Các nhóm giải pháp về mặt xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phạ, tỉnh hua phăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 65 - 135)

Giải pháp tuyên truyền

Tổ chức thực hiện thƣờng xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Các đơn vị bảo vệ rừng phối hợp với chính quyền địa phƣơng huyện Phu Phạ xây dựng chƣơng trình, kế hoạch và nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tƣợng và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Cơ bản các hộ dân sống gần rừng, trong rừng đƣợc tuyên truyền, tiếp cận và hiểu biết các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.

Tuyên truyền, vận động ngƣời dân nhằm mục đích hạn chế tối đa các hoạt động làm suy giảm tài nguyên thực vật nhƣ khai thác quá mức các loài thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm làm thuốc, lấy gỗ hay một số loài có giá trị sử dụng khác.

Tiếp tục thực hiện việc ký cam kết với các hộ dân tại địa phƣơng trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Giải pháp kinh tế

Hỗ trợ vốn cho ngƣời dân địa phƣơng trồng cây phân tán (ƣu tiên trồng cây bản địa và cây gỗ lớn), cải thiện vệ sinh nông thôn, hạn chế sự phụ thuộc của hộ gia đình vào gỗ, củi lấy từ rừng, khai thác các loài cây thuốc,…xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, du lịch cộng đồng.

Xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, xây dựng các làng nghề đan lát, hình thành các sản phẩm và thƣơng hiệu sản phẩm địa phƣơng, xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm nhu cầu ổn đinh cho sản phẩm, tạo công ăn việc làm ổn định cho ngƣời dân.

Nghiên cứu hệ thống cây thuốc, bảo tồn các tri thức bản địa trong việc khai thác sử dụng cây thuốc của ngƣời dân địa phƣơng, kết hợp với cơ quan quản lý nhà nƣớc về dƣợc liệu, phát triển các thƣơng hiệu thuốc gia truyền, đặc trị.

Thực hiện tốt chính sách giao đất gắn với giao rừng, giao khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong hồ sơ giao đất, khoán rừng cần xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với diện tích rừng và đất rừng đƣợc giao khoán, đặc biệt là cần phải nhấn mạnh việc quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên.

Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý

Đây là nhiệm vụ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong suốt quá trình xây dựng và phát triển rừng. Bao gồm toàn bộ diện tích rừng hiện còn và rừng đƣợc trồng mới, nâng cấp làm giàu rừng sau khi hết hạn đầu tƣ cơ bản trên toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp. Các giải pháp thực hiện nhƣ sau:

- Thƣờng xuyên tuần tra, canh gác và phối hợp với các ngành, các địa phƣơng ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực vào rừng.

- Xử phạt nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triểnrừng, khen thƣởng kịp thời những ngƣời làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Tổ chức hệ thống bảo vệ rừng từ thị xã xuống đến cơ sở có rừng và đất rừng.

Phòng Nông lâm nghiệp của huyện phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND cụm bản mở các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ về quản lý thực vật, kiến thức về phân loại thực vật cho các cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng của địa phƣơng và tới toàn thể nhân dân trên địa bàn.

Bổ sung danh mục cây có giá trị sử dụng nhƣ những loài quý hiếm, loài làm thuốc, cây lấy gỗ, các họ đơn loài, cây làm cảnh,…để thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ Kết luận

Hệ thực vật rừng Phu Phạ, tỉnh Hua Phăn, nƣớc CHDCND Lào gồm có 200 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 166 chi, 87 họ trong 4 ngành. Ngành Ngọc lan là ngành đa dạng nhất với 194 loài, 160 chi của 81 họ. Các ngành còn lại là Dƣơng xỉ với 3 loài, 3 chi, 3 họ; nghành Thông có 2 loài, 2 chi, 2 họ; ngành Thông đất với 1 loài, 1 chi, 1 họ. Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida chiếm ƣu thế so với lớp Hoa loa kèn với tỷ lệ ở các bậc họ, chi và loài tƣơng ứng là 67/14 họ; 131/29 chi và 160/34 loài.

Khu vực RPH Phu Phạ có sự đa dạng về họ và chi thực vật. Họ có nhiều chi và nhiều loài nhất là họ Thầu dầu - Euphorbiaceae và họ Đậu -

Fabaceae cùng có 13 loài; họ Cà phê - Rubiaceae và họ Dẻ – Fagaceae cùng có có 9 loài; họ Ráy – Araceae và họ Dâu tằm – Moraceae cùng có 8 loài; Các chi có số loài nhiều nhất tại khu vực nghiên cứu là Sung (Ficus) và Dẻ gai (Castanopsis) với 5 loài; chi Côm (Elaeocarpus), Ngấy (Rubus), Cơm nguội, (Ardisia), Sồi (Lithocarpus) và chi Ráy leo (Rhaphidophora) cùng có 3 loài.

Trong 200 loài thực vật tại rừng phòng hộ Phu Phạ có tới 327 lƣợt giá trị sử dụng khác nhau; có 141 loài đƣợc sử dụng làm thuốc chiếm 70,5% tổng số loài của hệ; cây lấy gỗ có 55 loài, chiếm 27,5% tổng số loài; số loài cây có thể dùng làm thức ăn, gia vị và làm thức ăn cho gia súc là 61 loài, chiếm 30,5% tổng số loài.

Hệ thực vật rừng phong hộ Phu Phạ có 6 loài nguy cấp có trong Danh lục đỏ của IUCN năm 2019. Trong đó có 4 loài: Trầm hƣơng, Thủy xƣơng bồ, Thạch xƣơng bồ, Lát hoa là cây đang bị khai thác mạnh và ít gặp tại Phu Phạ.

Hệ thực vật rừng phòng hộ Phu Phạ có yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm ƣu thế với loài chiếm 86,5% các yếu tố của hệ. Nguồn gốc của hệ thực vật

chủ yếu từ khu vực phía Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malêzi và một phần đến từ Hymalaya.

Phổ dạng sống cho hệ thực vật rừng phòng hộ Phu Phạ là: SB = 84.5Ph

+ 6Ch + 4,5Hm + 2Cr+ 3T. Phổ dạng sống của nhóm cây có chồi trên đất: SB = 5Mg+21.5Me+17.5Mi+20Na+17.5Lp+3Ep. Phổ dạng sống thấy hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu đặc trƣng cho kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm.

Một số mối đe dọa đến tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu là: Khai thác gỗ lậu; Khai thác quá mức và không bền vững lâm sản; Chăn thả gia súc trong rừng. Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp thay thế cho cây rừng tự nhiên.

Các giải pháp chính nhằm quản lý tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu:

Điều tra chi tiết để xác định những khu vực có các loài quý hiếm, loài có giá trị bảo tồn hay giá trị kinh tế cao, những họ đơn loài, phân bố, khoanh vùng những khu vực đó để bảo vệ nghiêm ngặt;

Xây dựng những mô hình trồng, nghiên cứu nhân giống để đƣa những loài quý hiếm, loài có giá trị, những loài đặc hữu hẹp và họ đơn loài đƣa về trồng để bảo tồn và phát triển nguồn gen;

Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phục hồi rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng; Tổ chức thực hiện thƣờng xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Hỗ trợ vốn cho ngƣời dân địa phƣơng trồng cây phân tán, cải thiện vệ sinh nông thôn, hạn chế sự phụ thuộc của hộ gia đình vào gỗ, củi lấy từ rừng, khai thác các loài cây thuốc,…xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, du lịch cộng đồng.

Tồn tại

Do hạn chế về mặt thời gian, nhân lực và điều kiện địa hình phức tạp nên đề tài mới chỉ điều tra, nghiên cứu về đa dạng ở một số khu vực nhất định. Quá trình điều tra, đánh giá chỉ dựa trên các tuyến đại diện, chƣa điều tra đƣợc tất cả diện tích của khu rừng. Vì vậy, số lƣợng loài điều tra đƣợc vẫn còn hạn chế, chƣa khai thác hết đƣợc nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu.

Quá trình giám định tên khoa học chỉ dựa vào nhận diện các mẫu lá, hoa và quả nên gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

Kiến nghị

Cần tiếp tục có những nghiên cứu tỉ mỉ hơn trên phạm vi khu vực nghiên cứu để bổ sung thêm những thành phần loài chƣa phát hiện đƣợc.

Việc thu mẫu, chụp ảnh cần đƣợc chú trọng hơn để thuận lợi cho quá trình giám định mẫu.

Có những nghiên cứu về các nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên thực vật khu vực nghiên cứu để có những đề xuất hợp lý nhằm bảo vệ đƣợc tính đa dạng của hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ Pha Phạ.

Có những thống kê đầy đủ về các loài cây có giá trị sử dụng để từ đó có thể xây dựng các khu vƣờn bảo tồn và nhân giống những loài có ích.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Nam

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật

hạt kín ở Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & cs (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, 3. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004, 2013), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam; NXB. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

4. Bộ Khoa học Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật.

NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam.

NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Lê Trần Chấn, Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào Thị Phƣợng, Trần Thúy Vân (1999), Một sô đặc điểm cơ bản của hệ thực vật

Việt Nam. NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Võ Văn Chi (2011, 2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. Y học, TP. Hồ Chí Minh.

8. Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Đa dạng nguồn tài nguyên, nguy cơ đe dọa và biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắc Lắc. Tạp trí Nông nghiệp & PTNT. Tr 96-100.

9. Đỗ Ngọc Đài, Phan thị Thúy Hà (2008), Đánh giá tính đa dạng hệ thực

vật bậc cao có mạch vùng đệm VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh. Tạp chí Nông

nghiệp & PTNT. Tr 105-108.

10. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2003), Cây cỏ Việt Nam, quyển 1 - 3. NXB. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

11. Đinh Thị Hoa, Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hùng Chiến (2016). Đa dạng thực vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2: 124-130.

12. Đinh Thị Hoa (2017), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Luận án tốt nghiệp Tiến sỹ, ĐHLN. 13. Trần Minh Hợi (chủ biên) (2013), Tài nguyên thực vật Việt Nam. NXB.

Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

14. Lê Vũ Khôi và Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật. NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15. Khoua Thor (2018), Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay, khu vực huyện Hom, tỉnh Saysomboun, nước Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, ĐHLN.

16. Phan Kế Lộc và TS. Đặng Thị Sy (2001), Danh lục các loài thực vật Việt

Nam tập I. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Dƣơng Văn Lợi (2018), Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại Khu rừng

phòng hộ huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ,

ĐHLN.

18. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật.

NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật.

NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Hệ thực vật và đa dạng loài. NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Quốc Trị (2006), Những nghiên cứu mới về hệ thực vật của VQG Hoàng Liên. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT. Tr 90-92.

22. Thái Văn Trừng (1999), Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam.

23. Hoàng Văn Tuệ (2018), Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu rừng Ngọa Vân, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, ĐHLN.

24. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (1996 - 2007), Thực vật chí Việt

Nam, tập 1-11. NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng Lào 25. ຈໍາລັຈ ວ່າຈ້ວງ ຎ່າຎ້ຬຄກັຌ, ສະຍັຍຽລກ຋ີ່ 333/ຌງ, ລ຺ຄວັຌ຋ີ 19/07/2010; (Nghị định rừng phòng hộ, số 333/Thủ tƣớng, ngày 19/07/2010) 26. ຃ໍາສັ່ຄ຾ຌະຌໍາ ວ່າຈ້ວງ ກາຌຽຑີ່ຓ຋ະວີ຃ວາຓຽຂັ້ຓຄວຈ ເຌກາຌ຃ຸ້ຓ຃ຬຄ ຾ລະ ກວຈ ກາກາຌຂຸຈ຃຺້ຌແຓ້ ຾ລະ ຽ຃ື່ຬຌງ້າງແຓ້ ຾ລະ ຋ຸລະກິຈແຓ້, ສະຍັຍຽລກ຋ີ 15/ຌງ, ລ຺ຄວັຌ຋ີ (Thông tƣ

nhấn mạnh thực hiện nghiêm ngặt trong việc quản lý và kiểm tra khai thác gỗ, di chuyển gỗ và đơn vị kinh doanh gỗ, số 15/thủ tƣớng, ngày 13/05/2016)

27. ຍ຺ຈລາງຄາຌ ຏ຺ຌສໍາຽລັຈ

ກາຌ຅ັຈສັຌ຋ີ່ຈິຌຂັ້ຌຽຓືຬຄ, ຽຓືຬຄສ຺ຍຽຍ຺າ,

຾ຂວຄຫ຺ວຑັຌ, ສະຍັຍຽລກ຋ີ 25/ຫຆສຓ, ລ຺ຄວັຌ຋ີ

29/09/2014. (Bài tổng kết thành tựu phân bố sử dụng đất đài của huyện Sốp Bau, số 29/09/2014)

28. ກະຆວຄກະສິກຳຎ່າ ຾ລະ ຎ່າແຓ້ ວ່າຈ້ວງ

຾ຏຌດຸຈຉິກາຌຊ່າຄຎ່າຽອັຈແອ່຾ຍຍຽລື່ຬຌ ລຬງ,

຅ັຈສັຌຬາຆີຍ຃຺ຄ຋ີ່ ຾ລະ

ລ຺ຍລ້າຄ຃ວາຓ຋ຸກງາກຂຬຄຎະຆາຆ຺ຌ. 2016-2020; (Bộ Nông

Lâm Nghiêp. Kế hoạch chấm dứt di canh di cƣ phá rừng làm nƣơng, định cƣ nghề nghiệp bền vững và thoát đói giảm cho ngƣời dân 2016- 2020);

29. ຈໍາລັຈ ວ່າຈ້ວງກາຌອັຍອຬຄ ຾ລະ ຎະກາຈເຆ້

ຎະຆາ຋ິຎະແຉ ຎະຆາຆ຺ຌລາວ, ສະຍັຍຽລກ຋ີ 229/ຌງ,

ລ຺ຄວັຌ຋ີ 09/08/2005. (Nghị định về công nhận và ban hành chiến

lƣợc phát triển rừng tới năm 2020, số 229/Thủ tƣớng, ngày 09/08/2005)

Ngôn ngữ khác

30. Leonid V. Averyanov, Tien Hiep Nguyen, Khang Nguyen Sinh, The Van Pham, Vichith Lamxay, Somchanh Bounphanmy, Shengvilai Lorphengsy, Loc Ke Phan, Soulivanh Lanorsavanh and Khamfa Chantthavongsa (2014) Gymnosperms of Laos, Nordic Journal of Botany 32: 765–805

31. Baird, I.G. (1998). A preliminary assessment of the aquatic resources of the Dong Phou Vieng Biodiversity Conservation Area and its proposed extension area, Savannakhet Province, Lao PDR. In: Rapid and Participatory Assessments (BIORAP) in Dong Phou Vieng Protected Area. Bangkok: WWF-Thailand Office

32. Baltzer, M.C., Nguyen Thi Dao and R.G. Shore (eds.). (2001). Towards a Vision for Biodiversity Conservation in the Forests of the Lower Mekong Ecoregion Complex. Hanoi and Washington D.C.: WWF Indochina/WWF US

33. Berkmuller, K., T. Evans, R. Timmins and V. Vongphet (1995b) Recent advances in nature conservation in the Lao PDR. Oryx 29: 253-260 34. Callaghan, Mike (2004) Checlist of Lao Plant Names. Vientiane:

mimeograph

35. Duckworth, J.W., R.E. Salter and K. Khounboline (ed.) (1999). Wildlife in Lao PDR: 1999 Status Report. Vientiane: IUCN-The World Conservation Union, Wildlife Conservation Society and Centre for Protected Areas and Watershed Management

36. Gagnepain, F. (1944) Tome Préliminaire. Flore générale de l‟Indochine. Paris.

37. Evans, TD, Sengdala, K, Viengkham, OV, Thammavong B. (2001) A field guide to the rattans of Lao PDR.. Kew, UK: Royal Botanic Gardens 38. Lamphay Inthakoun, Claudio O. DelangLao (2008) Flora A checklist of plants found in Lao PDR with scientific and vernacular names, Lulu Press

39. Lecompte, H. (1907-1942) Flore Generale de l‟Indochine (9 vols.). Paris. 40. Lehmann, Lutz; Greijmans, Martin; Shenman, David (2003) Forests and Trees of the Central Highlands of Xieng Khouang, Lao P.D.R. Vientiane: Danida and Lao Tree Seed Project

41. MAF and STEA (2003) Biodiversity Country Report. Vientiane: Ministry for Agriculture and Forestry (MAF) and Science Technology and Environment Agency(STEA): http://www.undplao.org/newsroom/ factsheets/publication/Biodiversitycountryreport.pdf

42. Manivong, K and M. Sandewall (1992) Forest Cover and Land Use in Lao PDR: Final Report on the Nationwide Reconnaissance Survey. Vientiane: National Office of Forest Inventory and Planning

43. NAFRI, NUoL, SNV (2007) Non Timber Forest Products in the Lao PDR. A Mannual of 100 Commercial and Traditional Products. The National Agriculture and Forestry Research Institute. Vientiane, Lao PDR

44. Newman, Mark et al. (2007) A Checklist of the Vascular Plants of Lao PDR. Edinburgh: Royal Botanic Garden Edinburgh

45. Olson, D.M. and E. Dinerstein (1998) The Global 200: A representation approach to conserving the Earth‟s most biologically valuable ecoregions. Conservation Biology 12: 502-515

46. Rundel P.W. (1999) Forest habitats and flora in Lao PDR, Cambodia and Vietnam. Phnom Penh: WWF Indochina Programme,

47. Savengsuksa, B., Lamxay, V. (2005) Field guide the wild orchids of Lao PDR. Vientiane: Munthaturat

48. Savengsuksa B., Vidal J.E. (1997) The Dipterocarp species of Lao PDR (Les Dipterocarpacees du Laos). Vientiane: National University of Laos. 58 pp. Xaidala, K. and V. Lamxay. 2000. Non-Timber Forest Products with commercial Potential in Lao PDR. Forest Research Centre, Lao PDR Schuiteman, A. and Vogel E.F. (2001) Orchid Genera of Thailand, Laos, Cambodia and Vietnam. Leiden: National Herbarium Netherlands 49. Vidal, J. (1959) Noms vernaculaires de plantes en usage au Laos. Extrait

du Bulletin de l‟Ecole Francaise d‟Extreme-Orient. Tome XLIX, Fascicule 2. Paris: Ecole Francaise d‟Extreme-Orient

50. Vidal, J. (1960) La Végétation du Laos. Toulouse, France: Travaux du Laboratoire Forestier de Toulouse

51. Wong T., C.O. Delang, D. Schmidt-Vogt (2007) „What is a Forest?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phạ, tỉnh hua phăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 65 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)