Tổ chức thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với VQG Cát Bà và các phòng, ban liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả để người dân khu vực vịnh Lan Hạ, khách du lịch tiếp cận và hiểu biết các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.
Tuyên truyền, vận động người dân nhằm mục đích hạn chế tối đa các hoạt động làm suy giảm tài nguyên thực vật như khai thác quá mức các loài thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm làm thuốc, lấy gỗ hay một số loài có giá trị sử dụng khác.
Tiếp tục thực hiện việc ký cam kết với các hộ dân tại địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Giải pháp kinh tế
Nâng cao đời sống người dân để hạn chế sự phụ thuộc vào gỗ, củi lấy từ rừng và nhất là khai thác các loài cây thuốc, cây cảnh, cây quý hiếm,…xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, du lịch cộng đồng.
Nghiên cứu hệ thống cây thuốc, bảo tồn truyền thống thuốc nam dân tộc, kết hợp với cơ quan quản lý nhà nước về dược liệu, phát triển các thương hiệu thuốc gia truyền, đặc trị.
Thúc đẩy phát triển du lịch: Phát huy thế mạnh của các khu du lịch tại Cát Bà cần huy động và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương tham gia các hoạt động đưa, đón, hướng dẫn khách tham quan du lịch, kết hợp với dịch vụ các sản phẩm quà lưu niệm, an toàn thực phẩm,... cho khách.
Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý
Đây là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình xây dựng và phát triển rừng. Bao gồm toàn bộ diện tích rừng hiện còn và rừng được trồng mới, nâng cấp làm giàu rừng sau khi hết hạn đầu tư cơ bản trên toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp. Các giải pháp thực hiện như sau:
- Thực hiện đóng mốc ranh giới khu vực vịnh Lan Hạ với các loại đất đai khác trên thực địa.
- Thường xuyên tuần tra, canh gác và phối hợp với các ngành, các địa phương ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực vào rừng.
- Xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, khen thưởng kịp thời những người làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Tổ chức hệ thống bảo vệ rừng từ huyện xuống đến cơ sở có rừng và đất rừng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng Kiểm lâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng.
Xử lý triệt để các hành vi khai thác, buôn bán các loài thực vật quý hiếm, cây lấy gỗ, những loài có giá trị làm thuốc, cây cảnh, họ đơn loài,…Nghiêm cấm những hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của hệ thực vật tại khu vực vịnh Lan Hạ, đặc biệt là những loài quý hiếm, loài có giá trị sử dụng, những họ đơn loài,…như hoạt động khai thác gỗ, các loài quý hiếm,…
Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với các đơn vị liên quan mở các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ về quản lý thực vật, kiến thức về phân loại thực vật cho các cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng của địa phương và tới toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện.
Bổ sung danh mục cây có giá trị sử dụng như những loài quý hiếm, loài làm thuốc, cây lấy gỗ, các họ đơn loài, cây làm cảnh,…để thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển.
Giải pháp về khoa học công nghệ
Công tác bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái: tăng cường đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài quý hiếm. Phối hợp với các tổ chức, các nhà khoa học trong nước và nước ngoài thực hiện các đề tài, dự án Khoa học công nghệ về phục hồi hệ sinh thái rừng; điều tra, đánh giá về tài nguyên, đặc biệt là hệ sinh thái, cảnh
quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, các loài quý hiếm, đặc hữu trong vùng nghiên cứu...
Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám vào công tác quản lý bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành; Xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.
Giải pháp về tăng cường thực thi luật pháp liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
Tiếp tục duy trì tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, trong đó có pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng với các hộ gia đình và nhân dân trong khu vực. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì công tác thực thi pháp luật trong lâm nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Thực thi luật pháp vừa có tác dụng giáo dục nhưng cũng vừa có tác dụng răn đe, hạn chế những hoạt động gây tác hại xấu đến tài nguyên rừng. Cần có chế độ khen thưởng thích đáng và kịp thời đối với những cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, đồng thời phải xử lý nghiêm những hành vi gây hại đến tài nguyên rừng.
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ Kết luận
Hệ thực vật vịnh Lan Hạ gồm có 233 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 202 chi, 89 họ trong 4 ngành: ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Ngọc Lan. Ngành Ngọc lan đa dạng nhất với tổng số 222 loài, 192 chi của 81 họ, chiếm tỷ lệ cao nhất. Các ngành còn lại là Dương xỉ - Polypodiophyta có số lượng ít hơn với 9 loài, 8 chi, 6 họ chiếm tỷ lệ cao thứ hai; ngành Thông đất và ngành Thông Pinophyta có 1 loài thuộc 1 chi trong 1 họ.
Hệ thực vật có họ Thầu dầu có số loài nhiều nhất (22 loài trong 17 chi) sau đó là họ Đậu 13 loài, họ Dâu tằm có 10 loài, họ Cỏ roi ngựa và Hòa thảo đều có 8 loài/họ, các họ Trúc đào, Cúc, Hoa môi, Cà phê, Cam có số loài/họ trong khoảng từ 5-7. Các họ nhiều loài tại khu vực nghiên cứu cũng là các họ đặc trưng cho các vùng nhiệt đới.
Hệ thực vật Vịnh Lan Hạ có giá trị sử dụng cao. Đặc biệt có nguồn tài nguyên cây thuốc rất phong phú với 190 loài được sử dụng làm thuốc chiếm 81,5% tổng số loài của khu vực nghiên cứu.
Khu vực nghiên cứu có 8 loài cây nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ, gồm có: 04 loài quý hiếm trong Nghị định 06/2019 của Chính phủ; Trong sách đỏ Việt Nam có 6 loài, gồm: 1 loài đang ở mức nguy cấp (EN) là Ngọc vạn; 5 loài quý hiếm đang ở mức sắp nguy cấp (VU) gồm Rẫm, Hòe bắc bộ, Lát hoa, Củ gió Tắc kè đá.
Yếu tố địa lý hệ thực vật khu vực nghiên cứu mang tính chất của một hệ thực vật nhiệt đới; Nguồn gốc của thực vật chủ yếu đến từ Nam Trung Hoa, Malêzi và Ấn Độ. Nhóm yếu tố Đặc hữu Việt Nam có 8 loài chiếm 3,43%.
Phổ dạng sống của hệ thực vật vịnh Lan Hạ cũng đặc trưng cho kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm: Nhóm cây chồi trên chiếm tỷ lệ cao nhất 74,25%, nhóm cây chồi sát đất chiếm 10,73%,nhóm cây một năm chiếm 8,58%, nhóm cây chồi nửa ẩn chiếm 5,15% và nhóm cây chồi ẩn chiếm tỷ lệ ít nhất 1,29%. Đây
là kiểu phổ dạng sống đặc trưng cho các khu vực rừng trên các đảo núi đá vôi khu vực vịnh bắc bộ của Việt Nam.
Khu vực nghiên cứu vẫn còn một số hoạt động của con người đe dọa đến tài nguyên thực vật như: Khai thác trái phép tài nguyên rừng nhất là cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Tu sửa và xây dựng mới các công trình du lịch trên các đảo cũng đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu; Diện tích đất lâm nghiệp giảm, được thay thể bởi thực hiện các dự án chuyển đổi rừng sang mục đích khác.
Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp bảo tồn tài nguyên thực vật cho khu vực vịnh Lan Hạ gồm các Nhóm giải pháp về kỹ thuật; Các nhóm giải pháp về mặt xã hội (Giải pháp tuyên truyền; Giải pháp kinh tế; Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý; Giải pháp về khoa học công nghệ; Giải pháp về tăng cường thực thi luật pháp liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng).
Tồn tại
Do hạn chế về mặt thời gian, nhân lực và điều kiện địa hình núi đá vôi phức tạp nên đề tài mới chỉ điều tra, nghiên cứu về đa dạng ở một số khu vực nhất định. Quá trình điều tra, đánh giá chỉ dựa trên các tuyến đại diện, chưa điều tra được tất cả diện tích của khu vực vịnh Lan Hạ. Vì vậy, số lượng loài điều tra được vẫn còn hạn chế, chưa khai thác hết được nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu.
Quá trình giám định tên khoa học còn thiếu tài liệu và mẫu vật chuẩn để so sánh nên nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.
Kiến nghị
Cần tiếp tục có những nghiên cứu tỉ mỉ hơn trên phạm vi khu vực nghiên cứu để bổ sung thêm những thành phần loài chưa phát hiện được.
Có những nghiên cứu về các nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên thực vật tại Cát Bà nói chung và thực vật khu vực nghiên cứu nói riêng để có những đề xuất hợp lý nhằm bảo vệ được tính đa dạng của hệ thực vật tại khu vực vịnh Lan Hạ.
Có những thống kê đầy đủ hơn về đặc tính sinh học và sinh thái các loài cây có giá trị sử dụng, giá trị bảo tồn để từ đó có thể xây dựng kế hoạch bảo tồn tại chỗ hoặc thành lập các khu vườn bảo tồn và nhân giống những loài này./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bân (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & cs (2003, 2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, 3. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đỗ Huy Bích và một số đồng tác giả khác, 2004 và 2013; Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam; NXB. KH & KT, Hà Nội; T.I & T.II (2004), T.III (2013).
4. Bộ Khoa học Công nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000). Tên cây rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, Hà Nội.
7. Lê Trần Chấn, Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào Thị Phượng, Trần Thúy Vân (1999), “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”. Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.
8. Võ Văn Chi, 2011 & 2012; Từ Điển Cây thuốc Việt Nam; NXB. Y học, TP. Hồ Chí Minh.
9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
10.Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Hữu Thư, Dương Thị Hoàn, Phạm Lê Minh, Đỗ Minh Hiền (2015). Đa dạng thực vật Vịnh Hạ Long. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, Hà Nội.
11.Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), “ Đa dạng nguồn tài nguyên, nguy cơ đe
dọa và biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắc Lắc”. Tạp trí Nông nghiệp & PTNT. Tr 96-100.
12.Đỗ Ngọc Đài, Phan thị Thúy Hà (2008), “ Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch vùng đệm VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh”. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT. Tr 105-108.
13. Phạm Văn Điển (Chủ biên) Trần Thị Thu Hà, Hoàng Văn Thập, Vũ Quang Nam (2014), Tài nguyên đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Cát Bà, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
14.Nguyễn Tiến Hiệp, Ruth Kiew, Phạm Văn Thế (2005). Đa dạng thực vật ở khu vực di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long – Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo Đa dạng sinh học khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Quảng Ninh.
15.Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2003). Cây cỏ Việt Nam, quyển 1 - 3. Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
16.Đinh Thị Hoa, Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hùng Chiến (2016). Đa dạng thực vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2: 124-130.
17.Đinh Thị Hoa (2017), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Luận án tốt nghiệp Tiến sỹ, ĐHLN. 18.Trần Minh Hợi (chủ biên) (2013), Tài nguyên thực vật Việt Nam. NXB.
Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
19.Trần Quốc Hồng (2018). Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
20.Lê Vũ Khôi và Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
21.Phan Kế Lộc và TS. Đặng Thị Sy (2001) Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
23.Hoàng Tiến Quyên (2018). Nghiên cứu thực trạng tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
24.Hà Thị Sim (2016). Nghiên cứu đặc điểm của hệ thực vật núi đá vôi tại xã Đồng Yên – huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang. Luận văn Đại học, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
25.Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
26.Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
27.Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Hệ thực vật và đa dạng loài. NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
28.Nguyễn Quốc Trị (2006), “Những nghiên cứu mới về hệ thực vật của VQG Hoàng Liên”. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT. Tr 90-92.
29.Thái Văn Trừng (1978), “Thảm thực vật rừng Việt Nam, in lần thứ 2 Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
30.Hà Công Tuấn và cộng sự (2003). Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học. Nhà xuất bản Giao thông, Hà Nội.
31. Trần Minh Tuấn (2004). Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Luận án Tiến sỹ, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội.
32.Hoàng Văn Tuệ (2018). Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu rừng Ngọa Vân, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
33.Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (1996 - 2007). Thực vật chí Việt Nam, tập 1-11. Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Danh lục thực vật khu vực nghiên cứu
TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Dạng sống
Công dụng
YT
địa lý QH Số hiệu mẫu Ảnh số
A Ngành Thông đất Lycopodiophyta
1 Họ Quyển bá Selaginellaceae
1 Quyển bá hai dạng Selaginella biformis A.
Braun ex Kuhn Hm D,I 3.1 20190821009
Ảnh PL 001
B Ngành Dƣơng xỉ Polypodiophyta
2 Họ Ráng biển Acrostichaceae
2 Ráng biển Acrostichum aureum L Hm D,I 2.3 20190821031 Ảnh PL