Mong muốn và nguyện vọng củ ay tế t− nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng, vai trò và tiềm năng của y tế tư nhân (Trang 57 - 62)

5. Kết quả nghiên cứu thực địa

5.6 Mong muốn và nguyện vọng củ ay tế t− nhân

Để tìm hiểu mong muốn và nguyện vọng của ng−ời hành nghề y tế t− nhân, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn ng−ời hành nghề y t− nhân và y d−ợc học cổ truyền t− nhân. Tr−ớc hết, về lý do tham gia hành nghề y tế t− nhân, có thể thấy sự khác biệt đáng kể giữa Tp. Bắc Giang (thành thị) và huyện Việt Yên (vùng nông thôn). Lý do quan trọng nhất để tham gia hành nghề tại Tp. Bắc Giang là để tăng thu nhập (90%), tiếp theo là mong muốn đ−ợc thực hiện công tác chuyên môn (78,0%), phục vụ cộng đồng (68%). Ng−ợc lại, lý do tham gia hành nghề y tế t− nhân tại huyện Việt Yên là mong muốn đ−ợc phục vụ cộng đồng (94,0%), tiếp theo là để tăng thu nhập (64,2%). Sự khác biệt này có thể do có một tỷ lệ đáng kể ng−ời hành nghề y tế t− nhân tại Tp. Bắc Giang đang làm tại các cơ sở y tế công. Mức độ phát triển kinh tế của Tp. Bắc Giang cũng khá cao và việc tham gia hành nghề t− đã mang lại cho họ một khoản thu nhập không nhỏ, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế. Trong khi đó, huyện Việt Yên là vùng nông thôn có mức thu nhập trung bình, ng−ời tham gia hành nghề chủ yếu phục vụ đối t−ợng là bạn bè, ng−ời thân và hàng xóm. Động cơ tăng thu nhập không phải là yếu tố quan trọng mà họ chủ yếu mong đ−ợc phục vụ cộng đồng. Vì vậy, chính sách quản lý, hỗ trợ, khuyến khích phát triển y tế t− nhân ở vùng nông thôn và thành thị cần đ−ợc xây dựng phù hợp với đặc điểm và nguyện vọng của ng−ời hành nghề.

Bảng 24: Lý do tham gia hành nghề y tế t− nhân

Lý do Tp.Bắc Giang Việt Yên Chung

Tăng thu nhập 90,0 64,2 75,2

Muốn đ−ợc làm chuyên môn 78,0 37,3 54,7

Phục vụ cộng đồng 68,0 94,0 82,9

Từ thiện 22,5 1,5 10,3

Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu ng−ời hành nghề y tế t− nhân thuộc 2 loại hình : hành nghề y tế t− và hành nghề y d−ợc học cổ truyền về một số vấn đề nhằm phát huy vai trò và tiềm năng của y tế t− nhân trong giai đoạn hiện nay.

Qua điều tra thực tế, có một tỷ lệ đáng kể ng−ời hành nghề y d−ợc cổ truyền không có giấy phép, tập trung ở vùng nông thôn, đ−ợc nhân dân tin t−ởng, nh−ng họ không có đủ điều kiện về bằng cấp để cấp chứng chỉ " Có

cơ sở y học cổ truyền t− nhân ở thị trấn Nếnh, gia đình đã có 10 đời làm y học cổ truyền, ông chủ đã từng học nghề 2 năm ở Trung Quốc, những ng−ời học ở Tr−ờng Tuệ Tĩnh về làm việc ở đây phải đ−ợc ông bồi d−ỡng từ 3-6 tháng mới có thể làm đ−ợc. Nh−ng bản thân ông không có đủ điều kiện về bằng cấp để cấp chứng chỉ hành nghề" (ý kiến của 1 ng−ời hành nghề y d−ợc cổ truyền tại cuộc thảo luận nhóm tại huyện Việt Yên).

Nếu giải quyết vấn đề này theo một cơ chế linh động hơn thì sẽ có nhiều cơ sở y học cổ truyền có thể đ−ợc xét cấp chứng chỉ hành nghề. Nếu không thì họ vẫn cứ hành nghề nh− lâu nay và không có giấy phép.

- Cán bộ y tế công hành nghề y t− nhân

Nghiên cứu cũng quan tâm đến tình hình ng−ời hành nghề y tế t− nhân hiện đang làm việc cho cơ quan nhà n−ớc. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số cán bộ hành nghề t−, tỷ lệ cán bộ hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế công ở Tp.Bắc Giang là 36,0% và ở huyện Việt Yên là 26,9%. Số liệu này còn ch−a phản ảnh hết tình hình thực tế vì còn một số không nhỏ cán bộ thực hiện khám chữa bệnh tại nhà không đăng ký.

Bảng 25: Tỷ lệ cán bộ công làm t−

Tp.Bắc Giang Việt Yên

Hiện đang công tác tại CSNN 36,0 26,9

Không công tác tại CSNN 64,0 73,1

Tổng (%) 100 100

Cán bộ y tế công hành nghề t− là một chủ đề đ−ợc thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Pháp lệnh hành nghề y tế t− nhân đã quy định đến năm 2010, cán bộ y tế nhà n−ớc không đ−ợc hành nghề y tế t− nhân. Trong các cuộc thảo luận nhóm ng−ời hành nghề, nội dung này cũng đã đ−ợc đề cập và tranh luận.

Một số ý kiến cho rằng, việc áp dụng quy định này trong điều kiện hiện nay là ch−a khả thi. Những quan điểm cho rằng bác sỹ công làm t− sẽ dẫn tới giảm chất l−ợng công việc tại cơ sở công là không chính xác.

“Những ng−ời chủ tr−ơng không để những cán bộ đang công tác ở các

cơ sở y tế Nhà n−ớc hành nghề y tế t− nhân vì cho rằng nh− vậy sẽ làm cho các thầy thuốc này không tập trung vào công việc ở bệnh viện, làm giảm hiệu quả, chất l−ợng công tác của họ. Tuy nhiên, nếu một bác sĩ làm việc thờ ơ ở bệnh viện, không hết lòng với bệnh nhân thì khi họ mở cơ sở khám chữa bệnh t− nhân họ có thu hút đ−ợc bệnh nhân không, họ có đủ tín nhiệm không” (ý kiến của một bác sỹ công hành nghề y t− nhân tại Tp.Bắc Giang).

“Ng−ời ta nói "hữu xạ tự nhiên h−ơng". Vậy ng−ời bác sĩ muốn hành nghề t− nhân thì họ có muốn thể hiện có "xạ" có "h−ơng" ở bệnh viện không? Điều đó nói lên một điều ng−ợc lại sự lo lắng nêu trên là những ng−ời thầy thuốc muốn hành nghề y tế t− nhân muốn có tín nhiệm thì họ phải phấn đấu là một ng−ời thầy thuốc giỏi, có đạo đức tốt, đ−ợc ng−ời bệnh tín nhiệm. Mặt khác, khi họ làm nhiệm vụ cứu chữa ng−ời bệnh ở bệnh viện thì họ vừa giữ thể diện của họ, l−ơng tâm của họ nữa. Vì thế, điều lo lắng họ thờ ơ, thiếu trách nhiệm là rất ít xảy ra.” (ý kiến của một bác sỹ công hành nghề y t− nhân tại huyện Việt Yên)

“Là cán bộ Nhà n−ớc, sau 8 giờ làm việc thì tôi có quyền tự do, làm gì, ở đâu thì là quyền của tôi chứ. Sao lại phải xin phép lãnh đạo bệnh viện, có đ−ợc cho phép mới đ−ợc đi làm. Đó là điều vô lý. Tôi chịu trách nhiệm tr−ớc pháp luật Nhà n−ớc, chứ không chịu trách nhiệm tr−ớc lãnh đạo bệnh viện về hoạt động của cơ sở” (ý kiến của một bác sỹ công hành nghề y t− nhân tại Tp.Bắc Giang).

Một số ý kiến cho rằng, chủ tr−ơng này là hợp lý vì cán bộ công làm t− sẽ không tận tâm với công việc, ít dành thời gian cho công việc trong cơ sở nhà n−ớc.

“Theo nh− mình nghĩ thì cán bộ đang công tác thì hết giờ nhà n−ớc mà về nhà lại làm thêm thì sẽ không đạt đ−ợc chất l−ợng. Nếu anh chuyên làm cho cơ sở t− nhân thì sẽ khác. Nh−ng bây giờ cơ sở đã thành lập riêng để khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu của nhân dân thế mà bây giờ anh cán bộ đó hết giờ nhà n−ớc về nhà lại tiếp tục khám chữa bệnh, trong khi thời gian công việc ở viện nếu làm hết thời gian cũng đã rất vất vả rồi (ý kiến của một ng−ời hành nghề y tế t− nhân tại Tp.Bắc Giang)

Theo một số ý kiến thì để thực hiện đ−ợc quy định này thì phải có những giải pháp về chế độ đãi ngộ và tiền l−ơng cho cán bộ y tế, nếu không ng−ời thầy thuốc sẽ bị đặt tr−ớc tình huống hết sức khó khăn nếu nh− quy định đ−ợc áp dụng.

“Nếu quy định đến năm 2010 nh− vậy thì lúc đó họ sẽ cân nhắc xem bên nào tốt hơn để lựa chọn, hiện nay có cơ sở y tế t− nhân trả cho bác sỹ 8 triệu đồng tháng mà đây là ng−ời mới ra tr−ờng, do đó tôi muốn nhà n−ớc trả làm sao cho thật là cân xứng nếu không thì những ng−ời giỏi sẽ ra ngoài làm hết vì điều kiện làm việc bên ngoài hiện nay cũng rất tố.” (ý kiến của một ng−ời hành nghề y tế t− nhân tại Tp.Bắc Giang).

Nh− vậy, giải pháp hạn chế hay cấm hẳn tình trạng cán bộ, công chức y tế hành nghề y d−ợc t− nhân cần phải có thời gian, không thể gấp rút làm trong một sớm một chiều. Vì nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng thì số l−ợng phòng khám t− nhân sẽ bị thu hẹp lại và ảnh h−ởng đến nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Bởi thực tế thời gian qua hệ thống này đã ''chia sẻ'' rất nhiều với hệ thống y tế công khi l−ợng bệnh nhân th−ờng xuyên quá tải. Cần có thời gian nhất định để các cơ sở y tế t− nhân này thu hồi vốn đầu t− cơ sở vật chất và giảm dần các hoạt động.

- Vấn đề đào tạo và cập nhật kiến thức của ng−ời hành nghề y d−ợc t− nhân : nh− đã trình bày trong phần "Trình độ chuyên môn của ng−ời hành nghề", có một tỷ lệ không nhỏ ng−ời hành nghề ch−a qua tập huấn đào tạo chính quy. Ngay cả những ng−ời hành nghề tr−ớc đây là cán bộ nhà n−ớc, khi về h−u cũng không đ−ợc bổ sung kiến thức th−ờng xuyên. Thông tin, kiến thức cập nhật hầu nh− không có. Bản thân họ cũng rất mong muốn đ−ợc tham gia các lớp tập huấn nếu đ−ợc tổ chức.

"Chúng tôi chủ yếu học nghề từ gia đình, theo các bài thuốc gia truyền. Nếu nhà n−ớc mở các lớp đào tạo ngắn ngày thì tôi sẵn sàng tham gia, nếu có phải đóng thêm kinh phí thì chúng tôi cũng vui vẻ chấp nhận, có thêm kiến thức thì phục vụ sẽ tốt hơn. " (ý kiến tại cuộc thảo luận nhóm ng−ời hành nghề y tế t− nhân không phải là cán bộ nhà n−ớc tại Việt Yên, Bắc Giang).

"Cán bộ về h−u nh− tôi thì cứ theo kinh nghiệm đã làm tr−ớc đây, nhân dân vẫn tin t−ởng. Hiện nay khoa học kỹ thuật rất phát triển, chắc là

nhiều kiến thức cũng đã lạc hậu rồi. Nếu Sở Y tế mở lớp tập huấn chuyên môn thì rất tốt, chúng tôi sẵn sàng tham gia."Thảo luận nhóm ng−ời hành nghề y tế t− nhân không phải là cán bộ nhà n−ớc tại Tp.Bắc Giang).

Các cuộc thảo luận nhóm ng−ời hành nghề y tế t− nhân cho thấy đại đa số ng−ời hành nghề y tế t− nhân không phải là cán bộ nhà n−ớc mong muốn đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn. Đối với ng−ời hành nghề y d−ợc học cổ truyền, có thể xem xét tổ chức các lớp tập huấn hàng năm với sự tham gia của Hội đông Y tỉnh và huyện. Đối với ng−ời hành nghề y t− nhân, có thể mời họ tham gia các lớp tập huấn chuyên khoa do Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện huyện tổ chức. Thông qua các lớp này, ng−ời hành nghề y tế t− nhân sẽ nâng cao đ−ợc nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp đồng thời trình độ chuyên môn chắc chắn sẽ đ−ợc cải thiện, giúp họ hành nghề tốt hơn.

- Vấn đề an toàn cho ng−ời hành nghề y tế t− nhân : qua thảo luận nhóm, ng−ời hành nghề y tế t− nhân cũng thể hiện sự quan tâm đến vấn đề an toàn nghề nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, các thầy thuốc làm tại bệnh viện công đ−ợc sự bảo vệ tốt hơn khi có các rủi ro nghề nghiệp. Còn ng−ời hành nghề y tế t− nhân thì gặp rất nhiều khó khăn, khi có sự cố thì không đ−ợc ai hỗ trợ.

"Làm nghề nhân đạo, trị bệnh cứu ng−ời, không ai muốn xảy ra sai sót. Chúng tôi cũng có l−ơng tâm nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi có vấn đề gì xảy ra, không ai bảo vệ cả. Cơ sở bị đình chỉ là chắc chắn. Chính quyền địa ph−ơng cũng nh− ngành y tế đều cho rằng chúng tôi có lỗi mặc dù nhiều khi ch−a xem xét cẩn thận. Chúng tôi rất cần một cơ quan nào đó bảo vệ quyền lợi cho mình" (Thảo luận nhóm ng−ời hành nghề y tế t− nhân không phải là cán bộ nhà n−ớc tại Tp.Bắc Giang).

Nh− vậy, ở Việt Nam rất cần có một tổ chức chuyên bảo vệ ng−ời hành nghề. Ngoài chức năng xử lý các vụ khiếu kiện ở góc độ chuyên môn để vừa bảo vệ, vừa xem xét trách nhiệm của thầy thuốc, bảo đảm công bằng cho bệnh nhân, tổ chức này còn có thể giữ trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra kỷ luật an toàn khám chữa bệnh của ng−ời hành nghề; nhất là ở khu vực y tế t− nhân.

Một phần của tài liệu Thực trạng, vai trò và tiềm năng của y tế tư nhân (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)