Để đạt được các mục tiêu đặt ra, đề tài tiến hành thực hiện những nội dung nghiên cứu sau đây:
- Điều tra, phân tích thực trạng công tác gây nuôi ĐVHD tại tỉnh Quảng Bình, gồm:
+ Điều tra danh sách các loài ĐVHD đang được gây nuôi tại tỉnh Quảng Bình;
+ Xác định cơ cấu mô hình nuôi ĐVHD theo loài tại tỉnh Quảng Bình; + Xác định phân bố hoạt động gây nuôi ĐVHD theo loài tại tỉnh Quảng Bình;
+ Phân tích những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức trong công tác gây nuôi ĐVHD tại tỉnh Quảng Bình;
+ Điều tra kỹ thuật chăm sóc, khả năng sinh trưởng, phát triển của một số loài phổ biến và có số cơ sở gây nuôi nhiều tại tỉnh Quảng Bình;
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý gây nuôi ĐVHD tại tỉnh Quảng Bình;
+ Điều tra, phân tích thực trạng về kỹ thuật gây nuôi ĐVHD tại tỉnh Quảng Bình.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động gây nuôi ĐVHD tại tỉnh Quảng Bình.
- Đánh giá nhanh hiệu quả gây nuôi ĐVHD của một số mô hình tại tỉnh Quảng Bình thông qua các tiêu chí định lượng về kinh tế, xã hội, môi trường và các vấn đề liên quan khác.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp đối với cơ sở gây nuôi và cơ quan quản lý nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi ĐVHD tại tỉnh Quảng Bình.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Phươ g pháp iều tra, phỏng vấn
Quá trình điều tra, phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin tại thực tế về thực trạng công tác gây nuôi ĐVHD tại tỉnh Quảng Bình như: Thành phần loài; số lượng cá thể; kỹ thuật chăm sóc, khả năng sinh trưởng, phát triển của một số loài nuôi… Đồng thời, thông qua quá trình điều tra, phỏng vấn, kết hợp với quan sát, chụp ảnh thực tế thì những thông tin về các biện pháp kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động gây nuôi ĐVHD, thực trạng công tác gây nuôi và quản lý gây nuôi, những cơ chế chính sách của địa phương và nhà nước với hoạt động này cũng sẽ được thu thập.
Quá trình phỏng vấn được tập trung trên 2 đối tượng chính: Các chủ cơ sở gây nuôi ĐVHD; các cán bộ quản lý gây nuôi ĐVHD.
Các nội dung điều tra, phỏng vấn được thực hiện theo mẫu biểu (mẫu biểu 1, 2, 3, 4 của Phụ lục 4) đã được thiết kế sẵn.
4 Phươ g pháp chọ mẫu
Mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn ngẫu nhiên ít nhất 3 cơ sở nuôi để khảo sát, đánh giá và đối chứng giữa loài nuôi, số lượng báo cáo từ phỏng vấn chủ nuôi cũng như số lượng cá thể do cơ quan quản lý cung cấp.
2.4.3 Phươ g pháp xác ị h tê i
Dựa theo các tài liệu, văn bản đã có hoặc sử dụng phương pháp định dạng nhanh để xác định tên các loài ĐVHD.
Tên các loài ĐVHD được xác định dựa theo các loại tài liệu sau đây: - Định dạng các loài thú theo sách hướng dẫn nhận biết có hình vẽ màu của Francis (2008), Nadler và Nguyễn Xuân Đặng (2008).
- Các loài chim được định dạng bằng các tài liệu: Craig Robson (2000), Nguyễn Cử và đồng tác giả (2000). Tên phổ thông và tên la tinh của các loài chim theo Võ Quý và Nguyễn Cử (2000), Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011).
- Định dạng các loài bò sát và lưỡng cư theo tài liệu của Đào Văn Tiến (1977, 1978, 1981), Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (2009).
2.4.4 Phươ g pháp th g kê i, s ượ g i
Số lượng các loài ĐVHD gây nuôi tại tỉnh Quảng Bình được thống kê theo huyện và theo nhóm loài, từ đó phân tích xác định những loài ĐVHD được người dân gây nuôi với số lượng nhiều, đặc điểm phân bố của hoạt động gây nuôi, cũng như các nội dung liên quan khác.
2.4.5 Phươ g pháp ph tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
Để đánh giá thực trạng công tác gây nuôi và quản lý gây nuôi ĐVHD ở địa phương, nghiên cứu sử dụng một phần kết quả điều tra, phỏng vấn với các chủ cơ sở gây nuôi và cán bộ quản lý gây nuôi ĐVHD, tổng hợp và phân tích bằng công cụ SWOT.
Công cụ SWOT được dùng trong nghiên cứu để xác định được thực trạng các thuận lợi, khó khăn của các cơ sở hiện tại trong quá trình hoạt động gây nuôi và quản lý gây nuôi của các cơ quan chức năng; đồng thời cũng giúp phát hiện, dự đoán được các thách thức, trở ngại có thể phải đối mặt cũng như những cơ hội có được trong tương lai.
Khung phân tích SWOT
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Cơ hội (O) Thách thức (T)
2.4.6. Phươ g pháp ch iểm
Đánh giá hiệu quả gây nuôi ĐVHD của các mô hình, cần thiết phải đánh giá đầy đủ các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và các vấn đề liên quan khác. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế đòi hỏi phân tích hiệu quả của việc gây nuôi qua một số năm bằng các chỉ tiêu kinh tế, lợi nhuận thu được, vòng quay của đồng vốn bỏ ra; đánh giá hiệu quả môi trường chi tiết cần phân tích các nhân tố liên quan đến quy trình xử lý nước thải, các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến môi trường; đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài vật nuôi xem có phù hợp với điều kiện chuồng trại và so sánh khả năng sinh trưởng cho thu nhập của ĐVHD hiện nuôi so với làm nông nghiệp; đánh giá hiệu quả xã hội liên quan đến các tiêu chí có ảnh hưởng đến vấn đề tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm các tiêu cực về xã hội…
Với giới hạn về thời gian nghiên cứu, đề tài chỉdừng lạiở mức độ đánh giá nhanh từng mô hình qua phỏng vấn, quan sát, phân tích thực tế… bằng
Nhân tốbên trong
phương pháp cho điểm. Bằng cách phỏng vấn, quan sát, điều tra thực tế và đánh giá cho điểm nhằm định lượng những tiêu chí về các mặt: Kinh tế, khả năng sinh trưởng của vật nuôi, sinh thái - môi trường, xã hội (theo mẫu biểu 2 của Phụ lục 4). Đây là bước vận dụng cải tiến từ phương pháp đánh giá mô hình nông lâm kết hợp (Nhóm nghiên cứu thuộc mạng lưới giáo dục nông lâm kết hợp - VNAFE, 2008), có điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Kết quả đánh giá cho điểm với tổng số 22 tiêu chí đánh giá, bao quát các khía cạnh kinh tế, khả năng sinh trưởng của vật nuôi, sinh thái - môi trường, xã hội, gồm:
- Về kinh tế: Năng suất loài; thời gian/ khả năng thu hồi vốn; hiệu quả kinh tế; mức độ rủi ro; khả năng kết hợp gây nuôi các loài khác; sử dụng hợp lý không gian.
- Về khả năng sinh trưởng của vật nuôi: Mức độ sinh trưởng của vật nuôi; sự phù hợp của loài gây nuôi; khả năng sinh trưởng cho thu nhập của loài ĐVHD hiện nuôi so với làm nông nghiệp.
- Về sinh thái, môi trường: Sử dụng bề mặt đất, tận dụng diện tích đất; sử dụng thức ăn; xử lý chất thải; sử dụng các chế phẩm; hệ thống thoát chất thải; phối trí chuồng trại; ý nghĩa bảo tồn nguồn gen loài bản địa.
- Về xã hội: Mức độ hài lòng của chủ cơ sở; sự quan tâm của người dân ở địa phương đối với mô hình; tạo ra việc làm, tận dụng lao động sẵn có; đa dạng hóa sản phẩm; sử dụng thiết bị, máy móc hỗ trợ trong gây nuôi.
Tổng hợp điểm đánh giá nhanh theo tiêu chí từ các mô hình được đánh giá, so sánh với thang điểm xếp hạng mô hình để xác định khái quát mức độ hiệu quả của từng mô hình. Cách cho điểm và xếp hạng thang điểm được tính toán như sau:
- Cho điểm từng tiêu chí theo 3 cấp điểm: Tốt = 9 điểm, trung bình = 6 điểm và kém = 3 điểm.
- Xếp hạng theo 3 thang điểm dựa vào tổng điểm của từng mô hình. Trong đó:
+ Tổng điểm cao nhất (Dmax) = Tổng số tiêu chí x 9 điểm = 22 x 9 = 198; + Tổng điểm thấp nhất (Dmin) = Tổng số tiêu chí x 3 điểm = 22 x 3 = 66; + Điểm chênh lệch giữa các hạng đánh giá (Dmax - Dmin)/3 = (198 - 66)/3 = 44.
- Khoảng cách điểm giữa 3 mức đánh giá được xác định như sau: + Khoảng cách điểm cơ sở có hiệu quả kém: Từ 66 đến 109 điểm; + Khoảng cách điểm cơ sở có hiệu quả trung bình: Từ 110 đến 153 điểm; + Khoảng cách điểm cơ sở có hiệu quả tốt: Từ 154 đến 198 điểm.
2.4.7 Phươ g pháp sử dụ g sơ ồ c y vấ ề, sơ ồ c y mục tiêu
Sơ đồ cây vấn đề (nguyên nhân - hậu quả) được sử dụng để phát hiện, phân tích các điểm yếu, khó khăn và những vấn đề trở ngại chính của thực tế gây nuôi ĐVHD ở địa phương. Từ đó, sơ đồ cây mục tiêu (giải pháp - mục tiêu) được sử dụng để phân tích những giải pháp đối với cơ sở gây nuôi và đối với cơ quan quản lý cho hướng gây nuôi phát triển bền vững các loài ĐVHD, góp phần nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi ĐVHD tại địa phương.
Ngoài ra, sơ đồ cây mục tiêu (giải pháp - mục tiêu) cũng được sử dụng để phân tích những giải pháp cho hướng quản lý gây nuôi ĐVHD hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi ĐVHD tại địa phương.
2.4.8. Phươ g pháp chuyê gi
Để đảm bảo tính khách quan, cũng như tính đúng đắn và chính xác của những kết luận, kiến nghị của đề tài phù hợp với thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu, đề tài tiến hành tham khảo ý kiến
của các chuyên gia và các nhà quản lý; tham khảo kết quả của các hội thảo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
2.4.9 Phươ g pháp xử ý s iệu
Sử dụng các phần mềm: Word, Excel… để lưu trữ, thống kê, phân tích và xử lý số liệu. Cơ sở dữ liệu này không chỉ phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài, mà còn được cập nhật theo thời gian nhằm hỗ trợ cho công tác gây nuôi và quản lý gây nuôi có hiệu quả trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều iện tự nhiên
Theo niên giám thống kê năm 2018, tỉnh Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Đồng Hới), 1 thị xã (Ba Đồn) và 6 huyện (Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa); với diện tích tự nhiên 8.065,27 km2, dân số năm 2018 có 887.595 người [7].
Vị trí ị ý
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở vị trí trung độ của cả nước, toạ độ địa lý ở phần đất liền là: Điểm cực Bắc: 18005’12" vĩ độ Bắc; điểm cực Nam: 17005’02" vĩ độ Bắc; điểm cực Đông: 106059’37" kinh độ Đông; điểm cực Tây: 105036’55" kinh độ Đông. Mặt khác, Quảng Bình là một tỉnh ven biển, hướng ra biển trong phát triển và giao lưu kinh tế [16].
Tỉnh nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều đông - tây của Việt Nam (50km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông). Tỉnh Quảng Bình giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên [16].
Tỉnh có bờ biển dài hơn 116 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào gần 202 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Gianh, sân bay Đồng Hới, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với nước CHDCND Lào. Tỉnh lỵ của Quảng Bình là thành phố Đồng Hới, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.220 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A [16].
Đị hì h
Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.065,27 km2, địa hình nơi đây thường hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông với 85% diện tích tự nhiên là đồi núi, bị chia cắt mạnh và 15% là diện tích đồng bằng, chủ yếu tập trung theo hai bờ các con sông chính như sông Gianh, sông Roòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Dinh [16].
Hầu hết các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi Trường Sơn đổ ra biển, sông ngắn, do nhiều phụ lưu hợp thành. Bên cạnh diện tích đồi núi và đồng bằng, Quảng Bình có một phần diện tích là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt [16].
Toàn bộ diện tích được chia thành các vùng sinh thái cơ bản sau: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000 - 1.500 m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt [16].
Khí hậu
Quảng Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta, do đó có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8 [6], [7].
4 Thủy v
Do lãnh thổ Quảng Bình hẹp về bề ngang, độ dốc lớn nên sông ngòi thường ngắn, dốc. Lượng dòng chảy trong năm tương đối phong phú với mô đun dòng chảy trung bình là 57 lít/s/km2
(tương đương 4 tỷ m3 năm). Thủy chế cũng theo 2 mùa rõ rệt, tương ứng với mùa mưa và mùa khô. Trong mùa mưa, ở vùng đồi núi, sông suối có khả năng tập trung nước rất nhanh, nhưng lũ không kéo dài do khả năng thoát nước tốt [16], [19].
Quảng Bình có mạng lưới thuỷ văn khá dày, có tiềm năng lớn về thuỷ điện, thuỷ lợi, thuỷ sản và giao thông vận tải.
Mật độ sông suối Quảng Bình đạt khoảng 0,6 - 1,85 km/km2 (mật độ sông ngòi trung bình toàn quốc là 0,82 km/km2). Mạng lưới sông suối phân bố không đều, mật độ sông suối có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông. Vùng núi mật độ sông suối đạt 1km/km2, vùng ven biển từ 0,45 - 0,5 km/km2
. Lãnh thổ Quảng Bình có 6 lưu vực sông chính, diện tích lưu vực 7.980km2
, tổng chiều dài 343km và đều đổ ra biển Đông. Tính từ Bắc vào Nam có các lưu vực: sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh, sông Nhật Lệ, sông Kiến Giang [16], [19].
Đặc điểm nổi bật của chế độ mưa và dòng chảy ở Quảng Bình là đường phân phối dòng chảy trong năm có hai đỉnh rõ rệt. Đỉnh chính xuất hiện vào
tháng 9, 10; đỉnh phụ tiểu mãn xuất hiện vào tháng 5, 6. Mùa lũ tập trung vào các tháng 10, 11, 12 và chiếm 60 - 80% tổng lượng dòng chảy cả năm. Vào mùa này, sông ngòi thường có lũ đột ngột gây úng lụt trầm trọng vùng cửa sông. Trong mùa khô, nhiều đoạn sông bị cạn dòng và vùng cửa sông bị thủy triều tăng cường xâm nhập mặn vào đất liền. Dòng chảy kiệt kéo dài trung bình 8 - 9 tháng, dài nhất là 10 tháng, ngắn nhất là 7 tháng. Trong mùa kiệt vẫn có mưa và lũ tiểu mãn, tháng lũ tiểu mãn chiếm 1,72 - 5,75% lượng dòng