2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Số liệu, tài liệu được điều tra, thu thập ở các tổ chức, cơ quan, cơ sở như: - Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở ban ngành khác có liên quan của tỉnh Yên Bái.
- UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- UBND xã Lâm Thượng, xã An Phú và thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Một số cơ sở được cấp phép khai thác và chế biến đá vôi tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Cộng đồng dân cư xung quanh khu vực khai thác đá vôi trắng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp
* Phỏng vấn bằng phiếu điều tra.
- Phạm vi phỏng vấn: Tiến hành điều tra về hiện trạng môi trường và sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực khai thác đá vôi trắng thông qua 150 phiếu điều tra ngẫu nhiên.
- Đối tượng phỏng vấn: Người dân tại xã Lâm Thượng (50 phiếu), xã An Phú (50 phiếu) và thị trấn Yên Thế (50 phiếu).
- Hình thức phỏng vấn: + Phát phiếu điều tra. + Phỏng vấn trực tiếp.
Kết quả khảo sát được đo lường với các mức độ được đánh giá: - Rất ô nhiễm - Ô nhiễm - Ô nhiễm trung bình - Ô nhiễm nhẹ - Không ô nhiễm 2.3.3. Phương pháp kế thừa
Khai thác và kế thừa các các báo cáo, bản đồ, công trình xây dựng của các đơn vị và cơ quan nghiên cứu. Thu thập, phân tích các thông tin về khai thác và chế biến khoáng sản,... thông qua các dữ liệu thu thập từ nghiên cứu, báo cáo, khảo sát.
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích
2.3.4.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất
Để đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường đất, mẫu đất được lấy tại 3 khu vực:
- Khu vực mỏ đá vôi trắng Nà Kèn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên. - Khu vực mỏ đá vôi trắng Bà Nà, xã An Phú, huyện Lục Yên.
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường đất Vị trí lấy mẫu Tiêu chuẩn so sánh Mỏ đá vôi trắng Đào Lâm Mỏ đá vôi trắng Nà Kèn Mỏ đá vôi trắng Bà Nà Số lượng mẫu đất (ký hiệu mẫu) 02 (MĐ1, MĐ2) 02 (MĐ3, MĐ4) 02 (MĐ5, MĐ6) QCVN 03- MT:2015/BTNMT (Đất công nghiệp) - Các chỉ tiêu phân tích: pH, các kim loại nặng trong đất (As, Cd, Pd, Cu, Zn).
- Phương pháp phân tích: Phân tích các kim loại nặng bằng phương pháp SMEWW 3125:2005 và EPA 3051 - 1996; pH theo EPA 9045C - 1999.
2.3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước Vị trí lấy mẫu Tiêu chuẩn so sánh Mỏ đá vôi trắng Đào Lâm Mỏ đá vôi trắng Nà Kèn Mỏ đá vôi trắng Bà Nà Số lượng mẫu nước mặt (ký hiệu mẫu) 02 (MM1, MM2) 02 (MM3, MM4) 02 (MM5, MM6) QCVN 08- MT:2015/BTNMT Số lượng mẫu nước thải (ký hiệu mẫu) 01 (NT1) 01 (NT2) 01 (NT3) QCVN40:2011/ BNTMT (Cột B)
a. Đối với nước mặt:
Chỉ tiêu phân tích: pH, DO, TSS, COD, BOD5 (200C), Nitrit (NO2-), As, Cd, Pb, Cu, Zn, Fe, tổng dầu, mỡ.
- Phương pháp lấy, bảo quản mẫu theo các tiêu chuẩn sau:
+ TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
+ TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
+ TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
Phương pháp phân tích: Tùy từng chỉ tiêu phân tích mà ta sử dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể như: pH đo bằng máy theo TCVN 6492:1999; COD hương pháp oxi hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491:1999; BOD5 pha loãng và cấy bổ xung allylthiourea theo TCVN 6001-1:2008; kim loại nặng phân tích bằng phương pháp SMEWW 3125:1999, TSS phân tích theo TCVN 6625:2000...
b. Đối với nước thải
- Chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5 (200C), TSS, Sunfua, Nitrat (NO3-), tổng coliforms.
- Phương pháp lấy, bảo quản mẫu và xác định các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn tại các tiêu chuẩn ban hành kèm theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Phương pháp phân tích: Tùy từng chỉ tiêu phân tích mà ta sử dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể như: pH đo bằng máy theo TCVN 6492:1999; COD phương pháp oxi hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491:1999; BOD5 pha loãng và cấy bổ xung allylthiourea theo
TCVN 6001-1:2008; kim loại nặng phân tích bằng phương pháp SMEWW 3125:1999, TSS phân tích theo TCVN 6625:2000...
2.3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí Vị trí lấy mẫu Tiêu chuẩn so sánh Mỏ đá vôi trắng Đào Lâm Mỏ đá vôi trắng Nà Kèn Mỏ đá vôi trắng Bà Nà Số lượng mẫu (ký hiệu mẫu) 01 (KK1) 01 (KK2) 01 (KK3) - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT - QCVN 05:2013/BTNMT - QCVN 26:2010/BTNMT
- Chỉ tiêu quan trắc: Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, Co, NO2, SO2, Bụi PM10, Bụi SiO2.
- Dụng cụ đo đạc:
+ Máy đo tiếng ồn tích phân: Intergating Sound Level Meter CR-831; + Máy đo khí độc đa năng: Toxic Gas Monitor - MX21;
+ NOx Riken Personal Monitor SC-90;
+ Thiết bị phân tích bụi bằng hồng ngoại: MicroDust-Pro-Anh.
- Phương pháp phân tích: Phân tích chất lượng không khí thông qua các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, bụi, SO2, NOx, CO,… độ ồn theo tiêu chuẩn Việt Nam và có sử dụng các thiết bị chuyên dụng.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc. - Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Word và phần mềm Exel. - Tổng hợp nên những số liệu cần thiết, hợp lý, có cơ sở khoa học.
2.3.6. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Từ các kết quả tiến hành phân tích mẫu môi trường tiến hành đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành như:
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN