Cấu trúc FC-TCR gồm các tụ bù ngang được cố định mắc song song với cuộn dây điện cảm (có hoặc không có lõi sắt) được điều chỉnh bằng thyristor. Nhờ việc thay đổi góc dẫn của thyristor mà điện kháng đẳng trị của SVC có thể thay đổi liên tục được. Do đó, công suất phản kháng của lưới điện có thể được cung cấp hoặc hấp thụ một cách liên tục. Theo cấu trúc này, các tụ điện sẽ điều chỉnh thô, sau đó, các TCR sẽ điều chỉnh giá trị cảm kháng, kết quả là giá trị điện kháng đẳng trị là một giá trị liên tục.
Hình 4.1: Cấu trúc FC-TCR
Các thiết bị SVC thường được đặt ở những nơi có yêu cầu điều chỉnh điện áp chính xác, việc điều chỉnh điện áp thường dùng các bộ điều khiển có phản hồi (closed- loop) được tiến hành từ xa bằng hệ thống SCADA hoặc bằng tay theo giá trị đặt. Các thiết bị SVC cũng được sử dụng để làm giảm các dao động công suất, cải thiện độ ổn định quá độ và giảm tổn hao hệ thống nhờ tối ưu điều khiển công suất phản kháng.
Nói chung, SVC không làm việc ở điện áp của đường dây, nó thường được nối qua máy biến áp tăng áp, với điện áp đường dây phía cao (ví dụ 230 kV) xuống điện áp thấp hơn (ví dụ 9,5kV). Việc giảm điện áp làm việc của SVC nhằm giảm kích thước và số lượng thiết bị của SVC (chủ yếu do các bộ tụ bù ngang có điện áp làm việc thấp). Mặc dù, việc làm này khiến cho các cuộn dây điện cảm có kích thước lớn hơn để chịu được dòng điện lớn, trong khi đó các van thyristor của SVC có dạng hình đĩa, với đường kính hàng inch, do
đó, chúng thường được đặt trong nhà.
Lợi ích chính của việc sử dụng FC-TCR so với các tụ bù được đóng cắt cơ khí là chúng phản ứng gần như tức thời với sự thay đổi điện áp của hệ thống, do đó chúng thường hoạt động ở gần sát nút điều chỉnh để đạt hiệu quả điều chỉnh cao nhất khi có nhu cầu. SVC nói chung rẻ hơn, có dung lượng cao hơn, điều chỉnh nhanh hơn và tin cậy hơn so với các thiết bị bù khác như máy bù đồng bộ. Bên cạnh ưu điểm là vậy, nhưng cấu trúc bù FC-TCR tồn tại nhược điểm đó là hạn chế về dải bù, do đó nó thường được áp dụng đối với hệ thống bù có CSPK vừa và nhỏ.