3.3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh
3.3.5. Quy hoạch phát triển sản xuất
3.3.5.1. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hành hóa tập trung đƣợc dựa trên tiêu chí: quy mô mỗi vùng khoảng từ 30 ha trở lên.
Quy hoạch hệ thống giao thông nội đồng (bờ vùng, bờ thửa) đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tạo tiền đề cho việc áp dụng cơ khí hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.
Các vùng sản xuất phải đảm bảo: bờ vùng các bờ vùng 500 - 800 m, mặt bờ vùng rộng từ 3,5 - 4 m (cứng hóa), bờ vùng đồng thời là đƣờng giao thông khép kín phục vụ cho xe cơ giới đi lại, khoảng cách cứ 300 m có một điểm tránh xe. Bờ thửa cách bờ thửa 100m, mặt bờ thửa rộng 0,8 m. Dọc bờ vùng, bờ thửa kết hợp xây dựng mƣơng tƣới, mƣơng tiêu. Bờ vùng có thể kết hợp với các tuyến giao thông hiện có.
Toàn xã chia làm 3 vùng sản xuất tập trung, bao gồm: vùng trồng lúa chất lƣợng cao, vùng chăn nuôi tập trung và vùng trồng mía nguyên liệu. Cụ thể nhƣ sau:
Vùng 1(Vùng trồng lúa chất lƣợng cao): Quy mô khoảng 245 ha
+ Tiềm năng phát triển: đây là khu vực đất phù sa bồi đắp lâu đời có khả năng thâm canh cao.
+ Cây trồng chủ đạo: cây lúa nƣớc
Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, ứng dụng công nghệ biến đổi gen để nâng cao năng suất, chất lƣợng hàng nông sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng với các biện pháp thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị diện tích, vừa canh tác vừa cải tạo đất chống độc canh làm thoái hóa đất.
Dự định cây trồng chính của xã trong giai đoạn từ nay đến 2020 là cây lúa, cây sắn, khoai lang và rau đậu các loại.
Vùng 2 (Vùng chăn nuôi tập trung): Có vị trí tại đồi Bãi Sậy thôn Đá Bụt (quy mô khoảng 10ha) và tại gò Cả thôn Quang Viễn, thôn Đồng Tâm (quy mô khoảng 20 ha).
+ Vật nuôi: Gia súc, gia cầm
Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi, trong đó sản phẩm chủ lực là lợn, gia cầm. Nhân rộng các mô hình hiệu quả về chăn nuôi lợn tập trung, gà quy mô công nghiệp nhằm tạo khối lƣợng sản phẩm lớn. Chú trọng đầu tƣ con giống để phát triển đàn lợn hƣớng nạc, đàn bò lai lấy thịt, sữa. Nên tận dụng một cách tối đa nguồn lƣơng thực, thực phẩm, rau màu tại địa phƣơng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh nuôi trồng thủy sản trên cơ sở diện tích mặt nƣớc. Áp dụng kỹ thuật nuôi thả cá: với các ao hồ nhỏ đối tƣợng nuôi cá có thị trƣờng lớn nhƣ mè, trắm, chép, trôi Ấn Độ, rô phi đơn tính; với mặt nƣớc rộng thoáng đối tƣợng nuôi là mè, trôi, chép, trăm đen; với nuôi cá ruộng: đối tƣợng nuôi là các loại cá rô phi, trôi, chép, cá quả.
Vùng 3 (Vùng trồng mía nguyên liệu): Quy mô khoảng 200 ha.
+ Tiềm năng phát triển: Đây là khu vực đồi thấp, diện tích rộng thích hợp với cây mía đƣờng.
+ Cây trồng: Mía đƣờng
+ Định hƣớng: Phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ cho nhà máy mía đƣờng.
3.3.5.2. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp a, Mục tiêu
Phát triển nhanh nghề rừng nhằm bảo vệ, khoanh nuôi diện tích rừng hiện có trên đất đồi núi trên địa bàn, trồng mới rừng sản xuất kinh doanh kết hợp phòng hộ, tăng độ che phủ đất rừng, tạo cảnh quan, cải thiện môi trƣờng sinh thái. Trồng cây xanh phân tán, tạo bóng mát, cải thiện môi trƣờng sinh thái nơi công sở, khu vui chơi, giải trí.
b, Quy hoạch đất lâm nghiệp
Xây dựng một nền lâm nghiệp sản xuất nhiều thành phần, định hƣớng trong giai đoạn tới chuyển khoảng 200 ha đất lâm nghiệp (có độ dốc <150
) thành diện tích đất trồng mía, diện tích đất còn lại trồng bạch đàn… Bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tự nhiên, trồng rừng mới thực hiện phƣơng thức canh tác nông lâm kết hợp để nâng cao hiệu quả đất sử dụng.
3.3.5.3. Quy hoạch phát triển dịch vụ nông nghiệp
Phát triển dịch vụ về cung cấp giống cây trồng vật nuôi, dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Củng cố đội ngũ cán bộ, đầu tƣ cơ sở vật chất cho HTX nông, lâm nghiệp, đê nâng cao năng lực hoạt động, mở rộng sang lĩnh vực thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Dự kiến trong giai đoạn 2017 - 2020 là 5-10%/năm.