lặp về nội dung như “Tỷ lệ thu nhập ròng ổn định và số tiền phải trả trong kỳ (gốc và lãi) theo kế hoạch trả nợ áp dụng với gốc
trả định kỳ” lặp lại với “Tỷ lệ giữa nguồn trả nợ và tổng số tiền phải trả (gốc và
lãi) áp dụng với gốc trả định kỳ”, hoặc với chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm đánh giá” trùng với chỉ tiêu “Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại”.
- Một số chỉ tiêu chấm điểm về nhóm khả năng trả nợ có tính chất là khảo sát hơn là ước lượng bằng số hóa, làm cho CBTD dễ bị nhầm lẫn khi chấm điểm hay bỏ qua các chỉ tiêu này. Kết quả điểm số sẽ tăng lên, nếu chấm trùng lắp hoặc có thể
giảm đi khi bỏ qua các chỉ tiêu này.
- Sản phẩm tín dụng cá nhân áp dụng cho mô hình chấm điểm chưa đa dạng,
một sản phẩm đại diện cho nhiều mục đích vay tương ứng, ví dụ cho vay CBNV
của ABBANK có thể áp dụng cho nhóm sản phẩm cho vay CBNV của doanh
thiết bị gia đình sẽ đưa hết vào cho vay tiêu dùng, hoặc các hình thức cho vay bảo
lãnh cá nhân không có sản phẩm cụ thể để đưa vào xếp hạng.
- Nhiều kết quả XHTD cho KHCN còn nhiều bất cập, nếu một khách hàng có nhiều TSĐB tốt, thuộc sở hữu của chính khách hàng, thì điểm số xếp hạng với
trọng số sẽ cao hơn so với khách hàng có ít tài sản, vì vậy kết quả XHTD phản ảnh chưa đúng thực trạng khách hàng giao dịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 này, tác giả đã giới thiệu sơ bộ về quá trình hình thành và phát triển ABBANK, những thành tựu phát triển nổi bật của ABBANK và thực
trạng hoạt động kinh doanh của ABBANK trong thời gian gần đây, bên cạnh đó tác giả nêu ra thực trạng về hệ thống XHTD nội bộ của ABBANK đang áp dụng, những
thành tựu đạt điểm của hệ thồng XHTD nội bộ hiện tại và bên cạnh vẫn còn những
hạn chế cần phải khắc phục, từ đó làm cơ sở đề xuất hoàn thiện mô hình XHTD nội
bộ của ABBANK theo hướng tiếp cận mới mà tác giả sẽ giới thiệu tiếp theo ở chương 4.
CHƯƠNG 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH XHTD, KẾT QUẢ MÔ HÌNH
XHTD NỘI BỘ TẠI ABBANK
4.1. Cơ sở lý thuyết về mô hình XHTD nội bộ.
Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ trong chương này là một mô hình thống kê toán học, mô tả bằng cách sử dụng một tập các biến độc lập và biến phụ thuộc theo
một hàm số cụ thể nhằm thiết lập mối quan hệ phụ thuộc giữa các biến đó với nhau.
Giá trị của các biến là tùy vào ứng dụng có thể là giá trị thực hay giá trị chuỗi và đại
diện cho một thuộc tính nào đó của hệ thống XHTD nội bộ.
Trong luận văn này, tác giả dùng mô hình hồi quy kinh tế lượngđể phân tích
mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y (kết quả tổng điểm của khách hàng) và các biến
giải thích X (điểm số của mỗi chỉ tiêu chấm điểm trong hệ thống XHTD nội bộ), từ đó xác định được các biến độc lập có ý nghĩa giải thích cho biến Y thông qua việc
thống kê các biến có chỉ số P-value <5% (nghĩa là độ tin cậy 95%), khi xem xét mối tương quan của từng nhóm chỉ tiêu đối với kết quả chấm điểm đã có từ mô hình hệ
thống, tìm kiếm một số biến giải thích trong số 35 biến để xác định kết quả chấm điểm của mỗi khách hàng. Mô hình hồi quy được thiết lập có dạng như sau :
Yi = ß1+ Σni = 1ßi.Xi + Ui
Trong đó :
Y : Tổng điểm cho mỗi khách hàng được xếp hạng (Scoring)
Xi : Số điểm cho mỗi chỉ tiêu
ß1 : Hệ số chặn
ßi : Hệ số góc
U : Sai số ngẫu nhiên
i : Số chỉ tiêu (nhận giá trị từ 1 đến n)
Biến phụ thuộc Y là đại lượng ngẫu nhiên, có quy luật phân bố xác suất, các
biến độc lập Xi không phải là biến ngẫu nhiên, giá trị của chúng đã được cho trước.
- Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc (điểm số của mỗi khách
hàng) với giá trị đã cho trước của các biến độc lập (điểm số của các chỉ tiêu tương ứng với mỗi khách hàng).
- Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc
- Dự đoán giá trị trung bình biến phụ thuộc khi biết giá trị của các biến độc
lập.
4.2. Đề xuất xây dựng mô hình XHTD nội bộ tại ABBANK
Trong bộ chỉ tiêu XHTD nội bộ của ABBANK có tổng cộng 35 chỉ tiêu đánh
giá cho một KHCN, việc CBTD phải rà soát hết 35 chỉ tiêu này (chưa kể các chỉ tiêu đánh giá về TSĐB) là công việc khá vất vả và tốn kém thời gian xếp hạng. Do
vậy, để tiết kiệm thời gian chấm điểm, đảm bảo chất lượng công việc chuyên môn, tác giả đề xuất thiết kế mô hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
chạy trên phần mềm Stata để xác định mối quan hệ ảnh hưởng giữa các biến độc lập là điểm số của các chỉ tiêu với tổng điểm (Scoring) của một khách hàng vay.
- Đề xuất thiết kế của mô hình này theo phương pháp bình phương nhỏ nhất
(OLS) theo dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian để chạy mô hình thực nghiệm,
xem các hiện tượng đa cộng tuyến của các biến, phương sai sai số thay đổi, từ đó xác định mức ý nghĩa của mô hình nghiên cứu và ý nghĩa từng biến của mô hình
- Cơ sở để lựa chọn mô hình và các biến là căn cứ dữ liệu mô hình XHTD nội bộ hiện tại của ABBANK, tác giả đã thiết kế 10 mô hình hồi quy riêng lẻ nhằm xác định một bộ chỉ tiêu rút gọn áp dụng cho tất các các KHCN vay tiêu dùng của
ABBANK.
- Các biến được lựa chọn trong mô hình là các chỉ tiêu trọng yếu có ý nghĩa tác động lên kết quả XHTD, mỗi một điểm số của chỉ tiêu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng, hơn nữa các chỉ tiêu trọng yếu đã được số hóa từ kết quả mô hình hồi quy, nên việc chấm điểm đúng bản chất sẽ cho ra tổng điểm hoàn toàn khách quan, vì vậy bộ chỉ tiêu rút gọn có ảnh hưởng nhất định đến kết quả XHTD
đối với KHCN vay tiêu dùng của ABBANK .
4.3. Cách tiếp cận mô hình.
Theo sản phẩm xếp hạng của KHCN được chia thành 9 mục đích vay chính trong hoạt động cấp tín dụng của ABBANK Bảng 4.1 dưới đây :
Bảng 4.1 : Sản phẩm tín dụng và tỷ trọng dư nợ theo mục đích vay của KHCN
STT SẢN PHẨM TÍN DỤNG
Tỷ trọng cho
vay
01 Cho vay mua nhà, nền nhà 6.32%
02
Cho vay mua nhà, nền nhà tại các dự án quy hoạch khu dân
cư, khu thương mại 7.16%
03 Cho vay tiêu dùng 42.47%
04 Cho vay mua xe ô tô trả góp 12.38%
05 Cho vay du học 0.05%
06 Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống 12.05%
07 Cho vay cầm cố chứng từ có giá 0.05%
08 Cho vay góp vốn kinh doanh 10.55%
09 Cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản 8.97%
TỔNG CỘNG: 100.00%
(Nguồn ABBANK, tác giả tổng hợp)
Từ bảng 4.1 trên cho thấy số liệu thông kê tỷ trọng dư nợ của toàn hàng đến
ngày 31/12/2015 theo 9 nhóm mục đích vay, được tập trung chủ yếu ở 2 nhóm mục đích có tỷ trọng dư nợ cao nhất là cho vay tiêu dùng và cho vay mua xe ô tô trả góp
(chiếm 42,47% và 12,38%), điều này cho thấy phù hợp với mục tiêu định hướng
phát triển bán lẻ của ABBANK.
Trong hệ thống XHTD nội bộ của ABBANK, chỉ tiêu định tính và định lượng
của KHCN vay tiêu dùng và KHCN vay kinh doanh đều giống nhau (bao gồm KH
vay mới và KH vay cũ) được áp dụng chung cho các mục đích vay, riêng KHCN vay kinh doanh có thêm nhóm chỉ tiêu phương án kinh doanh. Do tính tương tự trong phương pháp nghiên cứu, vì vậy tác giả chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu các
chỉ tiêu của KHCN vay tiêu dùng liên quan đến 2 mục đích là vay tiêu dùng và vay mua xe ô tô trả góp do chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong tổng dư nợ của Khối
4.4. Phương pháp chọn mẫu
Về cơ bản, bộ chỉ tiêu áp dụng cho các mục đích vay của KHCN đều tương đồng nhau, để thuận tiện trong công việc thống kê của đề tài, tác giả quy ước tên gọi
của các biến theo cùng một nhóm chỉ tiêu như nhóm chỉ tiêu về nhân thân gồm 11
chỉ tiêu, quy ước viết tắt từ NT1 – NT11 (Bảng 4.2) ; Nhóm chỉ tiêu khả năng trả
nợ gồm 17 chỉ tiêu, quy ước : KN1 – KN17 (Bảng 4.3); Nhóm chỉ tiêu quan hệ với
ABBANK gồm 7 chỉ tiêu, quy ước QH1 – QH7 (Bảng 4.4).
Bảng 4.2: Bảng quy ước ký hiệu về nhóm chỉ tiêu về thân nhân của KHCN
STT DIỂN GIẢI KÝ HIỆU 01 Tuổi NT1 02 Trình độ học vấn NT2 03 Lý lịch tư pháp NT3 04 Tình trạng sức khỏe NT4 05 Tình trạng chỗ ở hiện tại NT5 06
Đánh giá của cán bộ tín dụng về gia cảnh KH so với mức chung của
vùng miền NT6
07 Thời gian lưu trú trên địa bàn hiện tại NT7
08 Tình trạng hôn nhân NT8
09 Số người trực tiếp phụ thuộc về kinh tế vào người vay NT9 10
Tình trạng thân nhân của người thân (bố, mẹ, vợ/chồng, con) trong gia
đình NT10
11
Giá trị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (ABBANK là người thụ hưởng)
so với tổng dư nợ NT11
Bảng 4.3 : Bảng quy ước ký hiệu về nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ của KHCN
STT DIỂN GIẢI
Ký hiệu
quy ước
01 Loại hình cơ quan công tác KN1
02 Triển vọng phát triển của doanh nghiệp nơi người vay công tác KN2 03 Thời gian làm trong lĩnh vực chuyên môn hiện tại KN3 04 Thời gian làm công việc hiện tại KN4 05 Rủi ro nghề nghiệp (thất nghiệp, tai nạn …) KN5
06 Tính chất của công việc hiện tại KN6
07 Hình thức thanh toán lương hoặc thu nhập khác KN7
08 Hình thức hợp đồng lao động KN8
11 Tổng thu nhập hàng tháng của người vay và người đồng tài trợ KN11 12 Mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng của người vay KN12 13
Tỷ lệ giữa thu nhập ròng ổn định và số tiền phải trả định kỳ
(gốc+lãi) theo kế hoạch trả nợ KN13
14
Tỷ lệ nguồn trả nợ và tổng số tiền phải trả (gốc+lãi) (áp dụng với
gốc trả cuối kỳ) KN14
15 Đánh giá của cán bộ chấm điểm về khả năng trả nợ của KH KN15 16 Tổng thu nhập của người thân (bố, mẹ, vợ/chồng, con) trả thay KN16