Phổ dạng sống tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 55 - 56)

Phổ dạng sống là một đặc trưng về bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như thảm thực vật của hệ sinh thái đó. Dạng sống của các loài thực vật trong hệ được đánh giá theo tiêu chuẩn của Raunkiaer (1934). Tỷ lệ phần trăm của các nhóm dạng sống của hệ thực vật tại rừng phòng hộ xã Việt Hồng được tổng hợp trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu

Dạng sống Ký hiệu Số lƣợng Tỷ lệ%

Cây chồi trên Ph 229 78,16

Cây chồi trên to Mg 6 2,05

Cây chồi trên nhỡ Me 34 11,60

Cây chồi trên nhỏ Mi 39 13,31

Cây chồi trên lùn Na 65 22,18

Dây leo gỗ Lp 66 22,53

Cây bì sinh Ep 19 6,48

Cây chồi sát đất Ch 27 9,22

Cây chồi ẩn Cr 11 3,75

Cây chồi nửa ẩn Hm 20 6,83

Cây một năm T 6 2,05

Tổng 293 100,00

Qua bảng trên ta xác định được dạng sống, thiết lập được công thức phổ dạng sống cho hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ xã Việt Hồng như sau:

Nhóm cây chồi trên chiếm tỷ lệ cao nhất (78,2%), ưu thế hơn hẳn nhữngnhóm còn lại, nhóm cây chồi sát đất (9,2%), nhóm cây chồi nửa ẩn (6,8%), nhóm cây chồi ẩn (3,8%), nhóm cây một năm chiếm tỷ lệ ít nhất (2,1%).

Công thức phổ dạng sống của nhóm cây có chồi trên:

SB = 22,5Lp+22,2Na+13,3Mi+11,6Me+6,5Ep+2,1Mg

Từ kết quả trong bảng 4.11 và công thức phổ dạng sống của nhóm chồi trên cho thấy, trong nhóm cây có chồi trên mặt đất, dạng sống dây leo gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất 22,5%, nhóm cây chồi trên lùn đứng thứ hai chiếm tỷ lệ 22,2%, thứ ba là nhóm cây chồi trên nhỏ chiếm tỷ lệ 13,3%. Nhómcây chồi trên nhỡ chiếm tỷ lệ 11,6%, nhóm cây bì sinh chiếm tỷ lệ 6,5%. Nhóm cây chồi trên to chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ đạt 2,1%.

Như vậy hệ thực vật RPH Xã Việt Hồng không những đa dạng về số lượng loài mà còn khá đa dạng về dạng sống. Phổ dạng sống còn cho thấy hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu đặc trưng cho kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm, “Các điều kiện khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ ẩm rất thuận lợi cho sự sinh trưởng quanh năm của thực vật cho nên ưu thế là các dạng sống chồi trên, hoàn toàn không được bảo vệ”. Điều này thể hiện qua tỷ lệ dạng sống của nhóm cây chồi trên chiếm 78,2% tổng số loài của hệ thực vật. Tuy nhiên nếu chỉ so sánh với tỷ lệ của các phân nhóm trong nhóm cây chồi trên tại một số VQG, KBT phía bắc Việt Nam thì khu vực nghiên cứu có tỷ lệ cây có chồi trên to, chồi trên nhỡ, chồi trên nhỏ ít hơn rất nhiều. Điều này có thể do đặc trưng khí hậu, môi trường của khu vực. Nhưng cũng có khả năng khu vực nghiên cứu đã bị tác động bởi các hoạt động khai thác gỗ nên một số loài cây gỗ trở lên rất hiếm gặp hoặc đã biến mất tại khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 55 - 56)