nhận là đô thị loại III. Thực hiện đề án thành lập Thành phố, giai đoạn 2000- 2002 Thị xã đã được đầu tư hơn 450 tỷ đồng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thiết đô thị. Sau khi được đầu tư, hệ thống các công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn đã được cải thiện đáng kể, góp phần làm thay đổi diện mạo của Thị xã. Tháng 10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định thành lập TP. Lạng Sơn.
3.1.2. Hiện trạng quản lý thông tin các cung đường bộ trên địa bàn TP. Lạng Sơn Sơn
Thông tin về giao thông trên địa bàn TP. Lạng Sơn (ở đây gọi tắt là LS) được thu thập và lưu trữ cũng như xử lý ngày càng nhiều. Vấn đề đặt ra là cần tổ chức, khai thác thông tin về giao thông một cách khoa học nhằm giúp các nhà quản lý có cái nhìn chính xác về thực trạng giao thông và nhanh chóng đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời.
LS được chia thành 8 đơn vị hành chính: 05 phường (Phường Chi Lăng, Vĩnh Trại, Tam Thanh, Hoàng Văn Thụ, Đông Kinh), 03 xã (xã Quảng Lạc, Mai Pha, Hoàng Đồng).
Hiện nay, hệ thống giao thông của LS đã được đầu tư thêm 21,7km, nâng cấp 26,15km mặt đường đổ bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa, nâng tổng chiều dài của hệ thống giao thông LS lên 125,5km, trong đó có 48,4km đường cao cấp. Đặc biệt quốc lộ 1A được đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc với 3 làn xe theo dự án của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa LS và các địa phương khác. Những thay đổi về hệ thống cơ sở hạ tầng của LS đã từng bước cải thiện diện mạo đô thị, tạo ra nền tảng để thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào LS nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của LS về phát triển kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ.
Toàn LS hiện có 13 tuyến đường chiều dài 95.489 km, trong đó có 2 tuyến đường đô thị (phường) chiều dài 9.100 km, 11 tuyến đường xã dài 86.389 km.
Trong giới hạn chương 3 của luận văn này, học viên chỉ tổ chức quản lý khai thác thông tin về về đường bộ, cụ thể là các cung đường trên địa bàn TP. Lạng Sơn. Nội dung chính của phần này là ứng dụng kết quả nghiên cứu của phần lý thuyết trên để thiết kế CSDL về thông tin các cung đường bộ trên địa bàn. Theo cách làm truyền thống, để thiết kế một CSDL tập trung, chúng ta sử dụng các kỹ năng thiết kế CSDL như thiết kế CSDL kiểu “từ điển”, kiểu “mô hình”, kiểu “Blanpre”, kiểu “trực giác”,… Ở đây, chúng ta sẽ thiết kế một CSDL tập trung dựa vào lý thuyết CSDL phân tán (dựa vào thuật toán phân mảnh một sơ đồ quan hệ thành BCNF, bảo toàn phụ thuộc và có nối không mất thông tin). Hơn thế nữa, nếu chúng ta không dừng ở đây thì chúng ta có thể tiếp tục thiết kế thành CSDL phân tán cho chính bài toán đó.