Tư liệu ảnh, bản đồ và thông số kỹ thuật của ảnh SPOT-5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ phục vụ công tác quản lý rừng​ (Trang 51 - 55)

vực nghiên cứu

5.1.1. Tư liệu ảnh, bản đồ và thông số kỹ thuật của ảnh SPOT-5 Tư liệu ảnh Tư liệu ảnh

Ảnh vệ tinh được sử dụng trong đề tài là ảnh SPOT-5 độ phân giải 2.5 m

Mảnh E4844D Mảnh E4845C

Hình 5.1: 2 mảnh của ảnh SPOT-5 năm 2009 khu vực nghiên cứu.

Với ảnh Pan và 10 m với ảnh toàn sắc (MS). Ảnh đã được nắn về hệ VN-2000 ở mức 3, ảnh được tổ hợp màu tự nhiên và đã được trộn giữa ảnh Pan với MS. Trong đó ảnh năm 2009 được chụp vào tháng 3 năm 2009 và được cắt theo 2 mảnh của bản đồ địa đó là các mảnh E4844D và E4845C

Hình 5.2: Ảnh SPOT- 5 Toàn khu vực nghiên cứu năm 2009

Ảnh SPOT được thu từ bộ cảm HRG đặt trên vệ tinh SPOT (Systeme Pour L’observation de La Terre) do trung tâm nghiên cứu không gian của Pháp (CNES – French Center National d’etudies Spatiales) thực hiện có sự tham gia của Bỉ và Thụy Điển. Ảnh SPOT tương đối đa dạng về dải phổ và độ phân giải không gian từ thấp, trung bình đến cao (5m-1km), trường phủ mặt đất của ảnh SPOT cũng tương đối đa dạng từ 10km x 10km đến 200km x 200km. Ảnh SPOT có thể thu ảnh của từng ngày và thường vào 11h sáng.

Ảnh SPOT thuô ̣c thế hệ vệ tinh SPOT-1,-2,-3 ảnh có hai dạng là: ảnh toàn sắc (panchromatic) có độ phân giải không gian là 10m x 10m và ảnh đa phổ với độ phân giải không gian là 20m x 20m.

Bảng 5.1: Một số thông số về các kênh phổ của ảnh SPOT-1;-2;-3

Tên band phổ Dải phổ (µm) Độ phân giải (m) Độ che phủ mặt đất (km) Lưu trữ (bit) Toàn sắc 0,51-0,73 10 60 x 60 8 1 0,50-0,59 20 60 x 60 8 2 0,61-0,68 20 60 x 60 8 3 9,79-0,89 20 60 x 60 8

Ảnh SPOT thuô ̣c thế hê ̣ vệ tinh SPOT-4, được thu từ thiết bị bộ cảm HRVIR là ảnh thu liên tục trong dải phổ nhìn thấy và hồng ngoại và có độ phân giải 20m x20m.

Bảng 5.2: Mô ̣t số thông số các kênh phổ của ảnh SPOT-4

Kênh phổ Tên phổ Dải phổ

(µm) Độ phân giải không gian (m) Lưu trữ (bit) Xanh lam 0,43-0,47 20 8 Kênh 1 Xanh lục 0,50-0,59 20 8 Kênh 2 Đỏ 0,61-0,68 20 8

Kênh 3 Cận hông ngoại 0,79-0,89 20 8

Kênh 4 Hồng ngoại trung 1,58-1,75 20 8

1 kênh toàn sắc Phổ đơn 0,61-0,68 10 8

Đối với các ảnh SPOT thuộc thế hệ SPOT-5 được thu từ bộ cảm có độ phân giải hình học cao HRG (High Resolution Geometric) là 5m thay cho 10m ở kênh toàn sắc và 5m cho các kênh xanh, đỏ, cận hồng ngoại và 20m đối với kênh hồng ngoại trung. Thế hệ vệ tinh SPOT-5 còn trang bị thiết bị riêng để đo thực vật trong dải phổ nhìn thấy và câ ̣n hồng ngoa ̣i với đô ̣ phân giải không gian 1000mx100m và ảnh được câ ̣p nhâ ̣t hàng ngày. Hiê ̣n nay ảnh SPOT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất, khai khoáng trong địa chất, thành lập bản đồ tỷ lệ 1:30.000 đến 1:100.000, nghiên cứu về thực vâ ̣t ở cấp đô ̣ khu vực,… ảnh SPOT có thể ghi phản xạ phổ của toàn mặt đất với sự khác biệt về dữ liệu, độ phân giải cao và có khả năng nhìn nổi, nhạy cảm về phổ hồng ngoại cho thực vật.

Về tư liệu bản đồ

Các loại bản đồ được sử dụng trong đề tài là: + Bản đồ phân 3 loại rừng năm 2006

Ghép, cắt ảnh theo ranh giới nghiên cứu

Nhìn vào hình 5.1 dễ dàng nhận thấy rằng do ảnh được chụp ở các cảnh ảnh khác nhau nên tone màu giữa các ảnh không có sự đồng nhất. Vì vậy để ảnh phân loại phục vụ thành lập bản đồ biến động được chính xác thì cần phải có quá trình cân bằng lại tone màu giữa các ảnh làm cho các ảnh có sự cân bằng màu rồi mới tiến hành ghép và cắt theo ranh giới khu vực nghiên cứu. Quá trình này được thực hiện trên ERDAS imagine 9.1, Photoshop cs2.

ơ

Hình 5.3: Ảnh SPOT-5 năm 2009 sau khi cân bằng màu được ghép, cắt theo ranh giới khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kẻ Gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ phục vụ công tác quản lý rừng​ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)