Công tác nội nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng copia huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 29)

- Từ số liệu lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, chế độ mưa, nhiệt độ lập được biểu đồ khí tượng của vùng.

- Số hóa bản bồ hiện trạng, nhập các dữ liệu tọa độ để xem trạng thái rừng nào bị ảnh hưởng do thời tiết nhiều nhất.

- Từ số liệu lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, chế độ mưa, nhiệt độ lập được biểu đồ khí tượng của vùng bằng phần mềm ArcGis.

- Số hóa bản bồ hiện trạng, nhập các dữ liệu tọa độ để xem trạng thái rừng nào bị ảnh hưởng do thời tiết nhiều nhất.

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập từ các OTC được xử lý bằng các phương pháp thống kê toán học thích hợp.

Xác định các loài cây tham gia vào công thức tổ thành.

- Để xác định công thức tổ thành (CTTT), trước tiên cần phải xác định được thành phần các loài cây tham gia vào công thức tổ thành.

- Các loài cây chính là loài cây có số cây Ni≥Ntb sẽ được viết vào công thức tổ thành.

Trong đó:

Ntb: Là số cây trung bình mỗi loài, Ntb được tính bằng: Ntb=N / m (N: Tổng số cây các loài, m: tổng số loài). Khi đó CTTT được xác định bằng công thức:

Trong đó Ki: Là hệ số tổ thành loài I, được xác định bằng:

Ki= x 10 Ni: Số loài i N: Tổng số các loài cây m: Số loài tham gia CTTT Xi: Tên loài i

Tính hệ số tổ thành theo đơn vị 1/10. Trong công thức thứ tự loài có hệ số lớn hơn viết trước, tên của các loài được viết tắt.

Những loài có hệ số ki ≥ 1 được ghi hệ số trước tên viết tắt của loài. Những loài có hệ số 1> ki ≥ 0.5 có thể không ghi hệ số tổ thành mà đặt dấu “ + “ trước tên viết tắt của loài.

Những loài có hệ số 1< ki ≤ 0.5 có thể không ghi hệ số tổ thành mà đặt dấu “ - “ trước tên viết tắt của loài.

Những loài có Ni < Nb được gộp trong nhóm các loài khác (LK) và có hệ số ki = 10 – hệ số của các loài có Ni > Ntb.

Mật độ cây tái sinh:

Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

N/ha =

Trong đó: S : Tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2 ), n : Số lượng cây tái sinh điều tra được.

Chất lƣợng cây tái sinh

Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức: N% =

Trong đó: N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu.

Đánh giá nguy cơ cháy của vật liệu cháy

Dựa theo các phân hạng của J.S .Gould, W.L (2007) chia thành các cấp:[18] 1. Nguy cơ thấp 4. Nguy cơ rất cao

2. Nguy cơ trung bình 5. Nguy cơ cực kỳ cao 3. Nguy cơ cao

Nguy cơ Mô tả Điểm số Bề dầy(mm) Khối lƣợng (tấn/ha)

Không Không có VLC bề mặt, đất chơ trụi 0 - 0 Thấp Một lớp rất mỏng, chưa phân dải,

không liên tục

1 <10 2-6 Trung

bình

Lớp mỏng, chưa phân dải, liên tục 2 10-20 6-10 Cao Có lớp VLC liên tục, đã phân dải 3 15-25 10-14 Rất cao Có lớp VLC dày liên tục, đang phân

dải, cành nhánh dụng khong nhiều

3,5 15-25 12-16 Cự kỳ cao Có lớp VLC rất dầy, liên tục, có lớp cành nhánh dụng 4 >25 >16

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên của khu RĐD Copia

3.1.1. Lịch sử hình thành và phân khu chức năng

Khu RĐD Copia được thành lập theo quyết định số 729/QĐ-UB ngày 28/02/2002 của UBND tỉnh Sơn La, bao gồm địa giới hành chính của 3 xã : Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm thuộc huyện Thuận Châu.

3.1.2. Vị trí địa lý

Khu RĐD Copia nằm ở phía Tây – Nam thị trấn Thuận Châu, cách thành phố Sơn La 70 km về phía Tây; gồm các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm (thuộc huyện Thuận Châu).

- Phía Bắc: Giáp tiểu khu 245a, 242 và 234 thuộc xã Long Hẹ và Chiềng Bôm. - Phía Nam: giáp 2 xã Chiềng Phung và Nậm Ty của huyện Sông Mã. - Phía Đông: giáp tiểu khu 256, 265, 279 thuộc xã Nậm Lầu.

- Phía Tây: Giáp tiểu khu 246, 259, 271a thuộc xã Co Mạ. Trên tọa độ: 21017’30’’ đến 21025’54’’ vĩ độ Bắc.

103032’00’’ đến 103044’00’’ kinh độ Đông. - Diện tích: 11.365 ha

3.1.3. Địa hình, địa mạo

Khu rừng đặc dụng Copia là khu vực miền núi có độ cao dao động trong khoảng từ 550m đến trên 1800m, độ cao trung bình khu vực vào khoảng 1100 – 1200m. Dải núi cao nhất Trông Sia – Copia – Long Nọi với nhiều đỉnh núi cao trên 1500m như Copia (1816,8m), Trông Sia (1742,6m) ở phía Tây Nam đỉnh Copia, Long Nọi (1687m) ở phía Đông Bắc đỉnh Copia, chạy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc chia khu bảo tồn thành hai phần chính. Phần Đông Nam chiếm diện tích lớn hơn chủ yếu là lưu vực của suối Nậm Ty thuộc hệ thống sông Mã có đặc trưng địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; phần Tây Bắc có diện tích nhỏ hơn song tính trung bình lại cao hơn, có xu thế thấp dần về tây bắc đối với phần diện tích lưu vực Hủa Nhử của sông Mã và về phía đông bắc đối với lưu vực suối Nhộp đổ về sông Đà. Rìa Tây Nam của khu bảo tồn có dải núi kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với nhiều đỉnh cao 1500 – 1700m là đường chia nước lưu vực Hủa Nhử và Nậm Ty với Nậm Pin. Lưu vực các suối thuộc hệ thống sông Đà chiếm diện tích khá khiêm tốn ở phần Tây Bắc khu bảo tồn, được phân cách với lưu vực Hủa Nhử.

3.1.4. Thổ nhưỡng

Với quá trình hình thành đất và địa chất trong khu RĐD Copia và kết quả điều tra khảo sát của các chuyên gia lập địa. Ở Copia bước đầu tìm hiểu có các loại đất chính sau:

- Đất mùn vàng xám núi cao: Ở độ cao 1.500 – 2.000m so với mực nước biển, hình thành trên đá mẹ Masma axít, đá phiến thạch sót tập trung ở dãy giông chính Trôngsia, Copia, Long Nọi hoặc trên dãy từ đỉnh núi Câu Đường đi đỉnh núi Huổi Một, Huổi Viếng.

Đất Feralit mùn có màu vàng gạch cua nhạt trên độ cao 1.000m đến 1.500m, tập trung ở dãy núi Đông Nam của giông chính thuộc khu vực Gieo Bay.

* Đất Feralit vàng nâu trên đất sét và đá biến chất nằm ở độ cao 1.200 – 1.500m, độ dày A trên 1m thuộc dãy núi Huổi Viếng, Huổi Nhộp.

* Đất Feralit biến đổi do canh tác nương rẫy hay do bồi tụ ven suối. Đất tầng A có độ dày trên 1m, độ dốc 150

–250, đất tốt có nhiều khả năng năng phục hồi rừng tái sinh tự nhiên.

Đánh giá chung các loại đất ở khu RĐD Copia Thuận Châu – Sơn La: Tầng đất từ trung bình đến dày (trong khoảng 0,5m đến 1m).

Độ phì của đất Con khá cao, đất Con nhiều tính chất đất rừng Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình

Độ PH qua xác định nhanh có trị số 5,5 đến 6,5

Tỷ lệ mùn trong đất khá cao đặc biệt vùng đất nằm trong khu rừng kín thường xanh của khu bảo tồn.

Đất rừng tơi xốp Con niều khả năng giúp tái sinh phục hồi rừng nếu hạn chế được tình trạng đốt nương làm rẫy của người dân.

3.1.5. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu

Khí hậu khu rừng đặc dụng Copia mang tính chất nhiệt đới gió mùa của khu Tây Bắc, một năm có 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. + Mùa khô từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau.

Lượng mưa trung bình từ 1.500 –1.600mm/năm, tập trung vào tháng 5 đến tháng 8, chiếm 70% lượng mưa cả năm.

+ Nhiệt độ trung bình năm 190C (bình quân tối cao 320C, bình quân tối thấp 140

C).

+ Độ ẩm độ trung bình 85% (bình quân tối cao 90%, tối thấp – 70%). Khu RĐD Copia do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam nên nhiệt độ bị khô hanh, vào tháng 3-4 chúng nên dễ gây ra cháy rừng.

Ở Copia còn có hiện tượng sương muối và băng giá xuất hiện vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1 gây nhiều thiệt hại cho cây trồng và ảnh hưởng sức khỏe vật nuôi và người dân ở đây.

- Thủy văn

Khu rừng đặc dụng Copia không có sông lớn, chỉ có suối đầu nguồn gồm: + Hệ thống suối Nậm Nhộp thuộc xã Chiềng Bôm là đầu nguồn của Suối Nậm Muội đổ ra sông Đà.

+ Hệ suối Hủa Lương, Hủa Nhử (Suối Đen) bắt nguồn từ lưu vực Tây Bắc Copia, chảy hướng Tây và Tây Bắc đổ ra suối lớn đổ về Sông Mã.

+ Hệ suối Nậm Lu, suối Kép, Hủa Ty, suối Lầu, suối Ty chảy ra sông Mã. Ngoài ra Con có một số suối chi phối khu Rừng đặc dụng Copia như suối Liếp, suối Nậm Cang...

+ Diện tích các hệ suối nêu trên 200 km2.

Phần lưu vực tụ nước chính trong khu rừng đặc dụng Copia: 160km2

. Độ dài các dòng suối trong khu Bảo tồn khoảng trên 80km (tổng chiều dài của các suối lớn và nhỏ).

Thực trạng điều tra khí hậu, thủy văn khu rừng đặc dụng Copia thấy cần thiết và cấp bách bảo vệ vì ngoài giá trị gìn giữ tính đa dạng của động, thực vật và đời sống dân sinh ở đây, chúng Con có giá trị là rừng phòng hộ đàu nguồn của sông Đà và sông Mã.

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu RĐD Copia.

3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

Theo số liệu thống kê của các địa phương năm 2011 trong Khu RĐD cụ thể như sau:

- Xã Long Hẹ

Long Hẹ là xã vùng cao của huyện Thuận Châu cách trung tâm huyện 52 km tổng diện tích tự nhiên của xã là 11.558,2 ha. Đến năm 2011 xã có 19 bản trong đó 14 bản là dân tộc Mông, 4 bản là dân tộc Kháng, 1 bản là dân tộc

Thái, tổng dân số của xã là 3.646 nhân khẩu trong 615 hộ. Theo thống kê có 1.861 nhân khẩu Nam và 1.785 nhân khẩu Nữ.

Thành phần dân tộc : xã có 5 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Mông 377 hộ chiếm 61,3%, dân tộc Kháng 132 hộ chiếm 21,4%, dân tộc Thái 104 hộ chiếm 16,9%, dân tộc Khơ Mú 1 hộ chiếm 0,16%, dân tộc Kinh 1 hộ chiếm 0,16%. Trong năm 2011 toàn xã có 355/615 hộ là hộ nghèo chiếm 57,72%.

- Xã Co Mạ

Xã Co Mạ là xã vùng III đặc biệt khó khăn, nằm ở trung tâm 6 xã vùng cao và cách trung tâm huyện Thuận Châu 41 km. Tổng diện tích tự nhiên là 14.420 ha, toàn xã có 963 hộ với 5.608 nhân khẩu, có 3 dân tộc sinh sống là Mông, Mường và Kháng, toàn xã có 564 hộ nghèo chiếm 58,5%, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương, trồng ngô; chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, dê, gia súc, gia cầm địa phương, chưa có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Xã Chiềng Bôm

Chiềng Bôm là xã cách trung tâm huyện Thuận Châu hơn 10 km, là xã vùng cao khó khăn của huyện, theo thống kê năm 2011 thì diện tích tự nhiên của xã là 9.158 ha, trong toàn xã có 1.081 hộ với 5.692 nhân khẩu, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,6%. Qua điều tra rà soát toàn xã có 507 hộ nghèo bằng 44,28% số hộ và 346 hộ cận nghèo bằng 30,22% số hộ toàn xã, số hộ thoát nghèo trong năm 2011 là 104 hộ bằng 260% so với kế hoạch.

3.2.2. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp

Cơ cấu đất đai của Khu bảo tồn gồm 3 loại đất chính là: Đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp với thành phần như sau.

- Diện tích đất lâm nghiệp là 11.352,09 chiếm 99,88% (trong đó, có rừng là 5.589,73 ha, chưa có rừng là 5.762,36 ha).

- Diện tích đất nông nghiệp là 3,24 ha, chiếm 0,03%. - Diện tích đất phi nông nghiệp là 10,73 chiếm 0,09%. - Sản xuất nông nghiệp

Qua hai đợt khảo sát tại các xã trong khu RĐD Copia chúng tôi đã thống kê số liệu về tình hình sử dụng đất sản xuất trong nông nghiệp của từng xã và được trình bày dưới bảng 1 sau.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tại 03 xã thuộc rừng đặc dụng Copia

Stt Các loại đất

Long Hẹ Co Mạ Chiềng Bôm

Diện tích Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ % Tổng diện tích đất tự nhiên 11.614,00 100 14.715,00 9.260,00 1 Đất lâm nghiệp 8.923,37 76,8 11.891,79 80,8 7.726,68 83,4 a Đất có rừng 5.124,50 8.703,60 4.341,81 - Rừng tự nhiên 4.317,77 7.858,85 3.551,18 - Rừng trồng 806,73 844,75 790,63 b Đất chưa có rừng 3.798,87 3.188,19 3.384,86 2 Đất sản xuất nông nghiệp 2.366,60 20,4 2.509,69 17,1 1.383,10 14,9 3 Đất phi nông nghiệp 143,55 1,2 172,06 1,2 118,71 1,3 4 Đất chưa sử dụng khác 180,48 1,6 141,46 1,0 31,51 0,3

Nguồn: UBND các xã Chiềng Bôm, Long Hẹ, Co Mạ

Nhìn chung đời sống của cộng đồng dân cư trong khu RĐD Còn chậm phát triển, mang nặng tính tự cung tự cấp, phương thức canh tác đơn giản lạc hậu, năng suất thấp.

Các hoạt động kinh tế trong vùng chủ yếu: trồng cây lương thực, trồng lúa nước và canh tác nương rẫy, trồng hoa màu.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở qui mô gia đình đáp ứng sinh hoạt tại chỗ của các cộng đồng làng bản giúp giải quyết một phần trong bữa ăn hàng ngày và phục vụ các ngày tết, lễ hội, cưới xin ma chay, chăn nuôi ở quy mô nhỏ

chưa có định hướng sản xuất lớn trở thành hàng hóa, đóng góp vào thu nhập gia đình, tăng tổng giá trị sản phẩm cho chăn nuôi gia đình. Chăn nuôi công nghiệp chưa được định hướng phát triển.

Về cây công nghiệp, kinh tế trang trại đồi rừng Con hạn hẹp, chỉ ở mức khiêm tốn. Ngoài cây chè được chú ý và mở rộng ở một số nơi, cây cà phê đã được đưa vào thử nghiệm vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế. Ở đây cây bông cũng được trồng chỉ nhằm mục đích phụ vụ tại chỗ, các sản phẩm cây công nghiệp nhìn chung chưa thể hiện là 1 thế mạnh và là mặt hàng hóa có giá trị của khu vực.

- Sản xuất lâm nghiệp

Các xã trong khu RĐD tiếp tục chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Phối hợp với các đơn vị chức năng và các ban quản lý lâm nghiệp tiến hành thống kê rà soát quy hoạch phát triển rừng theo nghị định HĐND huyện, Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Thành lập tổ kiểm tra tổ chức kiểm tra rừng tại một số khu vực trọng điểm có biểu hiện chặt phá rừng trái phép, thực hiện tốt công tác PCCCR, qua thống kê sơ bô của đoàn công tác thì tình hình sản xuất được thể hiện qua bảng 2 sau:

Bảng 3.2.Thống kê tình hình sản xuất lâm nghiệp tại khu RĐD Copia

Lĩnh vực thống kê ĐVT Chiềng Bôm Co Mạ Long Hẹ Tổng diện tích rừng ha 2.834 10.361 4008,40 1 Quản lý bảo vệ rừng ha 410 5.848 2 Rừng sản xuất ha 3 Rừng phòng hộ/661 ha 611,96 4 Rừng đặc dụng ha 5 Rừng trồng mới ha 100 347,3 6

Rừng khoanh nuôi, tái sinh ha 2.324 660 3396,44 7

Trong năm qua xã Chiềng Bôm: trồng mới được 100 ha, đạt 100% kế hoạch. Tiếp tục khoanh nuôi, tái sinh được 194,4 ha rừng dự án KfW7, phát hiện và xử ký 4 trường hợp có hành vi mang phương tiện khai thác gỗ vào rừng, báo cáo các cấp chính quyền xử lý theo pháp luật đối với 1 đối tượng hủy hoại rừng, công tác PCCCR được thực hiện tốt nên không xảy ra vụ cháy rừng nào.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Trong 3 xã của khu RĐD đã có đường ô tô, ngày khô ráo có thể tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng copia huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)