Dạy ngữ pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng giáo viên giỏi môn tiếng anh lớp 12 (Trang 27 - 30)

Ngữ pháp trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 12 (Bộ 1) đợc trình bày thành một mục riêng trong tiết dạy Language Focus. Sau tiểu mục

Pronunciation, chiếm khoảng 1/3 thời lợng của tiết học, tiểu mục

Grammar & Vocabulary chiếm khoảng 20 – 25 phút. Trong tiểu mục

Grammar & Vocabulary, nếu không có tiểu mục Vocabulary thì

Grammar đợc dạy trong toàn bộ phần còn lại của tiết học. Ngoài Mục

Grammar & Vocabulary ra ngữ pháp có thể đợc thấy nằm rải rác trong các tiết dạy kĩ năng đọc, nói, nghe, và viết. Thực tế này đặt ra câu hỏi: “Giáo viên phải dạy ngữ pháp nh thế nào để nó có thể phục vụ giao tiếp một cách có hiệu quả?”. Giống nh dạy ngữ âm và từ vựng, phơng pháp dạy ngữ pháp trong sách giáo khoa tiếng Anh 12 (Bộ 1) đợc gợi ý ở hai khu vực: khu vực Language Focus và khu vực ở các tiết dạy kĩ năng nghe, nói, đọc và viết.

Dạy ngữ pháp trong Mục Language Focus

Dạy ngữ pháp trong Mục Language Focus là dạy ngữ pháp theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, khác với những thủ thuật đã trình bày trong các sách giáo học pháp ngoại ngữ, mỗi Language Focus trong một đơn vị bài học trong sách giáo khoa tiếng Anh (Bộ 1) chỉ yêu cầu học thực hành đợc một hoặc hai hiện tợng ngữ pháp. Để dạy ngữ pháp có hiệu quả trong Mục

Language Foccus, giáo viên đợc khuyên đi theo nguyên tắc “dạy ngữ pháp thông qua giao tiếp”. Điều này có nghĩa là, khác với dạy phát âm và dạy từ vựng, trong khi dạy một hiện tợng ngữ pháp giáo viên càng dạy hiện tợng đó thông qua các hoạt động giao tiếp nghe, nói, đọc và viết càng nhiều càng tốt. Lấy Mục Grammar trong Language Focus của Unit 3, sách giáo khoa tiếng Anh trung học phổ thông thí điểm lớp 12 (Bộ 1), trang 37 -38 làm ví dụ. Mục này gồm hai bài tập và theo yêu cầu của chơng trình thì học sinh phải ôn lại reported speech. Để dạy hiện tợng ngữ pháp này, giáo viên có thể nói rõ nhiệm vụ học sinh phải thực hiện. Giáo viên có thể đi theo trình tự đợc trình bày trong sách giáo khoa. Giáo viên cũng có thể thiết kế hay soạn lại những nội dung đợc trình bày theo cách riêng của mình để khi lên lớp, tùy từng trờng hợp cụ thể, giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo cặp hay theo nhóm tơng tác.

Tuy nhiên, không phải hiện tợng ngữ pháp nào cũng có thể dạy đợc một cách có hiệu quả thông qua giao tiếp. Trong trờng hợp này giáo viên đợc khuyên nên dạy theo quy trình PPP (Presentation – Practice – Production).

(a) Giai đoạn trình bày. Giai đoạn trình bày bao gồm một số thủ thuật giảng dạy đợc khái quát hoá trong hai đờng hớng (i) trình bày ngữ pháp trực tiếp và (ii) trình bày ngữ pháp gián tiếp.

(b) Giai đoạn thực hành. Sau khi học sinh đợc trình bày hiện tợng ngữ pháp các em chuẩn bị học, các em cần phải có thời gian thực hành càng nhiều càng tốt. Công việc thực hành này có thể thông qua luyện tập, viết, nghe, nói, và đọc, sử dụng các hình thức tổ chức nh theo cá nhân, theo cặp, theo nhóm, giao tiếp hoặc rèn luyện giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Công việc rèn luyện cũng có thể ở trên lớp, cũng có thể ở nhà.

(c) Giai đoạn sản sinh. Sau khi học sinh đã đợc trình bày nội dung ngữ pháp, sau khi các em đợc rèn luyện thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, và viết, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hành sử dụng hiện tợng ngữ pháp đó trong giao tiếp thực tại dựa và những kinh nghiệm của học sinh. Ví dụ, sau khi giới thiệu cho học sinh về cấu trúc shouldn’t have và sau khi học

sinh đợc rèn luyện có kiểm soát, giáo viên có thể gợi ý học sinh (làm việc theo cặp hay theo nhóm) nghĩ ra tình huống khó khăn xảy ra với mình. Trình bày với nhóm khác để nhóm khác đa ra những lời khuyên nhóm mình nên làm những gì và không nên làm những gì. (Chi tiết về các thủ thuật dạy trong từng giai đoạn xin xem Hoàng Văn Vân et. al. 2005, Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Chi & Hoàng Thị Xuân Hoa in press).

Dạy ngữ pháp trong các tiết dạy nghe, nói, đọc và viết

Giống nh dạy ngữ âm (phát âm) và dạy từ vựng, dạy ngữ pháp trong các tiết dạy các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết cần phải đợc xử lí một cách thận trọng. Lí do là vì, trong các tiết dạy kĩ năng, các kĩ năng là đích cuối cùng để nhắm tới. Khi gặp một hiện tợng ngữ pháp mới cần phải dạy cho học sinh, điều đầu tiên giáo viên cần phải quan tâm là lợng thời gian cho phép để dạy hiện tợng ngữ pháp ấy. Nhìn chung, trong khi dạy các hiện tợng ngữ

pháp trong các tiết phát triển kĩ năng giáo viên cần linh hoạt, không nhất thiết phải đa hiện tợng ngữ pháp đó vào giao tiếp và cũng không nhất thiết phải đi theo quy trình Presentation – Practice - Production. Ví dụ, trong một tiết dạy nói, nếu giáo viên thấy cần phải cho học sinh biết ý nghĩa của cấu trúc have something done, giáo viên có thể hỏi xem học sinh đã biết ý nghĩa của cấu trúc này cha. Nếu học sinh trả lời là cha biết thì giáo viên có thể viết cấu trúc này lên bảng. Sau đó đa ra hai ví dụ: Yesterday I had my

hair cut và Yesterday I cut my hair. Sau đó cho học sinh đặt ví dụ trong đó

hai mẫu câu đó xuất hiện. Sau khi học sinh đặt đợc các câu đúng với mẫu đã cho, giáo viên có thể giải thích sự khác nhau về ý nghĩa mà hai mẫu câu đó thể hiện bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Việt (nếu giáo viên muốn tiết kiệm thời gian để cho học sinh tập vào các tiểu kĩ năng cần phải rèn luyện).

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng giáo viên giỏi môn tiếng anh lớp 12 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w