7 Bọ xít trứng tròn 8 Ngài đốm 9 Sâu cuốn lá 10 Sâu cuốn lá 11 Sâu cuốn lá 12 Sâu róm vàng 13 Sâu róm đen vàng 14 Sâu róm nâu 15 Sâu róm xù 16 Sâu róm đen
Như vậy có thể thấy các loài sâu gây hại với nhiều phương thức khác nhau. Từ bảng ta thấy có 16 loài sâu hại lá, 6 loài sâu hại thân, 5 loài hại măng và 2 loài sâu hại rễ. Các loài Bọ xít hút dịch cây, gây hại lá, thân non và măng.
Trong số các loài sâu hại kể trên đáng chú ý và nguy hiểm nhất là các loài Mối, Rệp đốm sọc tre, Sâu cuốn lá, Ngài đốm, Vòi voi lớn. Đây là những loài có tính phổ biến nhất, thường xuyên xuất hiện với số lượng lớn, khả năng phá hoại rất mạnh trên nhiều loài cây. Các loài khác là những loài gây hại nhẹ, ít phổ biến và hầu như không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của tre trúc.
4.2.2. Xác định loài sâu hại chủ yếu
Trong phòng trừ sâu hại, người ta không thể cùng lúc tiến hành phòng trừ với tất cả các loài sâu hại vì đó là việc không cần thiết và ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái. Do vậy, trong phòng trừ sâu hại người ta chỉ dự tính, dự báo và đưa ra phương pháp phòng trừ đối với các loài sâu hại chủ yếu khi số lượng của chúng vượt quá ngưỡng kinh tế.
Trong thời gian điều tra, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Tuỳ theo tình hình sinh trưởng và phát triển của các cây tre trúc, tuỳ theo loài cây, khu nghiên cứu, đặc tính sinh vật học của các loài sâu hại mà thành phần, mật độ của các loài sâu hại có sự khác nhau.
Để xác định loài sâu hại chủ yếu người ta thường dựa vào sức gây hại của loài này với cây trồng và mức độ ảnh hưởng đến sự sống của cây 17. Ngoài ra cần căn cứ vào một số chỉ tiêu khác như: Mật độ, đặc tính sinh vật học của các loài.
Sau đây là một số chỉ tiêu mà chúng tôi áp dụng để xác định loài sâu hại chủ yếu:
- Theo phạm vi phân bố: Loài có phạm vi phân bố rộng hơn cả. - Mật độ Sâu, tỷ lệ có sâu của các loài sâu hại qua các đợt điều tra. - Số lần xuất hiện của các loài sâu qua các đợt điều tra.
Bảng 4.4: Mật độ và sự phân bố của các loài sâu hại tre trúc
Stt Tên Việt Nam Tên khoa học Pha Vai trò
Mật độ
P%