trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường đất
Hoạt động khai thác đá vôi trắng có một số ảnh hưởng nhất định đến môi trường đất, có thể gây tai biến địa chất trong khai thác đá vôi trắng trên địa bàn huyện Lục Yên, Yên Bái chủ yếu là quá trình sạt lở bờ moong khai thác, sạt lở bãi thải… Các quá trình này xảy ra do nhiều nguyên nhân như nổ mìn làm giảm tính liên kết trong đá, góc dốc bờ moong khai thác lớn không đảm bảo an toàn hoặc do áp lực khối lượng thải lớn, độ cao bãi thải vượt quá quy định, khi mưa xuống, đất đá tăng độ ẩm, lực trượt lớn hơn lực ma sát dẫn tới trượt hoặc sạt lở bãi thải.
Bờ moong khai thác thẳng đứng tại mỏ RK, Lục Yên
Sạt lở đá tại công trường khai thác đá trắng
Từ các kết quả hiện trạng môi trường đất tại khu vực khai thác đá vôi trắng và khu vực sản xuất bột carbonat calci cho thấy hầu hết môi trường đất tại khu vực khai thác và chế biến đá vôi trắng chưa bị ảnh hưởng nhiều. So với các quy chuẩn áp dụng đối với khu vực sản xuất thì hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, chi tiết tại Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất tại một số mỏ đá vôi trắng trên địa huyện Lục Yên
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 03- MT:2015/BTNMT (Đất công nghiệp) Mỏ đá vôi trắng Đào Lâm Mỏ đá vôi trắng Nà Kèn Mỏ đá vôi trắng Bà Nà MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5 MĐ6 1 pH - 6,4 6,4 6,2 6,3 6,1 6,2 - 2 As mg/kg KPH KPH KPH KPH KPH KPH 25 3 Cd mg/kg 0,32 0,21 0,25 0,28 0,38 0,33 5 4 Pd mg/kg 25,8 30,1 19,8 19,5 22,3 22,5 200 5 Cu mg/kg 48,4 45,0 46,2 41,5 42,8 44,1 200 6 Zn mg/kg 32,7 35,2 36,4 39,5 40,2 41,1 200
(Nguồn: Kết quả phân tích năm 2020)
Ghi chú: QCVN 03-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất (Đối với đất sử dụng với mục đích công nghiệp)
KPH: Không phát hiện (-): Không quy định
So sánh kết quả mẫu đất của các mỏ đá vôi trắng: Đào Lâm, Nà Kèn và Bà Nà với QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho thấy các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất tại tất cả các vị trí, khảo sát đều đáp ứng theo QCVN. Hiện tại đất tại khu vực các mỏ đá không bị ô nhiễm bởi bất kỳ một nhân tố kim loại nặng
Tuy nhiên, đất đá thải trong quá trình khai thác, chế biến đá vôi trắng là vấn đề hết sức quan tâm và hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho một số mỏ và Nhà máy của tỉnh Yên Bái trong công tác quản lý, xử lý chất thải này. Lượng phát sinh và biện pháp quản lý đất đá thải tại mỏ đá Nà Kèn và Nhà máy chế biến đá của Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam: Lượng đất đá thải phát sinh của mỏ là 1,2 triệu m3 cho cả đời dự án là 30 năm; lượng đầu mẩu, ba via, bùn từ công trình xử lý nước thải của Nhà máy phát sinh 1,48 triệu m3 cho cả đời dự án là 50 năm. Như vậy, tổng lượng đất đá thải cho cả mỏ và Nhà máy là 2,68 triệu m3, diện tích bãi thải là 08 ha, chiều cao đổ thải trung bình là 33,5 m. Trong giai đoạn 2014 - 2016 đã xảy ra tình trạng nước mưa chảy tràn đã mang theo bột đá tại bãi thải của Mỏ đá Nà Kèn của Công ty TNHH đá cẩm thạch R.K Việt Nam ra mương thủy lợi và gây bồi lấp diện tích ruộng lúa, cây hoa mầu và ao của người dân thôn Cốc Há với diện tích 10 ha. Tình trạng này đã chấm dứt từ năm 2016 sau khi Công ty xây dựng bãi thải mới được chám lấp thành và đáy cẩn thận và chỉ để chứa riêng bột đá từ công trình xử lý nước thải Nhà máy.
Quá trình khai thác sẽ tàn phá cảnh quan, làm giảm tính liên kết của đất và làm mất đất, mất rừng. Mặt khác, trong quá trình khai thác đá khối và chế biến đá vôi trắng có thải ra lượng lớn nước thải, loại nước thải này thường chứa nhiều bùn bột đá. Nước thải này và bùn bột đá trong nước thải nếu không đổ thải đúng chỗ sẽ chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ngấm vào đất gây ô nhiễm đất xung quanh khu vực khai thác và chế biến.
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường nước
3.3.2.1. Chất lượng nước mặt
Trên địa bàn huyện Lục Yên nguồn nước mặt có liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trắng là suối Cốc Há và Ngòi Biệc, xã Liễu
Bình của tỉnh Yên Bái. Hồ Thác Bà là một hồ nhân tạo lớn ở nước ta, hồ được hình thành từ khi công trình thủy điện Thác Bà được xây dựng. Hiện nay, hồ Thác Bà ngoài chức năng phục vụ phát điện cho nhà máy Thủy điện Thác Bà, hồ Thác Bà còn có một số chức năng quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội khu vực, trong đó riêng với hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trắng thì Hồ Thác Bà là tuyến đường vận tải nguyên vật liệu, sản phẩm quan trọng, cung cấp nước cho sản xuất vì các Mỏ và Nhà máy đều nằm tiếp giáp với mặt nước hồ Thác Bà. Đồng thời đây là nguồn cung cấp nước cho Nhà máy nước Yên Bái để sản xuất và cấp nước sinh hoạt cho toàn thành phố Yên Bái và thị trấn Yên Bình. Kết quả đánh giá nước mặt tại Bảng 3.4
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại một số mỏ đá vôi trắng trên địa huyện Lục Yên
T T Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08- MT:2015/ BTNMT (Cột B1) Mỏ đá vôi trắng Đào Lâm Mỏ đá vôi trắng Nà Kèn Mỏ đá vôi trắng Bà Nà NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 1 pH - 6,9 6,9 6,3 6,5 6,2 6,4 5,5-9 2 DO mg/l 5,34 6,13 6,10 6,15 5,81 6,12 ≥4 3 TSS mg/l 55 60 72 85 63 66 50 4 COD mg/l 42 55 46 38 44 52 30 5 BOD5 mg/l 18 22 20 25 17 19 15 6 Nitrit (NO2-) mg/l <0,008 <0,008 <0,008 <0,008 <0,008 <0,008 0,05 7 As mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,05 8 Cd mg/l <0,00005 <0,00005 <0,00005 <0,00005 <0,00005 <0,00005 0,01 9 Pb mg/l <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 0,05 10 Cu mg/l 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,5 11 Zn mg/l <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 1,5 12 Fe mg/l 0,01 0,02 0,05 0,04 0,03 0,05 1,5 13 Tổng dầu, mỡ mg/l 0,12 0,15 0,23 0,22 0,11 0,18 1
Như vậy, có thể thấy chất lượng nước mặt của 03 mỏ đá vôi trắng: Đào Lâm, Nà Kèn và Bà Nà về cơ bản nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (Cột B1); đối với nguồn nước Ngòi Biệc, xã Liễu Đô, các thông số TSS, COD, BOD5 cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Nguyên nhân của của sự không phù hợp là do hệ thống hố lắng nước mưa chảy tràn tại các mỏ chưa đáp ứng được yêu cầu, cần phải nâng cấp, cải tạo để đạt công năng xử lý như tính toán.
3.3.2.2. Chất lượng nước thải
Do tính chất hoạt động của mỏ đá vôi trắng, chủ yếu sử dụng máy móc và thuốc nổ để khoan nổ mìn phá đá đối với đá làm bột carbonat calci, đá làm vật liệu xây dựng, không dùng nước để khai thác nên tác động đến môi trường nước chủ yếu là do nước mưa chảy tràn qua bề mặt khai trường cuốn trôi bụi bẩn gây ảnh hưởng đến môi trường nước khu tiếp nhận. Ngoài ra, trong quá trình khai thác đá khối làm đá ốp lát có sử dụng nước trong quá trình khoan tạo lỗ luồn dây kim cương và quá trình cắt bằng dây kim cương trong quá trình khai thác, quá trình rửa đá làm nguyên liệu đưa vào sản xuất (đá làm bột
Carbonat Calci), nước mưa chảy qua bãi tập kết đá tại bãi đá nguyên liệu phát
sinh nước thải mang theo bột đá, bùn đất. Nguồn tác động nữa có thể ảnh hưởng tới môi trường nước là lượng nước sinh hoạt thải ra từ cán bộ công nhân viên.
- Tác động đến nước mặt: Nước thải của khu khai thác đá bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ khai thác đá khối và nước thải được hình thành trên khai trường do các dòng chảy bề mặt, nước rửa đá nguyên liệu và nước mưa qua bãi tập kết đá nguyên liệu. Mưa và sự vận chuyển của dòng nước gây ra hiện tượng rửa trôi làm tăng độ đục và chất rắn lơ lửng trong nước. Như vậy, khi có mưa sẽ gây ra dòng nước thải bị ô nhiễm chất thải rắn lơ lửng khi tốc độ xói mòn
tuần hoàn để thu lại bột đá, một phần rò rỉ chảy ra ngoài mang theo cặn lở lửng được thải ra môi trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Ngoài việc bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng, nước chảy tràn của khu vực mỏ đá vôi trắng, nguồn nước mặt còn bị ô nhiễm do tồn dư của các khí trong đá sau khi nổ mìn. Các khí này chủ yếu là SO2, CO, CO2. Khi hoà tan các chất khí này vào nước sẽ tạo ra các gốc axít như SO4, SO3.
- Tác động đến nước ngầm: do sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên, tiến hành trên mặt đất nên quá trình khai thác ít ảnh hưởng tới nước ngầm. Mặt khác, do đặc điểm của khu vực khai thác đá vôi trắng, nền địa chất chủ yếu là đá vôi và đá đôlômít có độ thấm nước thấp và các hoạt động khai thác đá vôi chủ yếu được thực hiện trên bề mặt không khoan sâu vào tầng nước ngầm. Vì vậy, quá trình khai thác không ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm khu vực. Tương tự như khai thác thì quá trình chế biến đá cũng ít ảnh hưởng tới nước ngầm do nước thải được chứa trong các bể hoặc ao và bơm tuần hoàn lại sản xuất.
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại một số mỏ đá vôi trắng trên địa huyện Lục Yên
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 40:2011/ BNTMT (Cột B) Mỏ đá vôi trắng Đào Lâm Mỏ đá vôi trắng Nà Kèn Mỏ đá vôi trắng Bà Nà NT1 NT2 NT3 1 pH - 7,1 6,8 7,5 5,5-9 2 BOD5 mg/l 4,8 5,3 6,2 50 3 TSS mg/l 110 120 105 100 4 Sunfua mg/l 0,14 0,05 0,19 0,5 5 Nitrat mg/l 0,453 0,25 0,33 - 6 Coliform MPN/ 100ml 7000 6000 5500 5000
(Nguồn: Kết quả phân tích năm 2020)
Qua kết quả phân tích, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải đưa vào rãnh thoát nước và dẫn ra nguồn nước Ngòi Biệc, xã Liễu Đô cơ bản đều đạt QCVN 40:2011/BNTMT (Cột B). Nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ đá cuốn theo đất, đá thải và các chất hữu cơ rơi vãi,… xuống nguồn nước, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước mặt. Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh môi trường của các khu vực mỏ đá thì các mỏ đá đã thực hiện thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn vào hệ thống rãnh thoát nước tại công trường, không để xảy ra hiện tượng nước tù đọng làm phát sinh mầm bệnh và nơi trú ngụ của các côn trùng, sâu bọ gây bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trên công trường.
Các chỉ tiêu về Coliform, TSS của nước thải có cao hơn tiêu chuẩn quy định. Nguyên nhân, như đã nêu trên, nguồn nước thải chủ yếu do sử dụng của cán bộ, công nhân trong khu mỏ, các chỉ tiêu không đạt chuẩn là do hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chưa được xây dựng đúng quy định, do đó nguồn thải chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Biện pháp khắc phục, xây dựng hệ thống công trình vệ sinh và thu gom nước thải để xử lý bằng các bể tự hoại để xử lý trước khi thải ra môi trường.
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường không khí
Theo kết quả quan trắc môi trường không khí tại các vị trí là khai trường khai thác, tuyến đường vận chuyển và khu vực gần nhà dân tại Bảng 3.6
Bảng 3.6. Chất lượng môi trường không khí tại một số mỏ đá vôi trắng trên địa huyện Lục Yên
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích 3733/2002/ QĐ-BYT QCVN 05:2013/ BTNMT QCVN 26:2010/ BTNMT Mỏ đá vôi trắng Mỏ đá vôi trắng Mỏ đá vôi trắng
Lâm Kèn KK1 KK2 KK3 1 Nhiệt độ 0C 27,2 26,8 26,4 18-32 - - 2 Độ ẩm % 69,2 72,5 75,9 40-80 - - 3 Tiếng ồn (Leq) dBA 90 95 86 85 - 70 4 CO mg/m3 1,85 2,13 1,76 40 30 - 5 NO2 mg/m3 <0,005 <0,005 <0,005 10 0,2 - 6 SO2 mg/m3 <0,012 0,025 0,034 10 0,35 - 7 Bụi PM10 mg/m3 0,067 <0,005 0,076 - 0,15 - 8 Bụi SiO2 mg/m3 0,071 0,065 0,123 - - -
(Nguồn: Kết quả phân tích năm 2020)
Như vậy, các khí độc hại gồm: CO, NO2, SO2 đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn. Các hoạt động khai thác đá vôi trắng có tác động đến môi trường không khí bao gồm hoạt động khoan; Nổ mìn; San gạt và vận chuyển đá; Đổ thải tại bãi thải; Chế biến đá (quá trình nghiền, xúc bốc,…).
Thông thường các hoạt động khoan, nổ mìn diễn ra trên các đỉnh núi với độ cao lớn nên bụi và khí thải sẽ phát tán ra môi trường xung quanh theo chiều gió. Mức độ và phạm vi tác động đến môi trường không khí của các hoạt động trên phụ thuộc vào tần suất, mức độ tập trung của hoạt động khai thác và các yếu tố khí tượng như gió, mưa…, cụ thể như sau:
* Hoạt động khoan, nổ mìn
- Hoạt động khoan: Hoạt động này gây tác động đến môi trường không khí chủ yếu là bụi. Song do công suất của máy khoan không lớn nên bụi phát thải ra nhỏ, không làm ô nhiễm lớn tới môi trường không khí mà chỉ tác động đến sức khoẻ của người lao động trực tiếp. Thành phần bụi chủ yếu là bụi đá
có thành phần cấp hạt khác nhau và bụi silic. Loại bụi này sẽ tác động mạnh đến sức khoẻ của người lao động, đặc biệt gây ra các bệnh về phổi.
- Hoạt động nổ mìn: Sau quá trình nổ mìn, toàn bộ đá tơi sẽ được phân loại hoặc được gạt xuống khu vực bãi xúc bên dưới. Theo kết quả quan trắc môi trường tại mỏ thực nghiệm và kết quả đo đạc tháng 4/2018 tại mỏ đá Cốc Há II của Trung tâm mạng lưới Khí tượng thủy văn và Môi trường cho thấy các khí như: SO2, CO, CO2… đều thấp hơn quy chuẩn cho phép; bụi là nhân tố gây ô nhiễm môi trường tại khu vực: tại vị trí cách chân núi diễn ra nổ mìn (trên đỉnh núi với độ cao 400 mét), hàm lượng bụi đo được tăng lên nhiều từ 160
g/m3 (khi chưa nổ mìn) lên 280 g/m3 (tại thời điểm nổ mìn). Do đó, lượng bụi phát sinh tương đối lớn nhưng lại phát tán vào không khí là lắng đọng nhanh, ít tác động đến sức khoẻ của người lao động và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, hoạt động nổ mìn là nguyên nhân gây nên ô nhiễm tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Để khắc phục, cần phải chia nhỏ các đợt nổ mìn, chia mỏ số lượng thuốc nổ sử dụng trong mỗi lần nổ để giảm tiếng ồn ra môi trường xung quanh.
* Hoạt động vận chuyển và xúc bốc
Hoạt động vận chuyển đá chủ yếu bằng ô tô gồm vận chuyển trong phạm vi khai trường ra bãi thải và vận chuyển từ khai trường mỏ đến khu vực