Chọn tham số điều khiển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chi phí năng lượng riêng và chất lượng gia công tạo ván cốt pha trên máy LW 14​ (Trang 38 - 40)

Trong tổ hợp yếu tố ảnh hưởng tới quá trình gia công thì những yếu tố thuộc về gỗ như: loại gỗ, cơ lý tính của gỗ, độ ẩm của gỗ được xem là những đại lượng ngẫu nhiên và ấn định trước, vì vậy không thuộc đối tượng nghiên cứu ở đề tài này. Để hạn chế sự tác động của chúng đến độ chính xác phép đo khi làm thực nghiệm, chúng tôi chọn những khúc gỗ Keo lá tràm có điều kiện sinh trưởng giống nhau, có cùng độ tuổi, đường kính trung bình 20  5 cm, sau khi cây đã chặt hạ tiến hành cắt khúc, tiếp đó tiến hành đem xẻ phá và xẻ lại tạo ván ghép cơ sở.

Như vậy chỉ còn những yếu tố thuộc về máy và chế độ gia công, đây là những yếu tố điều khiển được, tác động đến hai hàm mục tiêu đó là:

- Đường kính của lưỡi cưa; - Tốc độ đẩy;

- Tốc độ cắt;

- Các thông số hình học của răng cưa; - Độ tù của mũi cắt khi làm việc;

- Điện thế nguồn cho động cơ khi khảo nghiệm.

Các thông số hình học của răng cưa như góc mài  quyết định độ sắc và độ cứng vững của răng. Góc cắt  có ảnh hưởng lớn đến lực cắt và quá trình cắt, thay đổi góc cắt  có nghĩa là thay đổi góc mài  hoặc góc sau  vì

=+, chính vì thế góc  là một thông số điều khiển cần nghiên cứu.

Độ tù của mũi cắt được đặc trưng bằng bán kính . Theo các tài liệu [9, 13, 23, 33, 36, 38], độ tù chỉ ảnh hưởng đến lực cắt sau một giờ làm việc liên

tục. Độ tù của mũi cắt là đại lượng không điều khiển, vì vậy để hạn chế ảnh hưởng của nó, thí nghiệm tiến hành tới 1 giờ phải chuẩn bị lại lưỡi cưa.

Đường kính của lưỡi cắt ảnh hưởng đến độ chính xác gia công, đường kính lưỡi cưa phụ thuộc vào chiều cao mạch xẻ, trong đề tài này chúng tôi khảo nghiệm máy khi xẻ ván với chiều dày cố định, do vậy đường kính đĩa cưa được chọn theo chiều dày ván.

Điện thế khi làm việc quá thấp so với định mức cũng gây ra không chính xác, do vậy chúng tôi chỉ khảo nghiệm khi điện thế ổn định theo yêu cầu của kỹ thuật vận hành máy.

Như vậy còn lại 3 yếu tố cần tiến hành khảo nghiệm sự ảnh hưởng của chúng đến hai hàm mục tiêu trên là: tốc độ cắt, tốc độ đẩy và góc mài .

- Tốc độ cắt v được xác định ở ba mức trên, giữa (mức 0), dưới tương ứng với: 20, 30, 40 (m/s). Các giá trị này được chọn sơ bộ trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu từ các nhà chế tạo máy và các công trình về tối ưu hoá các quá trình gia công gỗ bằng cơ giới. Trong thực nghiệm vận tốc cắt được xác định theo công thức (3.1), thay đổi vận tốc cắt bằng cách thay đổi tốc độ quay trục lưỡi cưa nhờ bộ biến tốc tự chế tạo.

- Tốc độ đẩy u được xác định sơ bộ ở ba mức trên, giữa (mức 0), dưới tương ứng với: 4, 8, 12 (m/ph). Các giá trị trên được lựa chọn trên cơ sở các công trình nghiên cứu về năng suất, chất lượng gia công, độ bền của máy, khả năng làm việc của công cụ [9, 13, 22, 23, 36, 38]. Trong thực nghiệm tốc độ đẩy được xác định và điều chỉnh bằng thiết bị phụ trợ chuyển động theo nguyên lý trục vít, đai ốc. Điều này đảm bảo cho tốc độ đẩy điều khiển được khách quan và chuẩn xác.

- Góc mài  được xác định ở ba mức trên, giữa (mức 0), dưới tương ứng với: 30, 40, 50 (độ). Các giá trị này cũng được chọn sơ bộ dựa trên cơ sở

lý luận về ảnh hưởng của góc mài đến chất lượng sản phẩm (mục 3.4.2.2) và kết quả nghiên cứu từ các công trình [9, 35].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chi phí năng lượng riêng và chất lượng gia công tạo ván cốt pha trên máy LW 14​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)