Xuất nâng cao hiệu quả truyền dẫn CSTT thông qua kênh tín dụng

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam (Trang 58 - 62)

5. KẾT LUẬN

5.2. xuất nâng cao hiệu quả truyền dẫn CSTT thông qua kênh tín dụng

Trước hết cần hoàn thiện cơ chế truyền dẫn, nâng cao năng lực điều hành CSTT của NHNN VN thông qua việc: Đi sâu nghiên cứu làm rõ vai trò và tầm quan trọng của ổn định giá cả đối với mục tiêu ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống người lao động... Xác định rõ đâu là mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng cần đạt được, lựa chọn các mục tiêu khác dựa trên tính cấp thiết, mức độ đánh đổi và khả năng thực hiện. Đẩy mạnh việc chuyển từ cơ chế kiểm soát tiền tệ trực tiếp sang cơ chế kiểm soát tiền tệ gián tiếp, xây dựng khuôn khổ điều hành CSTT, xác định hệ thống công cụ CSTT và cơ chế truyền dẫn tác động CSTT đến các biến vĩ mô của nền kinh tế. Phát triển đồng bộ và hợp lý các thị trường bao gồm thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường hối đoái và thị trường tín dụng nhằm đảm bảo sự ổn định của các kênh truyền dẫn, phối hợp chặt chẽ CSTT với CSTK nhằm kiểm soát hợp lý chi tiêu của Chính phủ qua đó ảnh hưởng đến tổng sản lượng nền kinh tế và đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Hoàn thiện các công cụ CSTT như dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở; chú ý các công cụ phái sinh như Swap, Options, Future..., xây dựng và hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hóa, trên cơ sở thị trường. Tăng cường tính minh bạch, tự chịu trách nhiệm của NHNN; quy định về hình thức, cơ chế công bố thông tin về lạm phát để đảm bảo nguồn tin đáng tin cậy tới cộng đồng. Thực hiện chính sách thu hút cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, các chuyên gia về tài chính- ngân hàng có năng lực và trình độ chuyên môn cao; nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo đối với các khóa học, chương trình đào tạo dành cho các cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách.

Sau đó, để gia tăng hiệu quả kênh tín dụng trong truyền dẫn CSTT cần phát phát triển thị trường tín dụng cũng như cải thiện chất lượng tín dụng trong thời gian tới.

Thứ nhất: Khuyến khích các thành phần tham gia vào thị trường tín dụng, đa dạng hóa các công cụ tín dụng. Tạo điều kiện cho TCTD trong và ngoài nước tham gia thị trường, mở rộng hoạt động đầu tư, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, hoạt động môi giới, hoạt động cho thuê tài chính bằng cách giảm thiểu quy định hạn chế hoạt động dịch vụ tín dụng nội tệ và ngoại tệ; đổi mới thủ tục tín dụng tạo cơ hội bình đẳng cho mọi doanh nghiệp. Đa dạng hóa phương thức tài trợ tín dụng trong sản xuất và tín dụng như góp vốn đầu tư, cho thuê tài chính, mua trả góp. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quan hệ tín dụng giữa các bên tham gia,

điều chỉnh hoạt động tín dụng trong khuôn khổ pháp lý rõ ràng, môi trường thông tin công khai và minh bạch để đảm bảo thị trường tín dụng ổn định.

Thứ hai: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng và thực thi CSTT. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tiêu cực của nó tới sự bình đẳng và khả năng điều tiết của thị trường tín dụng với quan hệ tín dụng. Tăng cường công tác giám sát hoạt động tín dụng ưu đãi để thực hiện minh bạch thông tin tín dụng ưu đãi, sắp xếp, phân bổ hệ thống mạng lưới TCTD hợp lý tạo sự lành mạnh trong kinh doanh.

Thứ ba: Nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả quản lý và điều hành tích cực phòng chống rủi ro. Thực hiện tăng vốn điều lệ cho NHTM như cấp bổ sung hoặc phát hành trái phiếu, cổ phiếu cho cả NHTM nhà nước và các NHTM cổ phần. Thúc đẩy nhanh chóng quá trình cơ cấu lại NHTM, xử lý nợ tồn đọng, ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Tăng cường quản lý các khoản trích lập dự phòng rủi ro của TCTD tạo điều kiện hình thành quỹ dự phòng một cách tập trung và kịp thời. Cần thiết lập cơ quan quản lý nợ độc lập để nâng cao hiệu quả quản lý nợ, thúc đẩy xử lý nợ xấu. Thiết lập và hoàn thiện theo thông lệ quốc tế về hệ số an toàn vốn, thực hiện theo tiêu chuẩn mức kế toán quốc tế ở tất cả các ngân hàng. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ an toàn tín dụng như tăng cường chất lượng tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng, đánh giá tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. Chủ trương đổi mới cơ chế quản lý điều hành, kiểm tra và việc ban hành quyết định cho vay đối với quản trị trong TCTD. Phải có cơ chế quản lý chặt chẽ quá trình vận động của một nhóm vay từ khi phát sinh nguyện vọng tới khi hoàn trả nợ gốc và lãi. Đồng thời ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực từ phía cán bộ tín dụng. Tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm soát nội bộ ở TCTD. Kiểm soát và thẩm định lại trước khi quyết định cho.

Thứ tư: Đổi mới cơ chế quản lý TDNH của NHNN, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng. NHNN cần rà soát lại các quy định về chế độ và thể lệ tín dụng hiện hành. Xác định rõ quy trình kiểm tra, kiểm soát, trách nhiệm dân sự và xử lý vi phạm hợp đồng tín dụng theo pháp luật. Thực hiện cho vay theo phương pháp tập trung, dứt điểm, hiệu quả và đảm bảo cho vay theo thứ tự ưu tiên về mức độ hiệu quả và nhu cầu cấp thiết của dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cho vay trên cơ sở lựa chọn đối tượng chính sách. Về chính sách tín dụng: cần đổi mới chính sách cung ứng tín dụng phù hợp với mục tiêu CSTT và chính sách tài chính quốc giá

thực hiện; hoạch định chính sách tín dụng vĩ mô phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu phân bổ nguồn lực, cơ cấu thị trường… Với hoạt động điều hành chính sách tín dụng, cần tiến tới tách bạch chức năng cơ quan chủ quản với chức năng giám sát, kiểm tra đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và an toàn hệ thống.

Thứ năm, phát triển thị trường vốn phải giải quyết nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế từ đó giảm áp lực với thị trường tín dụng. Hệ thống ngân hàng đóng vai trò trung gian trong huy động và cho vay, các thị trường cổ phiếu, trái phiếu có thể chuyển vốn một cách hữu hiệu từ các nhà đầu tư đến các doanh nghiệp thông qua phát hành và kinh doanh chứng khoán. Đồng thời thị trường tiền tệ chỉ có thể định giá được hữu hiệu nếu thị trường vốn vận hành tốt và thuận lợi cho các chứng khoán không chứa đựng rủi ro. Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán phát triển sẽ như hai bình thông nhau trong sự luân chuyển vốn. Thời gian qua nhu cầu vốn trung dài hạn là rất lớn và thị trường vốn chưa giải quyết được. Do đó cần: phát triển định chế tài chính tín dụng phi ngân hàng để tập hợp nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Đồng thời xây dựng ngân hàng chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ đầu tư và chức năng chính là tham gia thị trường vốn trung dài hạn. Phát triển thị trường trái phiếu bằng cách mở rộng cho nhiều thành viên tham gia đấu thầu, khuyến khích công ty lớn làm ăn có hiệu quả phát hành và niêm yết trái phiếu. Để thúc đẩy thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển nhanh, lành mạnh, bền vững, Bộ Tài chính, mà trực tiếp là Ủy Ban chứng khoán Nhà Nước cần thực hiện tốt hơn nữa sự phối hợp điều hành thị trường chứng khoán. Phối hợp trong việc đưa ra các quy định về quản lý ngoại hối và hoạt động đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư phải đảm bảo phù hợp với tiến trình tự do hóa thị trường tài chính và hạn chế những ảnh hưởng bất lợi đến việc thực hiện CSTT cũng như đến sự phát triển thị trường chứng khoán. Hoạt động thanh tra, giám sát thị trường tài chính của các cơ quan quản lý cần phải được tăng cường cả về lực lượng cán bộ và thẩm quyền quyết định, cũng như các chi phí cho hoạt động thanh tra giám sát này. Đồng thời cũng cần khẩn trương hoàn chỉnh hệ thống thông tin thống kê về hoạt động của thị trường vốn, làm cơ sở cho việc xây dựng các cơ chế chính sách quản lý, giám sát các hoạt động của thị trường tài chính, nhằm phân tích thị trường tài chính ổn định bền vững, tận dụng hiệu quả nhất nguồn vốn đầu tư gián tiếp.

Thứ sáu, hiệu quả truyền dẫn CSTT tới mục tiêu kinh tế vĩ mô qua kênh tín dụng phụ thuộc vào chất lượng tín dụng. Vậy nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là rất quan trọng trong việc tăng hiệu quả kênh tín dụng. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các hình thức tín dụng ngày càng phải được đa dạng hóa, mở rộng và phát triển. Ngoài ra để có được một chất lượng tín dụng tốt chúng ta cần nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng vay vốn, xây dựng hệ thống thông tin tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng, chú trọng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)