Khí hậu thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và giải pháp bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên có loài nghiến (burretiodendron hsienmu) phân bố tập trung ở tỉnh điện biên​ (Trang 36 - 37)

3.1.3.1. Khí hậu

Huyện Tủa Chùa nằm trong vùng á ôn đới được chia làm 2 mùa rõ rệt. - Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 8, mưa nhiều và ẩm ướt lượng mưa lớn tập trung từ tháng 6 đến tháng 8. Đầu mùa thường xuất hiện mưa đá và lốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 - 2200 mm, phân bố không đều trong năm, số ngày mưa trung bình 120 ngày/năm.

- Mùa khô: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau: Lạnh, khô hanh, ít mưa; Trong tháng 12, tháng 1 và tháng 2 thường có các đợt rét đậm, rét hại kèm theo sương muối.

- Nhiệt độ trung bình cả năm đạt khoảng từ 20 - 22 0C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 350C và có thời gian nhiệt độ thấp nhất xuống tới dưới 0 0C.

- Số ngày nắng trong năm vào khoảng 110 ngày, số ngày lạnh trong năm khoảng 95 ngày, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm đạt khoảng 82 - 86%.

- Gió: Do phụ thuộc vào cấu trúc của địa hình, gió mùa Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 7 làm cho khí hậu ban ngày khô nóng.

Những tiểu vùng có độ cao trên 900m so với mặt nước biển thường có chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn. Qua kết quả điều tra cho thấy chu kỳ 4-5 năm lại xuất hiện rét đậm vào mùa Đông ở những khu vực này.

3.1.3.2. Về chế độ thuỷ văn:

Huyện Tủa Chùa có tất cả 20 sông, suối lớn nhỏ. Trong đó có 2 con sông chính và một số suối chính như sau:

- Sông Đà: Chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, theo gianh giới Tủa Chùa - Sìn Hồ và Tủa Chùa - Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), sông có lưu lượng

dòng chảy và độ dốc lớn.

- Sông Nậm Mức: Chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, là gianh giới tiếp giáp giữa huyện Tủa Chùa với huyện Mường Chà, huyện Tuần Giáo.

- Các suối chính khác: Gồm suối Nà Sa, suối Tà Là Cáo, Suối Nậm Seo... Nhìn chung các suối đều có đặc điểm như: Ngắn, độ dốc cao, lưu vực nhỏ, lắm gềnh, nhiều thác, lưu lượng thay đổi theo mùa, khả năng khai thác ít hiệu quả.

- Ngoài ra huyện còn có một số nguồn nước nhỏ có nhiều tiềm năng khai thác xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và giải pháp bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên có loài nghiến (burretiodendron hsienmu) phân bố tập trung ở tỉnh điện biên​ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)