Mô hình bể điện phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bộ lọc tích cực để cải thiện chất lượng điện năng cho lưới điện phân phối (Trang 71 - 75)

7. Kế hoạch thực hiện

3.3. Mô hình bể điện phân

Trong thực tế nguồn tạo sóng hài chủ yếu do hiện tượng bão hòa của các máy biến áp, sự biến thiên của từ trở gây ra bởi các khe hở giữa rôto và stato của máy điện quay, và các phần tử phi tuyến của các bộ biến đổi… Ở đây ta xét tải phi tuyến là bể điện phân. Để quá trình điện phân đạt chất lượng tốt thì một trong những điều kiện quan trọng nhất đó là nguồn cấp cho bể điện phân phải đảm bảo các tiêu chuẩn đặt ra.

Nguồn cấp cho bể điện phân phải là nguồn một chiều với yêu cầu điện áp nhỏ và dòng điện lớn. Nguồn một chiều có thể là acquy, máy phát điện một chiều, bộ biến đổi…Ngày nay, do sự phát triển của công nghiệp bán dẫn đã chế tạo được các van bán dẫn chịu được dòng và áp cao do đó nguồn một chiều sử dụng bộ biến đổi ngày càng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Bộ biến đổi cho quá trình điện phân có điện áp ra thấp 6(V), 12(V), 24(V), 36(V)…Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà chọn điện áp ra phù hợp.

Trong phần này ta sẽ khảo sát đối với hệ thống bể điện phân của công ty nhôm Sông Hồng. Hệ thống bể điện phân của công ty gồm 5 bể với yêu cầu cho mỗi bể điện phân là điện áp cấp cho bể điện phân là 24(V), dòng là 10.000(A) và trong quá trình điện phân dòng điện được giữ không đổi.

Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống bể mạ

Để thực hiện bù cho hệ thống 5 bể mạ có hai giải pháp có thể áp dụng:

*. Giải pháp thứ nhất là sử dụng bộ bù tổng cho 5 bể mạ

Theo phương pháp này các bộ AFn sẽ được nối tới cáp truyền thông tới bộ đo và điều khiển trung tâm. Bộ này tính toán lượng bù tổng từ đó phân phối tới từng bộ lọc của bể mạ tương ứng tùy theo chế độ hoạt động của bể mạ. Khi một bể mạ không làm việc thì bộ điều khiển sẽ ra lệnh cho bộ lọc của bể mạ đó không làm việc. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, tuy nhiên vấn đề điều khiển lượng bù thích hợp tới từng bể điện phân rất phức tạp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bể mạ 1 Bể mạ 2 ... mạ 5Bể MBA AT AT1 AT2 AT5 Bộ đo và điều khiển tổng

Hình 3.6: Giải pháp lọc sử dụng bộ bù tổng

*. Giải pháp thứ hai là bù sát nút phụ tải nghĩa là từng bể mạ sẽ có một bộ lọc riêng

Theo phương án này thì mỗi bể mạ sẽ sử dụng một bộ lọc và các bộ lọc này hoạt động riêng rẽ mà không liên quan tới nhau. Phương án này có ưu điểm là có thể mở rộng ra cho nhiều phụ tải, điều khiển đơn giản hơn so với giải pháp bù tổng tuy nhiên chi phí sẽ tăng.

Trong khuôn khổ của luận văn sẽ đi nghiên cứu theo giải pháp bù sát nút phụ tải. Do các bể điện phân là giống nhau nên theo giải pháp này ta chỉ cần xét đối với một bể mạ từ đó có thể mở rộng ra cho các bể mạ còn lại hoặc có thể thêm ứng dụng khi mở rộng số bể mạ thì khi đó chỉ cần đưa thêm bộ lọc khác.

MBA AT

AT1 AT2 AT5

...

Hình 3.7: Giải pháp bù sát nút phụ tải

Hình 3.8: Mô hình bể mạ

Trong đó: R= 2.10-4 ( )

Hình 3.9: Đặc tính biến thiên của sức điện động bể mạ

Trong thực tế thì quá trình tăng sức điện động E thường kéo dài khoảng 5 đến 10 phút tuy nhiên khi đó khối lượng tính toán của máy tính sẽ lớn. Do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn t(s) E(V) 22 2 0 2 1 R s - + E SDD be dien phan .

ta chỉ cần định hình sự biến thiên sức điện động trên tải để đánh giá sự biến thiên của dòng điều hòa bậc cao khi sức điện động thay đổi và để giảm bớt khối lượng tính toán trong mô phỏng ta giả sử quá trình này chỉ kéo dài trong 2(s) sau đó sức điện động ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bộ lọc tích cực để cải thiện chất lượng điện năng cho lưới điện phân phối (Trang 71 - 75)