Nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 34)

a. Đất tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.537,47 ha. Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 3.287,5 ha chiếm 92,9% tổng DT tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 84,5 ha chiếm 2,38% tổng DT tự nhiên. + Các loại đất khác: 165,6 ha chiếm 4,68% tổng DT tự nhiên.

b. Nước

Do không có hệ thống sông lớn, chế độ thuỷ văn của Việt Hồng chủ yếu chịu ảnh hưởng của các suối nhỏ nằm rải rác trên toàn địa bàn xã, lưu lượng nước so với các xã khác ít. Hệ thống suối của xã nhìn chung có đặc điểm là ngắn và dốc, sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối theo mùa rõ rệt nên tốc độ dòng chảy có sự biến động lớn, đặc biệt vào mùa mưa lũ nước chảy dồn từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, triều cường nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Ngược

lại trong mùa khô lưu lượng nước xuống thấp, dòng chảy trong các tháng rất nhỏ, thường gây khô hạn. Hầu hết các khe suốt nhỏ đều đổ ra ngòi Vần.

c. Rừng

Tổng diện tích tự nhiên: 3.537,47 ha trong đó đất lâm nghiệp trên địa bàn xã là 3.049,7 ha trong đó:

+ Đất có rừng là 3.049,7 ha, trong đó: rừng tự nhiên 2.318,3 ha; rừng trồng: 731,0 ha.

Chủ rừng trên địa bàn gồm: Diện tích rừng tự nhiên sản xuất do Ủy ban nhân dân xã quản lý 419,4 ha; Diện tích rừng tự nhiên phòng hộ do Ban chỉ đạo chương trình mục phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Trấn Yên quản lý 1.899,3 ha; Diện tích rừng trồng sản xuất do hộ gia đình quản lý 731,0 ha.

Đặc điểm thảm thực vật rừng Khu rừng phòng hộ xã Việt Hồng

Khu rừng phòng hộ gồm 03 tiểu khu (415; 418; 419) xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại rừng Việt Nam do GS.TS. Thái Văn Trừng. Quần thể thực vật rừng vùng đất Lâm nghiệp trong khu vực, điển hình với kiểu rừng thường xanh á nhiệt đới núi thấp và có 6 kiểu trạng thái rừng chính là:

* Kiểu trạng thái rừng gỗ trung bình (IIIa2) Kiểu trạng thái này có đặc điểm chung như sau:

+ Là loại rừng gỗ thứ sinh ít bị tác động, được chia làm 3 tầng rõ rệt: Tầng cây chính tán đều, chiếm ưu thế ở tầng trên. Tầng trung gian là cây gỗ nhỏ phát triển lên. Tầng thảm tươi và cây gỗ tái sinh chủ yếu là cây thân thảo, dây leo, cây bụi.

+ Trữ lượng rừng: Tổng trữ lượng 202.500 m3, trữ lượng bình quân đạt: 199,6 m3/ha, cá biệt có một số lô rừng khu vực Hang Dơi đạt trên 250 m3/ha.

+ Tổ thành loài cây: gồm các loài cây gỗ phân bố đa dạng, mang đặc tình rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh như: Giẻ chiếm 8,5%; Táu muối: 7,8%; Táu mật: 7,3%; Sâng: 5,7%; Phay: 4%; Trám 4,1%; Xoan đào: 3,8%;p Gội: 4,2%; Trâm 2% và các loài cây khác chiếm 52,6%

+ Các nhân tố bình quân: Đường kính bình quân: 32 cm; Chiều cao bình quân: 18 m.

+ Tình hình tái sinh: Rừng IIIa2 là dạng tái sinh đủ, cây tái sinh có nhiều loài: Trám, trâm, táu muối, sâng, kẹn, trường, táu mật, sến... Tình hình sinh trưởng tốt, cây khoẻ và trung bình đạt trên 80%, cây yếu dưới 20%. Số cây trung bình/ha 1.918 cây.

+ Vị trí phân bố: Rừng IIIa2 được phân bố chủ yếu ở các tiểu khu: 418, 419 trên các dãy núi chính của vùng núi Nả, núi Hận thuộc các lưu vực khe Nả, khe Đá mài, khe Nước mát, là nơi cao xa có độ dốc lớn, những khu vực này cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

* Kiểu trạng thái rừng nghèo (IIIa1)

- Trạng thái rừng IIIa1 có những đặc điểm sau:

+ Là rừng thứ sinh đã bị tác động mạnh nên tầng tán đã bị phá vỡ, tầng chính và tầng trung gian xen kẽ lẫn nhau tạo nên mặt tán cây rừng có dạng sóng lượn không đều, tầng thảm tươi dây leo và cây bụi, cây gỗ tái sinh phát triển mạnh.

+ Tổ thành loài cây: do bị tác động khai thác chọn với cường độ cao nên tổ thành của trạng thái rừng này không được đa dạng, chủ yếu gồm có các loài cây gỗ như: xoan đào: 7,3; Trám: 4,6%; Sâng: 5%; Phay: 4,9%; Lim xẹt: 4%; Táu muối: 6,3%; Giẻ: 8%; Táu mật, sến: 4,2%; và một số loài cây khác chiếm 56%.

+ Các nhân tố bình quân: Đường kính bình quân: 26 cm Chiều cao bình quân: 16 m

+ Tình hình tái sinh: Do bị tác động tán rừng bị phá vỡ nên tầng thảm tươi, dây leo, cây gỗ tái sinh phát triển mạnh. Mật độ bình quân đạt 1600 cây/ha. Loài cây đa dạng chủ yếu là các loại gỗ thân mềm như: Trám, ngát, xoan nhừ, vang, phay, ngoài ra có phân bố một số loài cây gỗ cứng như: Trâm, táu mật... song số lượng ít.

+ Vị trí phân bố: Ở các tiểu khu 418, 419 thuộc các khe Nước mát, khe Đá mài, khe Nả, khe Nhiêu năm xã Việt Hồng

Trạng thái rừng IIIa1 hầu hết phân bố ở các nơi cao, xa, địa hình phức tạp có độ dốc cao, loại rừng này cần được bảo vệ để rừng phát triển.

* Kiểu trạng thái rừng phục hồi (II) - Rừng loại II có những đặc điểm sau:

+ Là loại rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác kiệt, tán rừng đã bị phá vỡ tạo nhiều khoảng trống cho dây leo, cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh.

+ Tầng rừng: Tầng chính và trung gian không phân biệt rõ, các tầng đan xen lẫn nhau.

+ Loài cây gồm: Những cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh, đồng thời xuất hiện loài cây gỗ cứng mọc chậm (rừng IIa) hoặc cây cong queo, sâu bệnh, cây rỗng ruột, cây kém phẩm chất còn chừa lại sau khai thác (rừng IIb)

+ Tổ thành loài cây gồm một số cây như: Táu muối: 39%, Trám: 12,7%, xoan đào: 7,8%, Giẻ: 5,6%, Kháo: 4%, Sồi: 4%, ngát 3,7%, Máu chó: 3,5%, các loài cây khác chiếm 20%

+ Các nhân tố bình quân:

Đường kính trung bình: IIa: 8 cm: IIb: 16 cm Chiều cao bình quân: IIa: 10 cm; IIb: 12 cm

+ Tình hình tái sinh: Là loại rừng tái sinh thiếu, mật độ bình quân đạt từ 1.200-1.5000 cây/ha, loài cây tái sinh chủ yếu là: Trám, vạng, xoan nhừ, kháo, lim xẹt, các loài cây tiên phong như: hu đay, ba soi, mần tang và một số loài cây khác.

+ Tình hình sinh trưởng tốt, cây khoẻ chiếm 70%.

+ Vị trí phân bố: ở các tiểu khu 415; 416 thuộc các lưu vực khe Nước mát, khe Giang - xã Việt Hồng.

Rừng nứa:

trong vùng, nứa phát triển trên dạng địa hình đồi núi thấp, là loại nứa lá nhỏ, phân bố tập trung liền vùng thuộc khu vực lang Dọc trên tiểu khu 415 xã Việt Hồng.

- Các nhân tố bình quân:

Đường kính trung bình: 2,5 cm

Chiều cao bình quân: 8 m, số cây bình quân 7.000 cây/ha.

Nứa là loài cây góp phần vào tính đa dạng loài của vùng, phân bố ở đầu nguồn ngòi Vần có tác dụng bảo vệ nguồn nước chính trong vùng.

* Rừng giang, và giang pha gỗ. - Các nhân tố bình quân: Đường kính trung bình: 2,5 cm Chiều cao bình quân: 6 m

Số cây bình quân: 6.800 cây/ha.

Rừng này cần được bảo vệ để giữ nguồn nước, chống xói mòn rửa trôi đất tạo điều kiện cho các trạng thái xung quanh phát triển.

* Rừng trồng:

- Công tác trồng rừng ở vùng dự án đã được chú ý và phát triển, tập đoàn cây trồng gồm có: trám, keo, lát, mỡ, bồ đề, quế.

- Các nhân tố bình quân:

+ Bồ đề: Đường kính: 12 cm; Chiều cao: 10 m + Keo: Đường kính: 3 cm; Chiều cao: 6 m

+ Bạch đàn: Đường kính: 10 cm; Chiều cao: 12 m - Trữ lượng bình quân:

+ Bồ đề: 58 m3/ha + Bạch đàn: 16,8 m3/ha + Rừng hỗn giao: 30 m3/ha

Tổng trữ lượng rừng trồng trong vùng có: 38.630 m3/ha

Nhìn chung rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đây là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế rừng, góp phần phát triển kinh tế trong vùng.

Ảnh 3.1. Thảm thực vật, Tiểu khu 419 – Khu rừng phòng hộ xã Việt Hồng

Ảnh 3.3. Thảm thực vật, Tiểu khu 415 – Khu rừng phòng hộ xã Việt Hồng 3.2. Kinh tế - xã hội

Việt Hồng là một xã thuộc vùng núi cao, mật độ dân số ở mức thấp trong huyện, tổng dân số có 2303 người với 630 hộ, dân cư phân bố không đều nhưng vẫn mang đậm nét phong tục tập quán của vùng miền núi phía Bắc. Nhân dân xã Việt Hồng vốn có truyền thống cách mạng, cần cù, hiếu học và sáng tạo trong lao động sản xuất. Đôi ngũ cán bộ xã có trình độ, năng động nhiệt tình, đủ năng lực để lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế xã hội, xây dựng xã Việt Hồng trở thành một xã giàu mạnh của huyện Trấn Yên.

Trong những năm qua, nền kinh tế của xã đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, bước đầu đã có dấu hiệu phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp mặc dù chưa được hình thành rõ nét. Cơ bản sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn là chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Ngành nông - lâm - nghiệp vẫn là ngành chủ đạo

trong cơ cấu nền kinh tế. Ngành tiểu thủ công nghiệp cùng với một số ngành nghề phụ khác, mặc dù đã có những bước phát triển nhưng vẫn mang tính tự cung tự cấp tại địa phương, chưa chiếm được vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Đây là hạn chế ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành.

Sự chuyển dịch cơ cấu giữa vật nuôi và cây trồng bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội, từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành theo đúng chiều hướng sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động. Do đó trong những năm tới cần đầu tư, đẩy mạnh sự phát triển của các nghành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế của xã.

Chƣơng 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Danh lục và bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Danh lục thực vật

Dựa trên kết quả giám định 622 số hiệu mẫu thu tại hiện trường qua 3 đợt điều tra khảo sát, chúng tôi đã xác định được tại khu vực nghiên cứu có 293 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 221 chi, 93 họ trong 3 ngành (Thông đất, Dương xỉ, Ngọc Lan). Danh lục và hình ảnh tiêu bản của tất cả các loài thực vật đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong phụ lục 1 và 2.

4.1.2. Bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu

4.1.2.1. Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật

Đánh giá tính đa dạng bậc nghành

Hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu có 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Sự phân bố của các taxon hệ thực vật được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tổng hợp số họ, chi, loài của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu

Tên taxon Số họ Tỷ lệ họ % Số chi Tỷ lệ chi % Số loài Tỷ lệ loài % Ngành Thông đất Lycopodiophyta 1 1,08 1 0,45 1 0,34 Ngành Dƣơng xỉ Polypodiophyta 12 12,90 18 8,14 31 10,58 Ngành Ngọc lan Magnoliophyta 80 86,02 202 91,40 261 89,08 Lớp Ngọc lan Magnoliopsida 64 80,00 161 79,70 215 82,38 Lớp Loa kèn Liliopsida 16 20,00 41 20,30 46 17,62 Tổng 93 100 221 100 293 100

Qua bảng 4.1 cho thấy hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng về các taxon. Trong đó, tỷ trọng của các loài, chi, họ tập trung chủ yếu vào ngành Ngọc lan - Magnoliophyta, đây là ngành đa dạng nhất với tổng số 261 loài, 202 chi của 80 họ, chiếm tỷ lệ cao nhất (86% trong tổng số họ, 91,4% trong tổng số chi và 89,1% trong tổng số loài). Tỷ lệ này cũng khá giống với khác khu vực rừng nhiệt đới trên Thế giới. Một phần cũng có thể là do điều kiện địa hình, khí hậu nhiệt đới của khu vực nghiên cứu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của ngành Ngọc lan. Các ngành còn lại là Dương xỉ - Polypodiophyta có số lượng ít hơn với31 loài, 18 chi, 12 họ chiếm tỷ lệ cao thứ hai (12,9% trong tổng số họ, 8,1% trong tổng số chi, 10,6% trong tổng sốloài); thấp nhất là ngành Thông đất - Lycopodiophyta chỉ có 1 loài, 1 chi và 1 họ.

Tỷ trọng hai lớp trong ngành Ngọc lan

Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn ở vùng nhiệt đới luôn lớn hơn 3. Tỷ trọng của lớp Loa kèn sẽ giảm dần khi về gần xích đạo, nghĩa là tính nhiệt đới sẽ tăng cùng với tỷ trọng cao của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn (theo Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự, 2002). Tỷ trọng về số loài giữa 2 lớp Ngọc lan và Loa kèn tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn

Lớp Số họ Tỷ lệ họ % Số chi Tỷ lệ chi % Số loài Tỷ lệ loài % Lớp Ngọc lan Magnoliopsida 64 80,00 161 79,70 215 82,38 Lớp Loa kèn Liliopsida 16 20,00 41 20,30 46 17,62 Tỷ trọng NL/LK 4 3,9 4,7

Qua bảng 4.2 cho thấy hệ thực vật tại rừng phòng hộ xã Việt Hồng có tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn luôn lớn hơn 3 cụ thể là: Tỷ trọng của loài đạt 4,7, tỷ trọng của chi đạt 3,9, tỷ trọng của họ đạt 4. Từ đó cho thấy hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu mang tính chất của thực vật nhiệt đới.

Đánh giá đa dạng các taxon dưới ngành

Đa dạng của hệ thực vật còn được xem xét ở các cấp độ dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ và chi. Hiện nay thường tập trung xem xét chủ yếu 10 họ hoặc chi giàu loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật thể hiện ở các cấp độ taxon dưới ngành.

Đa dạng mức độ họ

Để đánh giá tính đa dạng của các taxon thực vật ta sử dụng cách đánh giá của Tolmachop A.L (1974). Theo tác giả, “Ở vùng nhiệt đới, thành phần thực vật đa dạng thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài của cả hệ thực vật”. Có nghĩa là, khu hệ thực vật có tổng tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất trong khoảng <40-50% so với tổng số loài điều tra là đa dạng về họ thực vật, còn trên 50% là không đa dạng. Kết quả tổng 10 họ có số loài đa dạng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp bảng 4.3

Bảng 4.3. Danh sách các họ thực vật nhiều loài, chi tại khu vực nghiên cứu

STT Tên họ Việt Nam

Tên họ

Khoa học Chi/họ %chi Loài/họ %loài

1 Cà phê Rubiaceae 16 7,2 18 6,1

2 Na Annonaceae 8 3,6 14 4,8

3 Đậu Fabaceae 9 4,1 11 3,8

4 Thầu dầu Euphorbiaceae 9 4,1 9 3,1

5 Dâu tằm Moraceae 1 0,5 9 3,1

6 Ráy Araceae 7 3,2 9 3,1

7 Long não Lauraceae 7 3,2 8 2,7

8 Đơn nem Myrsinaceae 3 1,4 8 2,7

9 Gai Urticaceae 5 2,3 8 2,7

10 Lan Orchidaceae 6 2,7 7 2,4

Từ bảng 4.3 cho thấy tổng số loài của 10 họ thực vật đa dạng loài nhất là 101 loài chiếm 34,5% so với tổng số loài của khu vực nghiên cứu. Như vậy tỷ lệ này nằm dưới 50 % tổng số loài như Tomachop A.L (1974) nêu ra. Điều này chứng tỏ khu vực RPH Xã Việt Hồng có sự đa dạng về họ thực vật.

Trong đó họ có nhiều chi và nhiều loài nhất là họ Cà phê (18 loài), họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)