CƠ CHẾ BỆNH SINH

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 5 ppsx (Trang 27 - 29)

Cơ thể cảm thụ với rung chuyển theo các tần số khác nhau và cũng bị tác động khác nhau. Theo E.A.Drogicina và I.K.Razumov, 1974, ở những người có một số lớn cơ quan cảm thụ tự nhiên với rung chuyển, không những ở trên cơ thể nơi tiếp xúc với rung chuyển mà còn ở trong cơ thể, nơi rung chuyển lan đến. Đó là những cơ quan cảm thụ ngoài da và những trung tâm, hệ thống cảm thụ của tổ chức H.Desoille, J.Scherrer, R.Truhaut, 1975, nêu lên hai loại cơ quan cảm thụ:

- Các nang lông nhạy cảm tối đa ở 40 Hz (dải tần số 5 - IOOHZ).

- Các tiểu thể Paccini ở sâu hơn, nhạy cảm tối đa ở 250Hz, (dải tần số 40 - 1000Hz).

Sự phân bố nhạy cảm với rung ở trên da phụ thuộc các vùng có nhiều tận cùng thần kinh.

Ngoài cơ quan cảm thụ ở da, rung chuyển tần số cao còn tác động đến cơ vân. Rung chuyển tần số từ 50 - 200Hz tác động đến gân hay khối cơ vân - xương ở người,

sẽ gây ra đồng thời phản xạ co cơ kéo dài và giãn các cơ có tác dụng ngược lại. Phản xạ co cơ xuất phát từ sự kích thích các đầu tận cùng của các bó thần kinh - cơ. Tác dụng còn kéo dài, dù đã ngừng tiếp xúc với rung.

Rung chuyển tần số cao dễ bị cơ thể dập tắt. Biên độ của các rung chuyển 35Hz đến lòng bàn tay, được giảm đi một nửa khi đến mu bàn tay, giảm còn 1/3 ở khuỷu tay và khi đến vai biên độ chỉ còn 1/10.

Khi sử dụng dụng cụ rung, tay phải đỡ sức nặng của máy, cơ co mạnh liên tục, tạo điều kiện cho việc dẫn truyền rung chuyển vào xương, vào các mặt khớp. Các mặt khớp dưới tác dụng của co cơ, siết vào nhau một cách bất thường. Sự rung chuyển liên tục lâu dài gây vi chấn thương, tác động đến khớp, phát sinh những tổn thương làm bong ra những mảnh xương hết sức nhỏ, từ đó xuất hiện những gai xương và những dị vật trong khớp, những lồi xương, vôi hoá. Những tổn thương thường khu trú ở lớp khuỷu vì ở khớp đó, những rung chuyển được dẫn truyền đến và hấp thu. Để giải thích hiện tượng thoái hoá, người ta kể đến tác động sao chép của các xương cẳng tay ở khuỷu, nơi không có lớp cơ bảo vệ. Có ý kiến cho rằng do một sự sắp xếp đặc biệt xương quay ngắn đi so với xương trụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoại tử xương bán nguyệt. Ở 25% bệnh nhân, người ta thấy có sự bất thường này và xương bán nguyệt phải chịu một sự tác động cơ học gây nên tổn thương và như vậy còn nhạy cảm đặc biệt với rung chuyển.

Xương thuyền bị tổn thương, cũng là vì xương này, do hình dạng, vị trí và chức năng của nó, tiếp xúc gắng sức theo trục xương. Trong thao tác búa hơi, xương chịu đựng chủ yếu những hậu quả của sự gấp và vặn quá mức, liên tục, phát sinh những tổn thương thực sự.

Về hội chứng Raynaud, I.Pyykko, 1974,cho rằng rung chuyển phá huỷ một số sợi thần kinh vận mạch. Sau một thời gian tiềm tàng, có sự biến đổi về phản ứng giải phẫu mạch máu và mạch bắt đầu phản ứng mạnh hơn với kích thích bên ngoài như lạnh.

W.S.Ashe, 1962, thấy rằng cơ ở lớp giữa thành mạch bị phì đại. Dù chỉ có ngón tay xanh tái trong nghiệm pháp lạnh, động mạch ở tay và bàn tay cũng vẫn bị co thắt lên đến tận động mạch cánh tay, các hình ảnh chụp mạch máu cho thấy như vậy. Có thể cơ chế bệnh sinh bệnh Raynaud như sau: qua hệ thần kinh giao cảm, yếu tố lạnh gây co mạch ở tay và bàn tay, vì có sự phì đại thành mạch, lưu lượng máu giảm nhiều so với bình thường và ở nơi mà áp lực trong lòng mạch tụt xuống quá thấp, mạch ở ngón tay xẹp đi và xuất hiện hiện tượng Raynaud.

L.Magos, G.Okos - 1963, cho rằng cơ chế co mạch là do trong thời gian tiếp xúc với rung, ở mạch máu có sự biến đổi mạnh về sinh hoá. Mạch càng trở nên nhạy cảm với lạnh cục bộ, mạch lại còn mất đi khả năng giãn mạch do lạnh (Capacity for com - induced vasodilatation) nữa. Các tác giả cho là tính quá mẫn cũng có thể do sự tích luỹ của chất tác động lên mạch, các chất này không bị phân giải ở nơi mạch bị tổn thương.

Trong sự nhạy cảm với lạnh, không có sự rối loạn co mạch mà chỉ có phản ứng giãn mạch chậm và yếu, do tác động trực tiếp của rung chuyển ở các mạch máu ngón tay và thần kinh ngoại biên và cũng còn do những biến đổi sinh hoá và các biểu hiện thiếu oxy.

T.N.Fiessenger và ctv, 1974, sau khi nghiên cứu lâm sàng ở một số trường hợp bệnh Raynaud ở thợ cưa rừng, nhận định rằng đó là một bệnh rối loạn vận mạch mà nguyên nhân là những vi chấn thương gây những tổn thương thần kinh do cơ chế thiếu oxy.

Theo Andreeva Galanina và Karpova, 1969 và Tamara P.Asanova, 1975, hội chứng rung chuyển là một bệnh toàn thân và sự điều hoà chức năng TKTƯ bị rối loạn... Theo J.F.Nalca, 1971, các phản xạ mạch rõ rệt hơn do có sự rối loạn trung tâm phản xạ. Giả thiết này vững vàng vì thực tế nhiều người thao tác với dụng cụ rung bị rối loạn thần kinh và có những biến đổi bất thường ở hệ TKTƯ.

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 5 ppsx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)