Nghiên cứu sơ bộ định tính để xây dựng khung khái niệm. Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện tại TP. HCM vào tháng 3 năm 2020 thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với 10 người thuộc độ tuổi từ 15 26 đã hoặc đang sử dụng rượu bia 6 tháng tính đến thời - điểm khảo sát. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá các thuật ngữ trong bảng câu hỏi để điều chỉnh một số thuật ngữ thích hợp trước khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện với người trong độ tuổi giới trẻ từ 15 đến 26 đã từng sử dụng rượu bia. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ gồm thiết kế bảng câu hỏi dựa theo thang đo nháp và các yếu tố chọn lọc được, tiến hành khảo sát dưới dạng bảng câu hỏi với số lượng là 20. Mục đích nghiên cứu sơ bộ của nhóm bao gồm:
- Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rượu bia của giới trẻ. - Khám phá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rượu bia của giới trẻ’ - Khẳng định tính đúng đắn của các biến nghiên cứu trong mô hình đề xuất của nhóm
ở chương 2, các yếu tố đã được xây dựng trong thang đo nháp.
- Kiểm tra chất lượng của các câu hỏi trong bảng khảo sát về tính khách quan, rõ ràng, dễ hiểu.
- Đánh giá thang đo: rút ra các nhược điểm trong thang đo nháp và chỉnh sửa để hoàn thiện thang đo, từ đó thực hiện khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rượu bia của giới trẻ.
Nhóm thực hiện khảo sát sơ bộ dưới hình thức bảng câu hỏi, bao gồm thang đo định danh cho các câu hỏi về thông tin đáp viên và thang đo Likert cho các biến ảnh hưởng đến quyết định sử dụng App của đáp viên và câu hỏi định tính về sự hài lòng cũng như hành động tiếp tục sử dụng rượu bia của đáp viên.
Mô tả đáp viên: đối tượng nam và nữ ở độ tuổi 15 26, đã từng sử dụng rượu bia, có - sử dụng rượu bia trong khoảng vòng 6 tháng trước khi thực hiện phỏng vấn hoặc có thói quen sử dụng rượu bia thường xuyên.
Đáp viên thực hiện đánh giá ý kiến theo mức độ đồng ý (thang đo Likert 5 bậc) với các mô tả. Đáp viên góp ý về sự mạch lạc, dễ hiểu, khách quan trong mỗi câu hỏi; đồng thời đưa ra ý kiến về nội dung các mô tả, bổ sung hay loại bỏ.
Kết quả thông qua khảo sát sơ bộ:
24
- Bổ sung, loại bỏ và điều chỉnh các mô tả trong từng biến dựa trên ý kiến của đáp viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và không hài lòng ở câu hỏi định tính. - Dựa vào kết quả khảo sát thu thập được để hoàn thiện thang đo.