Ảnh hưởng của tốc độ phun ethanol tới các chỉ tiêu công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số phun ethanol vào đường nạp đến các chỉ tiêu công tác của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel ethanol​ (Trang 71 - 75)

7. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Ảnh hưởng của tốc độ phun ethanol tới các chỉ tiêu công tác

Ảnh hưởng tới nhiệt độ môi chất trong xi lanh

Ảnh hưởng của các tốc độ phun ethanol khác nhau tới nhiệt độ môi chất công tác được thể hiện trên hình 3.12. Thông qua các kết quả này, nhận thấy rằng so với diesel khoáng thì ở các tốc độ phun này nhiệt độ môi chất đều giảm, tuy nhiên ở 2 tốc độ phun 1 (Inj-Rate_1) và 2 (Inj-Rate_2) thì không có sự thay đổi, các tốc độ phun thấp hơn thì sự sụt giảm này là rõ ràng. Điều này có thể giải thích là do ở các tốc độ phun thấp hơn thì thời điểm phun kết thúc vào cuối quá trình nạp nên chất lượng bay hơi, hòa trộn với không khí không được tốt so với các tốc độ phun cao.

Hình 3.12. Diễn biến nhiệt độ môi chất công tác động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - ethanol theo các tốc độ phun ethanol khác nhau

Ảnh hưởng tới áp suất môi chất trong xi lanh

Thông qua kết quả trên hình 3.13 nhận thấy rằng, sự thay đổi áp suất môi chất công tác của động cơ lưỡng nhiên liệu thấp hơn so với diesel khoáng và tập trung nhiều nhất xung quanh điểm áp suất đạt giá trị cực đại. Khi giảm tốc độ phun ethanol vào đường nạp, dẫn tới chất lượng phun ethanol và sự bay hơi hòa trộn giảm đi so với các tốc độ phun cao nên dẫn tới làm giảm áp suất cực đại trong xi lanh. Ngoài ra, tốc độ tăng áp suất trung bình không thay đổi quá nhiều như khi điều chỉnh thời điểm bắt đầu phun ethanol trong khi giữ nguyên tốc độ phun.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.13. Diễn biến áp suất môi chất công tác trong xi lanh động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - ethanol theo các tốc độ phun ethanol khác nhau

Ảnh hưởng tới dòng nhiệt

Hình 3.14. Dòng nhiệt của động cơ khi thay đổi tốc độ phun ethanol vào đường nạp

Cũng giống như ảnh hưởng của thời điểm phun ethanol tới dòng nhiệt, khi thay đổi tốc độ phun ethanol thì dẫn tới sự giảm dòng nhiệt trong động cơ. Tuy nhiên, sự sụt giảm này cũng chỉ diễn ra xung quanh ĐCT trong thời điểm đầu của quá trình cháy giãn nỡ. Và sự thay đổi này không nhiều so với ảnh hưởng của thời điểm phun ethanol.

Ảnh hưởng tới tốc độ tỏa nhiệt của môi chất trong xi lanh

Diễn biến của tốc độ tỏa nhiệt của môi chất trong xi lanh khi khảo sát theo các tốc độ phun ethanol khác nhau được thể hiện chi tiết trên hình 3.15. Qua các kết quả này nhận thấy, thời điểm bắt đầu tỏa nhiệt của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - ethanol không muộn hơn so với với diesel khoáng cũng như so với các chế độ khảo sát có tốc độ phun cao hơn. Sự thay đổi lớn nhất của tốc độ tỏa nhiệt diễn ra xung quanh ĐCT ở thời điểm đầu của quá trình cháy giãn nở khi tốc độ phun ethanol thấp.

Hình 3.15. Tốc độ tỏa nhiệt của môi chất trong động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - ethanol khi thay đổi tốc độ phun ethanol vào đường nạp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Ảnh hưởng tới quy luật cháy của nhiên liệu

Kết quả về quy luật cháy của nhiên liệu động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - ethanol khi thay đổi tốc độ phun ethanol được thể hiện trên hình 3.16. Qua các kết quả này, nhận thấy quy luật cháy của nhiên liệu thay đổi rất nhỏ so với khi động cơ chỉ sử dụng nhiên liệu diesel khoáng. Điều này có thể được giải thích là do: thời điểm phun nhiên liệu diesel và lượng ethanol phun vào đường nạp không thay đổi, mặc dù tốc độ phun ethanol có thay đổi nhưng không ảnh hưởng tới các thời điểm cháy của nhiên liệu.

Hình 3.16. Quy luật cháy của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - ethanol khi thay đổi tốc độ phun ethanol vào đường nạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số phun ethanol vào đường nạp đến các chỉ tiêu công tác của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel ethanol​ (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)