3.1.5.1. Tài nguyên đất
Toàn tỉnh hiện có 620.181,41 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 456.536,88 ha đất rừng tự nhiên. Quỹ đất tự nhiên của tỉnh có 806.527 ha, trong đó đã sử dụng 769.831 ha (95% diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 36.696 ha (5% diện tích tự nhiên). Trong số 769.831 ha đất đã sử dụng, đất nông nghiệp chiếm 10%, đất lâm nghiệp 82%, đất chuyên dùng là 3,37% còn lại là đất khác [16], [19].
Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích [16], [19].
3.1.5.2. Tài nguyên biển và ven biển
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km², có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu từ 3 đến 5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu [16].
Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạn km². Ngoài khơi lại có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùa nên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển [16].
Mặt nước nuôi trồng thủy sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10 - 15 km dao động từ 8 -300/00 và độ pH từ 6,5 - 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ
bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm, cua [16].
3.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản
Quảng Bình có nhiều nguyên liệu cho công nghiệp vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá sét xi măng, sét gạch ngói, đá hộc xây dựng, đá granít,… Ở phía Bắc Ba Đồn - Quảng Trạch có bãi cát trắng với diện tích rộng gần 40 km2, ước tính trữ lượng 35 triệu tấn, ở Thanh Khê - Bố Trạch có trữ lượng 5 triệu tấn. Cát có độ tinh khiết cao, hạt mịn, hàm lượng SiO2 tới 98 - 99%, nằm cạnh đường giao thông, dễ khai thác vận chuyển, có thể phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng thuỷ tinh cao cấp và các vật liệu từ silicát khác [16].
Khoáng sản kim loại và kim loại quý hiếm có sắt ở Phú Thiết - Lệ Thuỷ, Thọ Lộc - Bố Trạch; mănggan ở Kim Lai, Đồng Văn, Cải Đăng (Tuyên Hoá); chì, kẽm ở Mỹ Đức - Lệ Thuỷ; wonfram ở Kim Lũ (Tuyên Hoá); vàng ở Làng Ho, Asóc, La Huy, Bãi Hà, Làng Mô, trữ lượng titan lớn nằm dọc theo bờ biển [16].
Nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit phân bố chủ yếu ở Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, có thể khai thác làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp địa phương hoặc cung cấp cho những nhà máy hoá chất; phôphorit phân bố chủ yếu ở các hang động đá vôi Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá, dọc theo bờ sông Rào Nậy với 23 điểm khác nhau. Trữ lượng tìm kiếm đánh giá là 150 nghìn tấn, hàm lượng P2O5 trong quặng trung bình khoảng 15 - 20%. Cùng với than bùn ở Quảng Trạch, đôlômit cũng được khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NPK [16].
Ngoài ra còn có nước khoáng và nước nóng ở Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Tuyên Hoá. Tại điểm Khe Bang (Lệ Thuỷ) nhiệt độ nước lên tới 1050C, nguồn nước có áp lực và lưu lượng khá lớn (3,54 lít/s); tỉnh đã khai thác để sản xuất nước khoáng với công suất 7,5 triệu lít/năm [16].
3.1.5.4. Tài nguyên rừng
Tỉnh Quảng Bình có diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn so với cả nuớc. Theo Quyết định số 4534/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 615.530,15 ha. Trong đó, đất quy hoạch rừng đặc dụng 144.310,83 ha (đất có rừng 138.510,79ha; đất chưa có rừng 5.800,04ha); đất quy hoạch rừng phòng hộ 151.888,88 ha (đất có rừng 140.437,61ha; đất chưa có rừng 11.451,27ha); đất quy hoạch rừng sản xuất 319.330,44 ha (đất có rừng 249.549,68ha; đất chưa có rừng 69.780,76ha).
Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Về động vật: Ngoại trừ Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và một số điểm nhỏ lẻ không đáng kể khác thì công tác điều tra động vật rừng tại tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay hầu như ít được triển khai. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là khu vực rừng tự nhiên khá lớn nằm ở vùng trung tâm của tỉnh, nối liền các vùng rừng tự nhiên tập trung khác trong tỉnh và nước bạn Lào, do vậy có thể coi hệ động vật rừng Phong Nha - Kẻ Bàng là đặc trưng cho khu hệ động vật rừng chung của tỉnh. Theo kết quả điều tra, hệ động vật rừng Phong Nha - Kẻ Bàng đã phát hiện 755 loài, trong đó 121 loài thú, 161 loài bò sát và lưỡng cư, 303 loài chim, 170 loài cá..., trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Voọc Hà Tĩnh, Mang lớn, Gà lôi lam đuôi trắng, Gà lôi lam mào đen, Trĩ [19].
Về đa dạng thực vật: Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Quảng Bình là một trong những tỉnh có
trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc; rừng có nhiều loại gỗ quý như Lim, Gụ, Mun, Huỵnh, Thông và nhiều loại Mây tre, lâm sản quý khác [16].
Thực vật và động vật ở Quảng Bình đa dạng và phong phú, nhưng thảm thực bì và vật rơi rụng nhiều, vào mùa khô nóng, gió Tây Nam khắc nhiệt kéo dài làm khô vật liệu, do đó nguy cơ cháy rừng tương đối cao [16].
3.2. Điều iện inh tế - hội
D s v ộ g
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2018, dân số Quảng Bình đạt 887.595 người. Trong đó: Phân theo giới tính: Nam 444.277 người (chiếm 50,05%), nữ 443.318 người (chiếm 49,95%); phân theo thành thị, nông thôn: Dân số thành thị là 175.862 người (chiếm tỷ lệ 19,81%), dân số nông thôn là 711.733 người (chiếm tỷ lệ 80,19%). Mật độ dân số phân bố không đều giữa các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; Minh Hóa là huyện có mật độ dân cư thưa nhất với 37 người/km2, thành phố Đồng Hới là nơi có mật độ cư đông nhất với 778 người/km2
[6], [7].
Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh, khoảng 97%. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru - Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy [6], [7].
Tính từ 15 tuổi trở lên, tỉnh Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 532.469 người, chiếm khoảng 59,99% dân số. Trong đó, phân theo giới tính: Lao động nam 268.997 (chiếm 50,52%), lao động nữ 263.472 người (chiếm 49,48%); phân theo thành thị: Lao động thành thị 105.121 người (chiếm 19,74%), lao động nông thôn 427.348 người (chiếm 80,26%) [6], [7].
Về chất lượng nguồn nhân lực: Cho đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 4 Phó giáo sư, 63 Tiến sĩ, 69 Bác sĩ Chuyên khoa II, 168 Bác sĩ Chuyên khoa I,
2015 Thạc sĩ, 30653 người có trình độ Đại học, 20664 có trình độ Cao đẳng - Trung cấp. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 63,1% tổng số lao động [6], [7].
Là địa phương có lực lượng lao động đông nhưng chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn và miền núi còn cao. Phần lớn người dân miền núi có trình độ thấp, canh tác lạc hậu, sản suất nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào rừng và điều kiện tự nhiên, do đó đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn [6], [7].
Gi thô g vậ tải
Quảng Bình là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm và nơi hẹp nhất của Việt Nam với khoảng cách chưa đến 50 km từ mép biển Đông đến biên giới Việt – Lào [16].
Giao thông đường thủy có Cảng Hòn La (12 triệu tấn/năm) do Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý vận hành và phát triển. Ngoài ra còn có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh [16].
Giao thông đường bộ có Quốc lộ 1A dài 122 km, Đường Hồ Chí Minh (dài nhất nước) với nhánh Đông dài 200 km và nhánh Tây dài 197 km, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15A. Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 9B là những tuyến đường chính nối với Lào - Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác đến các cảng biển Vũng Áng, Gianh, Hòn La... [16].
Giao thông đường sắt có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh tổng cộng 174,5 km (dài nhất nước) với 21 ga, trong đó có ga Đồng Hới là một trong 8 ga chính của cả nước và 3 ga Đồng Lê, Minh Lễ và Mỹ Đức có tàu Thống Nhất dừng đổ đón trả khách [16].
Giao thông đường hàng không có sân bay Đồng Hới, cùng với sân bay quốc tế Phú Bài, sân bay Vinh và sân bay Thọ Xuân là một trong bốn sân bay chính của Vùng Bắc Trung Bộ, với tuyến bay nối sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sân bay quốc tế Chiang Mai (Chiang Mai) của các hãng hàng không: Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines, Bamboo Airways. Tính đến cuối năm 2018, sân bay Đồng Hới đón hơn 550.000 lượt khách. Năm 2018, Tập đoàn FLC đã đề xuất thực hiện dự án đầu tư nâng cấp mở rộng sân bay Đồng Hới. Dự án đầu tư nâng cấp sân bay này sẽ được tiến hành từ quý 4 năm 2018 và hoàn thành công tác nâng cấp vào năm 2020, lúc đó đường băng sân bay này sẽ đạt cấp 4E với chiều dài 3.600m và chiều rộng 45m, có thể phục vụ các loại tàu bay dân dụng lớn nhất như A350, Boeing 787 Dreamliner, với hai nhà ga (quốc tế và nội địa), tổng công suất thiết kế 10 triệu lượt khách/năm. Sau khi hoàn thành nâng cấp, sẽ có nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế sẽ được mở tại sân bay này [16].
Bưu chí h - viễ thô g
Dịch vụ bưu chính - viễn thông phát triển nhanh, mạng lưới viễn thông đã được hiện đại hoá. Từ nơi có cơ sở vật chất thiết bị cũ kỹ lạc hậu, các dịch vụ thông tin nghèo nàn, chất lượng kém đến nay được thay thế và phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng cũng như phong cách phục vụ, hiệu quả kinh doanh. Mạng lưới thông tin di động, internet đã phát triển với tốc độ cao. Hiện nay toàn tỉnh có 45 bưu cục trong đó 01 bưu cục trung tâm, 7 bưu cục huyện và 37 bưu cục khu vực. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2018, toàn tỉnh có số thuê bao điện thoại đạt 769.679 (thuê bao di động 750.160, thuê bao cố định 19.519); số thuê bao internet 95.822 [7].
3.2.4 Y tế
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2018, toàn tỉnh hiện có 9 bệnh viện, 100% các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế. Ngoài ra, toàn tỉnh có
3.508 người trong ngành y (bác sĩ: 1.039 người, y sĩ: 627 người, điều dưỡng: 1.282 người, hộ sinh: 416 người, kỹ thuật viên: 144 người); 858 người trong ngành dược (dược sĩ: 160 người, dược sĩ cao đẳng - trung cấp: 662 người, dược tá: 36 người) [7].
Về hoạt động, nhìn chung các trạm y tế đã tuân thủ thực hiện các chế độ chuyên môn theo quy định trong khám chữa bệnh, triển khai có hiệu quả các chương trình y tế tại cộng đồng. Đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản được quản lý và phát huy hiệu quả công tác, hầu hết các chỉ tiêu chuyên môn đạt kết quả tốt; công tác giám sát dịch bệnh thực hiện chặt chẽ, đặc biệt là sốt rét, sốt xuất huyết và các dịch bệnh nguy hiểm khác [7].
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi được duy trì và thực hiện tốt [7].
3.2.5 Giá dục
Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 583 trường từ cơ sở giáo dục mầm non cho đến cấp trung học phổ thông. Quảng Bình có 1 trường Đại học, 2 trường Cao đẳng, 5 trường Trung cấp, gồm: Trường Đại học Quảng Bình, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình, Trường Cao đẳng Nghề Quảng Bình, Trường Trung cấp nghề Bình Minh - Quảng Bình, Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình, Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình [7].
Quảng Bình xếp thứ 22 về tỉ lệ hộ nghèo của cả nước, dân số không đông, nhưng lại là nơi mà con người luôn chịu khó, cần cù học tập từ đời này sang đời khác, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau để tạo nên truyền thống hiếu học, học có hiệu quả để mong thoát nghèo, phục vụ quê hương, phụng sự quốc gia.
3.2.6 V hó v tiềm g du ịch
Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng như: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
Quảng Bình là vùng đất văn vật (có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn), nhiều di tích lịch sử (Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn), nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc (Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v...). Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như: “Bát danh hương”, “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao, nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp... [16].