Ronald Coase (1960) “The Problem of Social Cost,” Journal of Law and Economics, 3:1-44.

Một phần của tài liệu Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế pdf (Trang 35 - 36)

tranh chấp về chi phí ngoại tác sẽ đàm phán cho tới khi đạt được một kết cục hiệu quả. Sự giao kết quyền sở hữu ban đầu không ảnh hưởng đến kết cục này. Ông đưa ví dụ về sự tranh chấp giữa hai hàng xóm, ông bác sĩ phàn nàn ông hàng xóm sản xuất kẹo gây quá nhiều tiếng ồn. Ý của Coase là việc ai có quyền im lặng hay gây ồn là không quan trọng. Dù gì thì khi đã không có chi phí giao dịch thì hai bên đều có thể đạt được một kết cục hiệu quả thông qua đàm phán. Nhưng trong thực tế, chi phí giao dịch là đáng kể, nghĩa là các bên không thể đạt được giải pháp hiệu quả. Nhưng các quan tòa nên được dẫn dắt trong các quyết định của mình bởi điều vốn dĩ đã được tạo ra thông qua đàm phán. Lý thuyết người thừa hành là một phát triển khác trong lý thuyết doanh nghiệp, bắt đầu với trọng tâm là chi phí giao dịch. Lý thuyết người thừa hành nghiên cứu mối quan hệ giữa người chủ (ví dụ cổ đông) với “người thừa hành” (giám đốc) và cụ thể là cơ cấu khuyến khích đối với người thừa hành. Liệu các giám đốc có phục vụ lợi ích riêng của mình không (tâm lý ỷ lại/rủi ro đạo đức) thay vì lợi ích của người chủ doanh nghiệp? Làm thế nào để thay đổi hình thức khuyến khích để giảm tâm lý ỷ lại? Người chủ muốn gắn lương bổng của người thừa hành với sản lượng, nhưng người thừa hành lại muốn đảm bảo trước các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Sự mâu thuẫn này tạo cơ hội cho đàm phán.3

Oliver Williamson mở rộng khuôn khổ “kinh tế học chi phí giao dịch” của Coase để nghiên cứu các thể chế của chủ nghĩa tư bản. Thị trường giao ngay là ổn đối với những giao dịch đơn giản. Nhưng với cái nhìn không chắc chắn về tương lai và sự thiếu khả năng bao quát hết những tình huống dự phòng trong hợp đồng (vì khả năng tiên liệu của chúng ta không hoàn hảo), tình trạng thiếu hiệu quả xuất hiện trong bối cảnh của những giao dịch phức tạp hơn. Ví dụ, nếu một người mua đặt hàng một thiết bị chuyên dụng, người này sẽ yêu cầu đảm bảo để ngăn người mua không đòi hỏi giá thấp hơn (vì không ai khác muốn mua cái máy chuyên dụng này). Điều đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu đầu tư. Doanh nghiệp cần xác định cơ cấu quản trị phù hợp để đối phó với những vấn đề như thế này.4

Một nhà kinh tế học thể chế mới, nổi tiếng khác là Douglass North, ông đã áp dụng khái niệm chi phí giao dịch vào lịch sử kinh tế. Trong khung lập luận trước đó, North cho rằng sự thay đổi thể chế được thúc đẩy bằng quyền sở hữu và những thay đổi trong giá tương đối. Tăng trưởng dân số ở châu Âu thời phong kiến làm giảm tiền lương thực so với tô lợi, khuyến khích sự hình thành quyền sở hữu và hoạt động trồng trọt trên cơ sở làm công ăn lương.5

Trong công trình sau này, North bỏ quan điểm này và chú trọng nhiều hơn vào ý thức hệ, xem như là động lực.6

Chúng ta sẽ nói về lý thuyết của ông về sự thay đổi thể chế trong những bài giảng sau.

3

See for example David Sappington (1991) “Incentives in Principal-Agent Relationships,” Journal of Economic Perspectives, 5:2, 45-66.

Một phần của tài liệu Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế pdf (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)