PHÒNG HỘ VÀ GIÁM ĐỊNH

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 5 ppsx (Trang 26 - 27)

Cần có những phương pháp dự phòng và xử trí sớm cho người bệnh gồm hai lĩnh vực phòng hộ: kỹ thuật và y tế.

4.1. Phòng hộ kỹ thuật

Các biện pháp phòng hộ kỹ thuật nhằm giảm nguồn sinh ra tiếng ồn như: chống va chạm, ma sát, sử dụng các vật liệu, công cụ mềm thay kim loại cứng...

- Thu hồi, triệt tiêu nguồn âm: Được thực hiện qua các ống, hộp giảm âm để làm bớt cường độ nguồn âm đã sinh ra.

- Cách ly, chống phản hồi, cộng hưởng âm: Bao gồm các biện pháp về kỹ thuật và thiết kế nhằm cô lập, cách ly nguồn âm hay hấp thụ bớt âm đã sinh ra. Tuy nhiên hiện nay các biện pháp kỹ thuật trên thường ít có hiệu quả vì thực hiện khó khăn phức tạp và nhất là thường không phù hợp, ảnh hưởng tới quy trình sản xuất.

4.2. Phòng hộ y tế

Hiện đang được tập trung nghiên cứu.

- Dụng cụ phòng hộ: Có nhiều loại nhưng tập trung trong 2 loại hình chính.

+ Nút tai có định hình hay không định hình.

+ Loa che tai đơn giản hay phức tạp như một mũ che cả tai và đầu.

Các loại dụng cụ này thường làm giảm từ 20 đến 45 db, như vậy sẽ đưa cường độ có hại xuống dưới mức gây hại.

Một yêu cầu cơ bản là các dụng cụ trên phải khít chặt nhưng không gây khó chịu, kích thích tai và không ảnh hưởng gì đến khả năng lao động.

- Tổ chức lao động nghỉ ngơi nhằm làm cho tai thích ứng được với tiếng ồn, không bị tình trạng quá mệt mỏi. Hiện nay, người ta thống nhất là nên rút ngắn thời gian lao động trong 1 ngày hơn là rút ngắn thời gian trong 1 tháng hay 1 năm, nhưng số lần và thời gian nghỉ ngơi trong 1 ngày thì còn chưa thống nhất cụ thể.

Luyện tập, thích ứng: Vai trò của thể dục, thể thao trong phòng hộ tiếng ồn là khá quan trọng vì nó là cơ sở cho các cơ ở vùng tai to khoẻ ra nên sẽ có lợi cho việc bảo vệ tai trong khi tiếng ồn quá mạnh. Việc tạo thời gian cho tai thích ứng, không bị co cứng các cơ bảo vệ tai trong trước tiếng ồn quá đột ngột cũng là cần thiết.

Chế độ nghỉ ngơi: Cần được tạo điều kiện để sau giờ lao động công nhân có thể nghỉ ngơi yên tĩnh, hoặc nghe nhạc nhẹ, có cường độ thích hợp nhằm cho tai được phục hồi trở lại nhanh sau những giờ tiếp xúc với tiếng ồn.

4.3. Giám định

Các trường hợp suy giảm thính lực, điếc nghề nghiệp cần được lập hồ sơ cho giám định khả năng lao động vì bệnh này không hồi phục. Trước hết, phải đánh giá sức nghe sau đó mới đánh giá khả năng lao động do mất khả năng nghe.

BNH RUNG CHUYN NGH NGHIP

rong quá trình sản xuất, rung chuyển là loại tác hại gặp thường xuyên với số người tiếp xúc nhiều. Rung chuyển có thể gây bệnh toàn thân hoặc cục bộ, cấp tính hay mạn tính tuỳ vào tần số và biên độ rung mà biểu hiện bệnh lý cũng khác nhau.

Rung chuyển tần số thấp gây bệnh say tàu, say xe, bệnh lý chủ yếu ở cơ quan tiền đình hoặc bệnh rung sóc gây đau lưng (rung sóc xe cộ).

Rung chuyển ở tần số cao gây tổn thương xương khớp, rối loạn vận mạch, tổn thương cơ, thần kinh, bệnh hay gặp ở khu vực cân cơ, thần kinh chi trên, bàn tay, cánh tay, cẳng tay và vai.

Bệnh rung chuyển nghề nghiệp thường là nói đến bệnh do rung chuyển ở tần số cao, cục bộ (RCNN). Bệnh RCNN thường tăng lên khi kết hợp với lao động nặng nhọc hoặc vi khí hậu xấu, bất thường, ồn và độc hại.

Thông thường có 3 dạng tiếng lý chính là: - Tổn thương xương khớp.

- Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud nghề nghiệp). - Tổn thương cơ, thần kinh.

Nguyên nhân bệnh RCNN còn là do tiếp xúc quá mức với rung chuyển cùng với cơ địa của từng bệnh nhân nên ai cũng bị bệnh và bệnh nặng nhẹ khác nhau tuỳ người này hay người khác.

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 5 ppsx (Trang 26 - 27)