Nhóm mắc nối tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bù hệ số công suất để cải thiện chất lượng điện năng của mạng điện cấp cho thành phố lạng sơn​ (Trang 69 - 70)

Điều khiển công suất phản kháng chảy qua điểm kết nối thông qua điều khiển biên độ, góc pha điện áp nguồn.

3.2.1.1. Bộ bù tĩnh đồng bộ nối tiếp

Cấu trúc của bộ bù tĩnh đồng bộ nối tiếp (SSSC - Static Synchronous Series Controllers) bao gồm bộ bù công suất phản kiểu tĩnh (SVC - Static Var Compensation), tụ điện 1 chiều, máy biến áp kết nối nối tiếp vào hệ thống điện. Nó dùng để điều khiển dòng công suất và cải thiện dao động công suất trên lưới. Bộ SSSC sẽ bơm một điện áp

us nối tiếp với đường dây truyền tải tại điểm kết nối: UsU1U2UdjUq

Hình 3.4: Cấu trúc SSSC

Để SSSC không tiêu thụ công suất tác dụng từ nguồn nên us bơm vào cần phải vuông góc với dòng điện đường dây. Như vậy bằng cách thay đổi góc pha của điện áp

us, tức là dấu của thành phần Uq bơm vào đường dây SSSC sẽ phát hay hấp thụ công suất phản kháng.

Khi Uq > 0 SSSC phát công suất phản kháng. Khi Uq < 0 SSSC tiêu thụ công suất phản kháng.

áp từ nguồn một chiều.

3.2.1.2. Bộ bù bằng tụ mắc nối tiếp điều khiển bằng thyristor

Bộ bù bằng tụ mắc nối tiếp điều khiển bằng thyristor (TCSC - Thyristor Controlled Series Compensation) là thiết bị nối tiếp trong FACTS. TCSC điều khiển điện kháng X của đường dây thông qua việc dùng thyristor điểu khiển đóng cắt dãy tụ kết nối vào đường dây.

Chức năng của TCSC: Giảm dao động điện áp, tăng khả năng truyền tải đường dây bằng cách bù công suất phản kháng, hạn chế hiện tượng cộng hưởng tần số thấp trong hệ thống điện.

Hình 3.5: Cấu trúc TCSC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bù hệ số công suất để cải thiện chất lượng điện năng của mạng điện cấp cho thành phố lạng sơn​ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)