Xây dựng bộ khóa giải đoán ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ phục vụ công tác quản lý rừng​ (Trang 55 - 58)

5.1.2.1. Các loại hình sử dụng đất hiện có tại khu vực nghiên cứu

Qua thu thập tài liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng rừng và khảo sát thực tế thì khu vực nghiên cứu có các loại hình sử dụng đất chính như sau:

1, Thủy hệ (gồm sông suối, ao, hồ…). 2, Đất trống (IA, IB, IC).

3, Rừng trồng keo.thông 4, Rừng phục hồi IIB. 5, Rừng nghèo IIIA1. 6, Rừng trung bình IIIA2.

Bảng 5.3. Diện tích các trạng thái trước giải đoán năm 2006

TT Huyện Xã Trạng thái Diện tích (ha)

1 Cẩm Xuyên Cẩm Mỹ Sông hồ 2170.6 2 Cẩm Xuyên Cẩm Mỹ Đất trống 2084.8 3 Cẩm Xuyên Cẩm Mỹ Rừng trồng 1525.5 4 Cẩm Xuyên Cẩm Mỹ IIB 3557.9 5 Cẩm Xuyên Cẩm Mỹ IIIA1 2763.0 6 Cẩm Xuyên Cẩm Mỹ IIIA2 1622.1 Tổng 13723.9

5.1.2.2. Bộ khóa giải đoán ảnh SPOT-5 khu vực nghiên cứu

Việc giải đoán ảnh là việc “đọc” ảnh thông qua các dấu hiệu trực tiếp có trên ảnh hoặc các dấu hiệu gián tiếp (dấu hiệu chỉ định) để suy diễn. Các dấu hiệu trực tiếp bao gồm dấu hiệu về màu sắc, cấu trúc, diện mạo và mật độ ảnh. Dấu hiệu gián tiếp là các quy luật, đặc điểm phân bố, điều kiện sinh thái về các mối quan hệ tương hỗ giữa các đối tượng. Để phục vụ công tác giải đoán các đối

tượng sử dụng đất có trong khu vực nghiên cứu và phục vụ cho công tác lấy mẫu trong phân loại ảnh được chuẩn xác.

- Khâu quan trọng ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả phân loại ảnh số, đề tài đã thực hiện thành lập bộ khoá giải đoán các loại hình sử dụng đất có trong khu vực nghiên cứu dựa trên phổ phản xạ của lớp phủ bề mặt, kết quả khảo sát thực địa và bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

ẢnhSPOT-5 Mô tả

Thủy hệ

Thường là những đường ngoằn nghèo chạy dài với mầu xanh lơ hoặc xanh sẫm, có thể

chia thành nhiều nhánh, giao nhau, có cấu trúc mịn.

Rừng trồng

Đối tượng này có màu xanh sẩm, cấu trúc tương đối mị phân bố gần khu dân cư, ven hồ

Đất trống

Thường có màu nâu hoặc nâu xám phân bố rải rác trên ảnh

ẢnhSPOT-5 Mô tả

Rừng trung bình

Thường có màu xanh lá cây với những đám màu nâu hoặc xám, có cấu trúc thô

Rừng phục hồi

Thường có màu xanh đậm và có cấu trúc tương đối mịn

Rừng nghèo

Thường có màu xanh lá cây và có cấu trúc thô

Hình 5.4: Bộ khóa giải đoán các đối tượng có trong khu vực nghiên cứu

Ảnh SPOT- 5 Ảnh thực địa mô tả Thủy hệ. Do thời gian hạn chế và chất lượng ảnh tại khu vực nghiên cứu không được theo ý muốn. Nên đề tài đã tiến hành nghiên cứu tính toán tại một xã có diện tích rừng lớn nhất trong khu bảo tồn Thiên Nhiên Kẽ Gỗ - Hà Tĩnh. Sau khi xem xét đề tài đã chọn xã Cẩm Mỹ để tiến hành nghiên cứu.

Ơ

Hình 5.5: Ảnh SPOT-5 năm 2009 sau khi cân bằng màu được ghép, cắt theo ranh giới khu vực nghiên ( Xã Cẩm Mỹ )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ phục vụ công tác quản lý rừng​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)