khu vực nghiên cứu
-Đề xuất giải pháp phục hồi rừng
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Luận văn kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên rừng; điều kiện kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu;
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở giải quyết nội dung nghiên cứu của luận văn;
- Kế thừa các báo cáo về thực trạng tài nguyên rừng, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu.
2.5.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thực hiện các nội dung 2.4.1 và 2.4.2.
Các nội dung trên được thực hiện trên cơ sở số liệu tầng cây cao điều tra ở các OTC được bố trí ở khu vực nghiên cứu. Các OTC được bố trí cụ thể như sau:
Tại xã Xá Nhè lập 6 OTC điển hình đại diện cho 3 mức độ tác động: tác động mạnh, tác động vừa và tác động thấp. Mỗi OTC có kích thước 2000m2(40*50m).
Điều tra tầng cây cao trên OTC:
Đối tượng điều tra là các cây gỗ có đường kính ngang ngực từ 6 cm trở lên. Từng cây xác định các tiêu chí sau: Tên loài, đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn;
+ Trong mỗi ô, đánh dấu và đếm toàn bộ số cây trong ô.
+ Xác định tên loài (những cây chưa xác định được tên cây, đánh là SP).
+ Đo chu vi vị trí độ cao 1,3 m của tất cả các cây có đường kính từ 6cm trở lên, từ đó suy ra đường kính.
+Đo chiều cao vút ngọn tất cả các cây đo bằng thước đo cao Blumeleiss
2.5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thực hiện các nội dung 2.4.3
Nội dung 2.4.3 được thực hiện trên cơ sở số liệu tầng cây tái sinh điều tra ở các ô dạng bản (ODB) được bố trí trên các OTC ở khu vực nghiên cứu. Các ODBđược bố trí cụ thể như sau:
Tại mỗi OTC bố trí 5 ODB, mỗi ODB có diện tích 25m2 (5*5m). Các ODB được bố trí ở 4 góc và vị trí giữa OTC
- Phƣơng pháp đo đếm cây tái sinh:
+ Xác định tên loài cây tái sinh;
+ Đo chiều cao vút ngọn bằng thước sào;
+ Xác định chất lượng cây: Phân theo tốt, xấu, trung bình; Chất lượng cây tái sinh được phân theo 3 cấp:
+ Cây tốt (A): là những cây có tán lá phát triển đều, tròn, xanh biếc, thân tròn thẳng, không bị khuyết tật, không bị sâu bệnh.
+ Cây trung bình (B): là những cây sinh trưởng kém hơn cây tốt, không cong queo sâu bệnh, cụt ngọn, ít khuyết tật.
+ Cây xấu (C): là những cây có tán lá lệch, lá tập trung ở ngọn, sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều, bị sâu bệnh.
+ Xác định nguồn gốc: Theo chồi, hạt cho từng cây, trong phiếu ghi theo số cây.
Toàn bộ các số liệu thu thập, đo đếm tầng cây tái sinh được ghi chép theo mẫu biểu điều tra cây tái sinh.
ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
Số hiệu OTC……… Số hiệu ODB: ……… Xã: ……… Ngày điều tra: ………
TT Tên loài Chất lƣợng Tổng cộng Cấp chiều cao (m) < 0.5 0.5-1.0 1.1-1.5 1.6-2.0 2.1-3.0 3.1-5.0 >5.0 Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc H Ch H Ch H ch H ch H ch H ch H ch Cộng 1 Tốt 2 Tr/bình 3 Xấu
2.5.2.3. Phương pháp xác định độ tàn che trong mỗi OTC
Phương pháp xác địnhđo độ tàn che bằng phương pháp 100 điểm (đối với OTC 2000 m2, 50m*40m).
Chia ô tiêu chuẩn thành 10 tuyến điều tra đối với cả 2 chiều. Trong đó, chiều dài (50 m) chia làm 10 tuyến song song với đường đồng mức (mỗi tuyến cách nhau 5 m), chiều rộng (40 m) chia làm 10 tuyến vuông góc với đường đồng mức (mỗi tuyến cách nhau 4 m).
Tại mỗi điểm đo, dùng tờ giấy A4 khoanh tròn có đường kính 3 cm nhìn lên tán cây, nếu tán cây che hết ghi 1, tán cây che 1 phần ghi 0.5, không che ghi 0. Sau khi điều tra xong ta tổng hợp và tính độ tàn che như sau:
2.5.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
2.5.3.1.Chỉnh lí số liệu
Việc chỉnh lí số liệu quan sát, lập các dãy phân bố thực nghiệm, biểu đồ thực nghiệm, tính toán các đặc trưng mẫu,… được xử lý đồng bộ trên máy tính bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS 24.0.
2.5.3.2.Tính toán một số nhân tố điều tra lâm phần
Các nhân tố điều tra lâm phần bao gồm mật độ (N), đường kính bình quân (D1.3), chiều cao bình quân ( tổng tiết diện ngang (G), và trữ lượng (M).
Giá trị trữ lượng thực tế được tra ở biểu thể tính cây đứng rừng tự nhiên Việt Nam (Viện Điều tra và quy hoạch rừng xuất bản năm 1995)
2.5.3.3. Xác định công thức tổ thành:
+ Xác định tổng số cá thể của từng loài (ni) + Tổng số loài (m)
+ Xác định tổng số cá thể chung cho các loài m i i n N 1 + Tính số cá thể trung bình của 1 loài:
m N
x (4.2)
+ So sánh các ni với x:
Nếu nix thì loài cây đó có mặt trong công thức tổ thành Nếu ni<x thì loài cây đó có thể bỏ qua
+ Công thức tổ thành có dạng: k1A1 + k2A2 + … + knAn Trong đó: Ai là tên loài
ki là hệ số được tính theo công thức:
N.10 n
k i
i (4.3)
2 % % % N G M (4.4) Trong đó:
M%: là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài nào đó so với tổng số cây trên OTC.
N% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài nào đó so với tổng số cây trên OTC
G% là phần trăm tiết diện ngang của loài cây nào đó so với tổng tiết diện ngang của OTC
Những loài cây nào có M% > 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Mặt khác, theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần, nhóm loài cây nào đó chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Đó là những chỉ dẫn làm cơ sở quan trọng xác định loài và nhóm loài ưu thế. Tính tổng M% của những loài có trị số này > 5% từ cao đến thấp và dừng lại khi M% đạt 50%.
2.5.3.4. Xử lí số liệu tầng cây tái sinh
- Tổ thành cây tái sinh
Tổ thành loài cây tái sinh được xác định theo tỷ lệ % giữa số lượng cây của một loài nào đó với tổng số cây tái sinh điều tra (trong OTC).
Ki % = 100 % (4.9) Trong đó:
Ki: hệ số tổ thành cây tái sinh của loài i;
Ni: số cây tái sinh của loài i trên các ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn; N: tổng số cây tái sinh của các loài trên các ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn.
Nếu Ki% 5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành
N Ni
Nếu Ki% < 5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành. - Mật độ cây tái sinh
Mật độ cây tái sinh được xác định theo công thức:
N/ha = (4.10) Trong đó:
N/ha: mật độ cây tái sinh
No: tổng số cây tái sinh trong các ô dạng bản So: tổng diện tích các ô dạng bản.
- Mật độ cây tái sinh có triển vọng
Mật độ cây tái sinh có triển vọng được xác định theo công thức:
Ntv/ha = (4.11) Trong đó:
Ntv/ha: mật độ cây tái sinh có triển vọng
Ntv/o: tổng số cây tái sinh có triển vọng trên các ô dạng bản So: tổng diện tích các ô dạng bản.
- Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao
Để nghiên cứu quy luật phân bố số cây tái sinh theo chiều cao sẽ sử dụng phân bố lý thuyết để mô phỏng cấu trúc tần số.
- Xác định tỷ lệ cây tái sinh theo chất lượng
Tỷ lệ được xác định theo công thức:
Ni% = 100 % (4.12) Trong đó:
Ni%: tỷ lệ % của cấp chất lượng i;
Ni: tổng số cây tái sinh ở cấp chất lượng i; N: tổng số cây tái sinh trong các ô.
So No.10.000 So o Ntv/ .10.000 N Ni
2.5.3.5. Phương pháp thực hiện nội dung 2.4.4(Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển loài Nghiến)
Ở đây có hai giải pháp dự kiến được đề xuất, đó là giải pháp lâm sinh và giải pháp quản lí bảo vệ. Cơ sở để đề xuất giải pháp kĩ thuật lâm sinh là kết quả nghiên cứu của các nội dung 2.4.1; 2.4.2; 2.4.3. Cơ sở đề xuất giải pháp quản lí bảo vệ rừng là những kết quả nghiên cứu về điều kiện kinh tế, xã hội cùng những báo cáo về tình tình quản lí bảo vệ rừng từ trước đến nay.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Tủa Chùa là huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên, là huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh và là một trong 62 huyện nghèo của cả nước; có giới hạn địa lý từ 22o09 Vĩ Bắc, 105o28 Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu); phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Nam giáp huyện Tuần Giáo; phía Tây giáp huyện Mường Chà và thị xã Mường Lay;
Trung tâm huyện lỵ huyện Tủa Chùa nằm ở phía Đông - Bắc và cách trung tâm tỉnh Điện Biên 126km.
3.1.2. Địa hình
- Tủa Chùa có địa hình rất phức tạp được cấu tạo bởi các dãy núi cao, vực sâu chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo địa chất nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ cao trung bình từ 800 - 1000m so với mặt biển, núi ở đây bị bào mòn mạnh tạo thành các thung lũng hẹp và các bãi bồi dọc theo các sông suối. Nhìn chung địa hình Tủa Chùa có 3 dạng chính.
- Địa hình Tủa Chùa có thể được chia thành 2 tiểu vùng khác nhau, như: Khu vực phía Nam của huyện bao gồm các xã: Mường Báng, Xá Nhè, Mường Đun, Tủa Thàng, Huổi Só. Khu vực này đồi núi có độ dốc thấp, có nguồn nước tương đối rồi rào thuận lợi hơn cho sản xuất và chăn nuôi.
Tả Phìn, Tả Sìn Thàng và xã Sín Chải. Khu vực này có nhiều núi cao, vực sâu, nhiều núi đá vôi, nguồn nước khan hiếm.
3.1.3. Khí hậu - thủy văn
3.1.3.1. Khí hậu
Huyện Tủa Chùa nằm trong vùng á ôn đới được chia làm 2 mùa rõ rệt. - Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 8, mưa nhiều và ẩm ướt lượng mưa lớn tập trung từ tháng 6 đến tháng 8. Đầu mùa thường xuất hiện mưa đá và lốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 - 2200 mm, phân bố không đều trong năm, số ngày mưa trung bình 120 ngày/năm.
- Mùa khô: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau: Lạnh, khô hanh, ít mưa; Trong tháng 12, tháng 1 và tháng 2 thường có các đợt rét đậm, rét hại kèm theo sương muối.
- Nhiệt độ trung bình cả năm đạt khoảng từ 20 - 22 0C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 350C và có thời gian nhiệt độ thấp nhất xuống tới dưới 0 0C.
- Số ngày nắng trong năm vào khoảng 110 ngày, số ngày lạnh trong năm khoảng 95 ngày, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm đạt khoảng 82 - 86%.
- Gió: Do phụ thuộc vào cấu trúc của địa hình, gió mùa Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 7 làm cho khí hậu ban ngày khô nóng.
Những tiểu vùng có độ cao trên 900m so với mặt nước biển thường có chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn. Qua kết quả điều tra cho thấy chu kỳ 4-5 năm lại xuất hiện rét đậm vào mùa Đông ở những khu vực này.
3.1.3.2. Về chế độ thuỷ văn:
Huyện Tủa Chùa có tất cả 20 sông, suối lớn nhỏ. Trong đó có 2 con sông chính và một số suối chính như sau:
- Sông Đà: Chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, theo gianh giới Tủa Chùa - Sìn Hồ và Tủa Chùa - Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), sông có lưu lượng
dòng chảy và độ dốc lớn.
- Sông Nậm Mức: Chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, là gianh giới tiếp giáp giữa huyện Tủa Chùa với huyện Mường Chà, huyện Tuần Giáo.
- Các suối chính khác: Gồm suối Nà Sa, suối Tà Là Cáo, Suối Nậm Seo... Nhìn chung các suối đều có đặc điểm như: Ngắn, độ dốc cao, lưu vực nhỏ, lắm gềnh, nhiều thác, lưu lượng thay đổi theo mùa, khả năng khai thác ít hiệu quả.
- Ngoài ra huyện còn có một số nguồn nước nhỏ có nhiều tiềm năng khai thác xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt.
3.1.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 68.414,88 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 40.710,17 ha (chiếm 59,62%); đất lâm nghiệp có rừng 21.204,18ha (chiếm 30,99%); đất nuôi trồng thủy sản 81,42 ha; đất nông nghiệp khác 0,41ha; đất phi nông nghiệp 3.082,48ha (chiếm 4,51%); đất chưa sử dụng 3.336,22ha (chiếm 4,88%).
Đất đai của huyện Tủa Chùa bao gồm một số nhóm đất chủ yếu đó là: Đất phù sa ven sông, suối; đất đen, đất mùn, đỏ vàng trên núi, đất vàng nhạt trên núi cao và đất mùn vàng nhạt trên đá cát.
- Nhóm đất phù sa ven sông suối: Đây là loại đất nằm trong khu vực thấp, địa hình phẳng sát bờ sông, bờ suối, diện tích nhỏ, không liên tục, được tập trung tại các khu vực: Mường Báng, Huổi Só, Xá Nhè, Tủa Thàng, Mường Đun.
- Nhóm đất đen: Được tập trung chủ yếu tại khu vực xã Mường Báng và thị trấn Tủa Chùa.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Đây là loại đất có thành phần cơ giới trung bình, kết cấu tương đối bền chặt, hàm lượng mùn thấp.
- Nhóm đất mùn đỏ vàng trên phiến sét: Đây là loại đất có chất lượng tương đối tốt nhưng tập trung ở vùngcao, tuy nhiên đây là loại đất có tầng canh tác mỏng, thích hợp với một số loại cây trông công nghiệp và cây dược liệu.
Hiện trạng sử dụng Đất
- Hiện trạng sử dụng đất của huyện trong giai đoạn 2014-2018 không có sự biến đổi lớn, cơ bản có sự biến đổi nhiều về đất phi nông nghiệp, đây là sự chuyển biến hợp lý phù hợp với quy luật phát triển KT-XH của huyện, đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển. Năm 2017 đến năm 2018 có sự biến động khá lớn về cơ cấu sử dụng đất, đất sản xuất nông nghiệp giảm và tăng diện tích đất lâm nghiệp do nhân dân hạn chế trồng các loại cây trên nương và tăng việc trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
+ Đất nông nghiệp: So với tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2014-2018 có sự biến động không đáng kể (năm 2018 giảm 164,3ha so với năm 2014).
+ Đất phi nông nghiệp: Để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, trong thời kỳ 2014-2018 cơ cấu đất phi nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên có xu hướng tăng lên (từ 4,51% so với tổng diện tích đất toàn huyện vào năm 2014 lên 4,83% vào năm 2018).
+ Đất chưa sử dụng: Diện tích giảm ít (từ 4,88% so với tổng diện tích đất toàn huyện vào năm 2014 xuống còn 4,76% vào năm 2018), số giảm tuyệt đối 60,61 ha so với năm 2014; lý do giảm chậm là vì diện tích đất chưa sử dụng cơ bản là đất đồi núi vùng cao, vùng sâu, khó phát triển thành rừng và không thể cải