Tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phạ, tỉnh hua phăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 60 - 63)

Nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2010 có diện tích rừng phòng hộ 8.200.000 ha, khu vực phân bố bao gồm có những rừng đầu nguồn, rừng các ven sông, rừng các ven đƣờng, rừng khộp, rừng ven đô thị và rừng thiêng của bản để nhằm mục tiêu để bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng, chống xói mòn đất, chống thiên tài và sử dụng vào việc bảo vệ an ninh tổ quốc, chủ quyền biên giới…Các rừng phòng hộ đƣợc chia thành 2 khu vực nhƣ: khu vực cấm nghiêm ngặt và khu vực quản lý sử dụng. Trong công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ ở nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc phân công rõ ràng cụ thể tùy theo chức trách và nhiệm vụ của từng đơn vị và cá nhân nhƣ sau:

Cấp Trung ƣơng: Bộ Nông lâm nghiệp có vai trò và trách nhiệm nhƣ sau:

1. Phát triển và vận dụng đƣờng lối, chiến lƣợc và các văn bản chích sách pháp luật, các hiệp ƣớc đã ký kết với quốc tế để phát triển rừng phòng hộ trong cả nƣớc;

2. Quy định nguyên tắc, kỹ thuật, thông tƣ cho phù hợp với pháp luật với công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ;

3. Tuyên truyền, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và các hiệp ƣớc quốc tế đối với công tác bảo vệ rừng

4. Nghiên cứu khoa học công nghệ, lập mạng lƣới thống kê, bổ sung và tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý rừng phòng hộ;

5. Phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan trong việc thực hiện phê duyệt phân bố kế hoạch khảo sát rừng phòng hộ.

6. Liên hệ hợp tác với các nƣớc về công tác quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ.

7. Tổng hợp báo các công tác quán lý rừng phòng hộ trong cả nƣớc cho chính phủ thƣờng xuyên.

Cấp tỉnh: Sở Nông lâm nghiệp của tỉnh có vai trò và trách nhiệm nhƣ sau:

1. Phát triển và vận dụng chính sách, chiến lƣợc và quy định về việc quản lý và sử dụng rừng phòng hộ trong trách nhiệm và quyền hạn của mình.

2. Tuyên truyền pháp luật, phối hợp, hợp tác trong việc thực hiện gắn bó với quốc tế dƣới các hiệp ƣớc liên quan với việc sử dụng và quản lý rừng phòng hộ

3. Chỉ đạo, xúc tiến giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện của Phòng Nông lâm nghiệp của huyện;

4. Nghiên cứu và có ý kiến về việc cho phép sử dụng rừng phòng hộ và đề nghị lên Bộ nông lâm nghiệp để xem xét và kiểm tra;

5. Phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan trong việc thực hiện phê duyệt phân bố kế hoạch khảo sát rừng phòng hộ.

6. Tổng hợp báo cáo công tác quán lý rừng phòng hộ trong tỉnh cho Bộ Nông lâm nghiệp và Ủy ban nhân dân tỉnh thƣờng xuyên;

Cấp huyện: Phòng Nông lâm nghiệp của huyện có vai trò và trách nhiệm nhƣ

sau:

1. Thực hiện các kế hoạch, dự án, quy định, thông tƣ, thông báo về công tác quản lý rừng;

2. Tuyên truyền pháp luật, quy định về quản lý bảo vệ rừng

3. Chỉ đạo, xúc tiến, giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của cán bộ Lâm nghiệp bản về công tác bảo vệ rừng phòng hộ;

4. Tổ chức thực hiên cho nhân dân ở bản, địa phƣơng phát triển bảo vệ rừng phòng hộ;

5. Tổng hợp báo cáo công tác quán lý rừng phòng hộ trong huyện cho sở Nông lâm nghiệp tỉnh thƣờng xuyên;

Cấp bản: Tổ Lâm nghiệp của bản có vai trò và trách nhiệm nhƣ sau:

1. Nghiên cứu và đề nghị cho Ủy ban nhân dân bản: kỹ thuật, quy định, sử dụng rừng phòng hộ cho phù hợp với pháp luật Lâm nghiệp;

2. Tuyên truyền kiến thức về pháp luật, kỹ thuật lâm nghiệp chủ yếu là sự quan trọng và lợi nhuận của rừng;

3. Tổ chức thực hiện điều lệ, thông tƣ, quy định và pháp luật về Lâm nghiệp 4. Cử ngƣời dân quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, rừng bảo tồn, và phòng chống cháy rừng. Quy định và lập kế hoạch phát triển chủ yếu là sự phục hồi rừng, chồng rừng, bổ sung rừng, phát triển bảo vệ cây giống, thu và bảo quản hạt giống, gieo hạt và sử dụng rừng và lâm sản ngoài gỗ trong rừng đặc dụng của bản bền vững cho phù hợp với thực tế.

5. Giám sát và nắm bắt thực trạng, sự biến đổi môi trƣờng rừng, và thực trạng hoạt động của công tác lâm nghiệp trong bản và báo cáo thƣờng xuyên cho phòng Nông Lâm Nghiệp của huyện;

Hiện nay tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu đƣợc quản lý chủ yếu do kiểm lâm, ngoài ra kết hợp với chính quyền địa phƣơng các cấp.

Trƣởng thôn là ngƣời có vai trò rất lớn trong công đồng địa phƣơng, là cầu nối thông tin từ chính quyền đến ngƣời dân. Trƣởng thôn gần nhƣ thay mặt chính quyền quản lý ngƣời dân trong thôn ở tất cả các mặt trong đời sống hàng ngày. Hiện nay các trƣởng thôn đều rất tích cực nhắc nhở hoặc xử phạt ngƣời dân nếu vi phạm luật lâm nghiệp.

Chính phủ Lào có các chính sách rất hiệu quả trong hỗ trợ ngƣời dân quản lý bảo vệ và phát triển rừng, thông qua một số quy định nhƣ: Chính phủ đƣa ra Thông tƣ để nhấn mạnh và nghiêm ngặt về việc quản lý và kiểm tra khai thác rừng, di chuyển gỗ và đơn vị kinh doanh gỗ (Thông tƣ số 15/Thủ tƣớng, ngày 13/05/2016); Kế hoạch chấm dứt di canh di cƣ phá rừng làm nƣơng rẫy, định cƣ nghề nghiệp ổn định bền vững và thoát đói giảm cho ngƣời dân của Bộ Nông lâm nghiệp (từ 2016-2020), Chiến lƣợc phát triển rừng tới năm 2020, năm 2014 huyện Sốp Bau đã kết quả tổng hợp hiện trạng sử dụng đất toàn huyện (Báo cáo Tổng kết thành tựu giao đất của hiện Sốp Bau, 2014),

Đối với canh tác nƣơng rẫy luôn gắn liền với công tác bảo vệ rừng. Trong khu vực nghiên cứu có thể kiểm soát đƣợc thì nƣơng rẫy không làm tăng thêm nguy cơ phá rừng tự nhiên, mà nó góp phần ổn định tình hình dân cƣ, ổn định nguồn lƣơng thực tại chỗ. Tuy nhiên, vấn đề canh tác nƣơng rẫy của đồng bào các dân tộc trong khu vực nghiên cứu cơ bản vẫn nằm trong khu vực phân bố của cơ quan chức năng. Một số quy định của địa phƣơng giảm thiểu các tác động đến rừng nhƣ: Đốt nƣơng rẫy có kiểm soát. Đốt theo giờ cố định (trƣớc 7 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều). Quy định việc sử dụng rừng bền vững, không khai thác tận diệt…

Việc phát hiện xử phạt các đối tƣợng vi phạm luật lâm nghiệp công khai có tính răn đe cao nhƣ: Xử trƣớc dân bản, Phạt tiền nếu vi phạm lần 2, tạm giữ tại cụm bản hoặc đƣa lên huyện giải quyết theo trƣờng hợp….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phạ, tỉnh hua phăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)