Ở nước ta, ngành cơ khí nói chung và chế tạo máy nói riêng luôn được quan tâm và ưu tiên đầu tư phát triển vì thế ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX một số nhà máy cơ khí đã được xây dựng đến nay toàn quốc có khoảng 53000 cơ sở cơ khí với số lượng công nhân tham gia trực tiếp sản xuất khoảng 500000 người chiếm khoảng 12% lao động công nghiệp của cả nước.
Ngay từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước nước ta đã chế tạo được máy tiện với các mã hiệu như T630, T616, T6M16, T18A. Máy tiện do nước ta chế tạo thường dựa vào các mẫu máy nhập từ Liên Xô cũ cho nên chúng thường có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, cồng kềnh và độ chính xác không cao cho nên một số cơ sở sản xuất với quy mô tương đối lớn thường nhập các máy công cụ từ những nước có nền công nghiệp phát triển như: Nhật, Mỹ, CHLB Đức … Nhiều hãng máy tiện của Nhật đã có sản phẩm lưu hành trên thị trường cũng như trong sản xuất ở nước ta từ rất sớm như hãng Howa Sangyo với sản phẩm máy tiện P-860, hãng Kobayachi với sản phẩm máy tiện A-55, hãng Ikegai với sản phẩm máy tiện A-25, hãng Hamuta với sản phẩm máy tiện HAT-420X800, hãng Howa với sản phẩm máy tiện A-25 có đặc tính kỹ thuật chính: Chiều dài chống tâm 3500mm, đường kính phôi lớn nhất 630mm, tốc độ quay từ 60 800v/phút, công suất 5,5kw. Một số hãng sản xuất máy công cụ của Mỹ như Leblond, HAAS đã nhập khẩu vào nước ta các loại máy tiện với các mã hiệu khác nhau như TM-9, NK-873, NK4025 có một số thông số kỹ thuật chính tốc độ quay của trục chính 4 225v/phút, công suất 20HP. Một số công ty đã nhập máy tiện sản xuất tại Đài Loan như các loại máy tiện với mã hiệu UPL- 975; DY-860G, DY-860G, DY-860G (hãng Ann Yang) có đặc tính kỹ thuật chính như chiều dài chống tâm 10001600mm, đường kính phôi 550790mm, tốc độ trục chính 9 600v/phút.
Trong một vài năm gần đây, yêu cầu về chất lượng các sản phẩm cơ khí đòi hỏi ngày càng cao, một số công ty đã nhập các loại máy tiện hiện đại điều khiển bằng kỹ thuật số từ nhiều nước khác nhau như hãng Okuma (Nhật) với các máy tiện CNC mã hiệu GENOS L200, GENOS L250, GENOS L300, GENOS L400, …, sử
dụng hệ điều hành FANUC công suất động cơ 7,5KW, tốc độ trục chính 15 3000 vòng/phút; hãng Manford (Đài Loan) các máy tiện CNC với mã hiệu MH-150, ML- 150, ML-200, MH-300, MH-350, MH-200 có các thông số kỹ thuật chính như đường kính phôi tiện 500mm, chiều dài phôi lớn nhất 650mm, tốc độ trục chính 30
4200v/phút, công suất động cơ 11 15kw.
Từ những phân tích trên cho thấy: Mặc dù, ngành cơ khí nói chung và ngành chế tạo máy nói riêng đã giành được sự quan tâm lớn lao của Nhà nước trong nhiều năm qua nhưng cho đến nay, ngành công nghiệp chế tạo của chúng ta vẫn còn nằm trong tình trạng kém phát triển, các máy công cụ do ta chế tạo không đáp ứng được nhu cầu sản xuất cả về chất lượng cũng như số lượng vì vậy để đáp ứng nhu cầu của sản xuất chúng ta vẫn phải nhập nhiều loại máy công cụ nhập khẩu sao cho hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng gia công và hạ giá thành sản phẩm là rất cần thiết. Ở một số trung tâm nghiên cứu lớn như trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh … các công trình nghiên cứu về máy công cụ và quá trình gia công kim loại trên máy công cụ đã được quan tâm nghiên cứu trong một vài năm gần đây. Trong số các công trình nghiên cứu về sự tác động giữa công cụ (máy gia công) và đối tượng gia công có một số công trình nghiên cứu của tác giả như Bành Tiến Long, Trần Thế Lực về "Nguyên lý gia công vật liệu", [16] . Các tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận khoa học về gia công kim loại bằng cắt gọt, gia công các vật liệu khác và phương pháp gia công mới. Trong số các nghiên cứu về máy tiện và quá trình gia công kim loại trên máy tiện phải kể đến một số công trình như "Nghiên cứu ảnh hưởng của vận tốc cắt tới cơ chế mòn dụng cụ PCBN sử dụng tiện tinh thép 9XC qua tôi"
- Tác giả Dương Đình Chiến trong công trình: "Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ cắt, lượng ăn dao và chiều sâu cắt đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn thép trên máy tiện EER 1330 [4], kết quả nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của tốc độ cắt, lượng ăn dao và chiều sâu cắt đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn thép trên máy tiện EER 1330
- Tác giả Phạm Tài Thắng trong công trình: (2005); "Nghiên cứu mối quan hệ giữa mòn và tuổi bền của dao gắn mảnh PCBN theo chế độ cắt khi tiện thép 9XC qua tôi" [18], kết quả nghiên cứu đã xác định được quan hệ gữa hao mòn lưỡi cắt với tuổi bền của dao.
- Trần Ngọc Giang (2008); "Ảnh hưởng của bôi trơn tối thiểu (MQL) đến mòn dụng cụ cắt và nhám bề mặt khi tiện tinh thép 9CrSi (9XC) đã qua tôi" [8], kết quả nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của bôi trơn đến mòn dụng cụ cắt và chất lượng sản phẩm khi tiện tinh thép 9CrSi (9XC) đã qua tôi
- Tác giả Nguyễn Thị Hòa trong công trình: " Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố chế độ cắt đến chi phí năng lượng riêng và chất lượng bề mặt gia công trên máy tiện CZ6240A [12], kết quả nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của vận tốc cắt, lượng chạy dao đến chi phí năng lượng riêng và chất lượng sản phẩm khi gia công trên máy tiện CZ6240A.
- Tác giả Nguyễn Trọng Anh Tuấn trong công trình: ; "Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt đến chất lượng gia công tiện"[21], kết quả nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của nhiệt trong quá trình gia công đến chất lượng bề mặt sản phẩm.
- Tác giả Trần Tuấn Anh trong công trình: " Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố chế độ cắt đến chi phí năng lượng riêng cà chất lượng bề mặt gia công trên máy tiện LD 134.OC" [1], kết quả nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của các thông số góc của dao tiện đến chi phí năng lượng riêng và chất lượng bề mặt sản phẩm khi tiện lỗ trên máy tiện LD 134.OC.
- Tác giả Phạm Ngọc Hanh trong công trình: "Nghiên cứu ảnh hưởng của góc nghiêng chính, lượng ăn dao và tốc độ cắt đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn thép trên máy tiện EER 1330" [14], kết quả nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của góc nghiêng chính, lượng ăn dao và tốc độ cắt đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn thép trên máy tiện EER 1330.
- Tác giả Ngô Ngọc Tân trong công trình: (1995), "Nghiên cứu năng lượng tiêu hao khi tiện thép C45 bằng dụng cụ phủ Titan" [19], kết quả nghiên cứu đã xác định được năng lượng tiêu hao khi tiện thép C45 bằng dao tiện có phủ Titan
- Tác giả Lê Hồng Thanh trong công trình: "Nghiên cứu ảnh hưởng của góc sau, chiều sâu cắt và tốc độ cắt đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn gang trên máy tiện EER 1330" [20], kết quả nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của góc sau, chiều sâu cắt và tốc độ cắt đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn gang trên máy tiện EER 1330.
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân trong công trình: (2009); "Nghiên cứu sự ảnh hưởng loại dung dịch bôi trơn làm nguội tối thiểu đến lực cắt và nhám bề mặt khi tiện thép 9xc"[22], kết quả nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của dung dịch bội trơn đến lực cắt và độ nhám bề mặt gia công khi tiện trục.
Tóm lại: Có nhiều công trình nghiên cứu đã xây dựng được qui luật ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như vận tốc cắt, loại dung dịch chất bôi trơn, chế độ cắt, … đến các hàm mục tiêu như tuổi bền dụng cụ, chất lượng gia công hay chi phí năng lượng, lực cắt … Từ đó xác định được chế độ cắt hợp lý, xác định được loại dung dịch bôi trơn hợp lý để tuổi bền của dụng cụ là cao nhất, chi phí điện năng riêng, lực cắt là nhỏ nhất … Kết quả nghiên cứu của các đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý sản xuất khi nghiên cứu, sử dụng máy tiện. Song quá trình cắt có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điện năng riêng và chất lượng sản phẩm, các công trình nghiên cứu trình bầy ở trên cũng mới chỉ nghiên cứu được một số yếu tố cho một số trường hợp cụ thể, do vậy còn nhiều yếu tố khác, trong các trường hợp tiện khác chưa được nghiên cứu.