Về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 34)

Kinh tế - xã hội trong vùng còn chậm phát triễn, cả hai vùng có điểm giống nhau là: cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mặt bằng dân trí, dân tộc và các phong tục văn hóa tương đối giống nhau.

Đa số dân số là người dân tộc Vân Kiều. Nguồn nhân lực khá dồi dào có khả năng tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

Tóm lại, để hạn chế những khó khăn trong hoạt động bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập cho người dân đang sinh sống trong vùng lõi Khu bảo tồn, phát huy những tiềm năng to lớn về tài nguyên rừng và đất rừng trong vùng, ngoài sự nổ lực của nhân dân rất cần sự đầu tư thích đáng của Nhà nước thông qua các Chương trình Dự án đầu tư hỗ trợ để phát triển cộng đồng và sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần khu hệ thú linh trưởng tại khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra, khảo sát đã ghi nhận được tổng số 08 loài thú linh trưởng thuộc 03 họ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa thông qua các nguồn thông tin phỏng vấn, kế thừa tài liệu, và quan sát trực tiếp (bảng 4.1).

Bảng 4.1. Thành phần các loài thú linh trưởng tại khu vực nghiên cứu

TT Bộ - Họ - Loài Tên địa

phương Nguồn Tên Việt Nam Tên khoa học

I Họ Cu li Lorisidae

1 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (Lacepede,

1800) Lình lâm PV,TL

2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus (Bonhote, 1907) PV,TL

II Họ khỉ Cercopithecidae

3 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides (I. Geoffroy, 1831) Xi ắc PV,TL 4 Khỉ vàng Macaca mulatta (Zimmermann, 1780) Ta mư Rđô QS

5 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis (Raffles, 1821) QS

Giống Pygathrix

6 Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771) Xá và QS

Giống Trachypithecus

7 Vọoc hà tĩnh Trachypithecus hatinhensis (Dao,

1970) Cùng QS

III Họ vượn Hylobatidae

8 Nomascus siki Nomascus siki (Delacour, 1951) Quành QS

Ghi chú: QS- quan sát; PV- phỏng vấn, TL- tài liệu (Ngô Kim Thái và cs (2013); Khổng Trung (2014)…).

Trong đó, có 05 loài được ghi nhận qua quan sát trực tiếp ngoài thực địa là:

Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vọoc hà tĩnh (Trachypithecus hatinhensis) và Vượn siki (Nomascus siki).

Tám loài linh trưởng được ghi nhận tại khu vực nghiên cứu chiếm 33,33% tổng số loài thú linh trưởng hiện có ở Việt Nam.

Về mặt phân loại học, đợt điều tra đã ghi nhận được tổng số 08 loài linh trưởng thuộc 03 họ tại KBTTN Bắc Hướng Hóa, trong đó họ Khỉ có 05 loài (chiếm 62.5% tổng số loài ghi nhận được), họ Cu li có 02 loài (chiếm 25%) và họ Vượn có 01 loài (chiếm 12.5%).

Ngoài năm loài quan sát trực tiếp ngoài thực địa, theo kết quả điều tra của Khổng Trung (2014) tất cả tám loài đều được ghi nhận tại khu vực điều tra.

Trong khi đó theo kết quả phỏng vấn 85 người dân xung quanh KBT họ thường xuyên bắt gặp 7/8 loài linh trưởng trên, ngoại trừ khỉ đuôi dài là người dân không bắt gặp chúng.

Một trong những kết quả quan trọng nhất trong cuộc điều tra lần này là số loài quan sát trực tiếp khá cao với năm loài (thông tin về thời gian bắt gặp, khoảng cách, số lượng đàn, hoạt động của chúng cũng như sinh cảnh bắt gặp chúng được trình bày chi tiết tại phụ lục 02).

Hình ảnh một số loài quan sát được trong quá trình điều tra:

Trong quá trình phỏng vấn chúng tôi cũng ghi nhận được người dân nuôi loài khỉ vàng tại xã Hướng Lập (hình 4.1).

Nguồn: Thái Văn Thành và Phạm Anh Quốc Phương

Hình 4.2. Khỉ vàng được ghi nhận tại Hướng Việt

Chà vá chân nâu là loài mà nhóm điều tra ghi nhận được nhiều nhất trên các tuyến điều tra. Qua đây cho thấy số lượng loài này vẫn còn tương đối nhiều tại KBT (hình 4.3).

Trong thời gian điều tra loài Voọc hà tĩnh chỉ được quan sát duy nhất một lần. Tuy nhiên do chúng di chuyển nhanh nên hình ảnh loài chưa chụp được. Nhưng trong quá trình phỏng vấn nhóm điều tra đã chụp được loài này bị nuôi nốt trong lồng sắt. (hình 4.4)

Nguồn: Thái Văn Thành và Phạm Anh Quốc Phương

Hình 4.4. Voọc hà tĩnh

Mức độ phong phú của các loài Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua tần suất bắt gặp trên tuyến. Số liệu điều tra cho thấy tần suất bắt gặp các loài linh trưởng tại các tuyến điều tra là khác nhau (bảng 4.2).

Bảng 4.2. Tần suất bắt gặp các loài trên tuyến điều tra

Tuyến Loài bắt gặp Số lần bắt gặp Chiều dài tuyến (km) Tần suất (lần/km) Điểm quan sát số 1 Khỉ vàng Vượn siki 2 1 2 1 Điểm quan sát số 2 Vượn siki Chà vá chân nâu 1 2 1 2 Chà vá chân nâu 2 2,87 0,7

Tuyến Loài bắt gặp Số lần bắt gặp Chiều dài tuyến (km) Tần suất (lần/km) 2 Chà vá chân nâu 1 4,08 0,25 3 Chà vá chân nâu 1 1,96 0,51 4 Chà vá chân nâu Khỉ vàng 1 1 2,2 0,45 0,45 5 Khỉ vàng Vượn siki 1 1 1,66 0,6 0,6 6 Chà vá chân nâu 1 2,56 0,4 7 Chà vá chân nâu Khỉ vàng 1 1 4 0,25 0,25 8 Chà vá chân nâu Khỉ vàng 1 1 5,26 0,19 0,19 9 Chà vá chân nâu 3 2,2 1,36 10 Khỉ đuôi lợn Chà vá chân nâu Vượn siki Voọc hà tĩnh 1 1 1 1 1,19 0,84 0,84 0,84 0,84 11 Chà vá chân nâu Khỉ vàng 1 1 2,35 0,43 0,43 12 Chà vá chân nâu 1 2,1 0,48 13 Chà vá chân nâu Khỉ vàng 1 1 4,3 0,23 0,23 Quá trình điều tra khảo sát phần lớn bắt gặp các đàn, một số lần bắt gặp từ 2 – 5 cá thể. Còn đối với Vượn đen má trắng và Vọoc hà tĩnh chỉ ghi nhận thông qua tiếng hót. Nhìn chung không xác định được số lượng cụ thể của các đàn do rừng rậm, khó quan sát.

Như vậy, tổng số 13 tuyến điều tra đã được thành lập tại KBT để điều tra khu hệ linh trưởng, trong đó tuyến số 10 gặp nhiều loài nhất với 4 loài: Khỉ đuôi

lợn (Macaca leonina), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Voọc hà tĩnh (Trachypithecus hatinhensis) và Vượn siki (Nomascus siki). Trong thời gian điều

tra quan sát được loài Chá vá chân nâu là nhiều nhất, hầu như quan sát thấy đều trên các tuyến tra đều. Hai loài Khỉ đuôi lợn và Voọc hà tĩnh chỉ quan sát được duy nhất một lần. Qua đây cho thấy loài chà vá chân nâu số lượng còn nhiều hơn so với các loài khác (hình 4.6).

Hình 4.5. Tổng số lần quan sát các loài trong quá trình điều tra 4.2. Phân bố thú linh trưởng theo các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu 4.2.1. Các dạng sinh cảnh chính

Qua quá trình điều tra và kết hợp với bản đồ hiện trạng rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa chia làm 03 dạng sinh cảnh (chỉ những sinh cảnh ghi nhận được các loài linh trưởng) chính sau:

- Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh (RGTNLRTXTB) núi đất (trung bình - giàu).

- Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh (RGTNLRTX) núi đá. - Rừng phục hồi

4.2.1.1. Sinh cảnh rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình núi đất

Sinh cảnh này có diện tích 12.872,41 ha, chiếm 54,87% diện tích tự nhiên, có độ cao từ 500 - 1.500 m. So với các quần xã thực vật khác xuất hiện trong KBT quần xã thực vật này có diện tích lớn nhất và hình thành các mảng lớn. Đây chính

là quần xã thực vật quan trọng đóng góp to lớn trong công tác bảo tồn ĐDSH, điều hòa khí hậu và phòng hộ giữ nguồn nước trong vùng. Ở đai độ cao này, nhiệt độ không khí trung bình giảm xuống dưới 200C, mưa nhiều và độ ẩm không khí cao do địa hình mang lại. Đất dưới tán rừng chủ yếu là đất mùn feralit đỏ vàng đến vàng nhạt có tầng đất từ trung bình đến dày, đôi khi có tầng đất rất mỏng các sườn đỉnh và đỉnh núi nơi thường có độ dốc lớn. Những nơi như vậy lại chịu ảnh hưởng của gió mạnh vì thế chiều cao cây rừng thường thấp hơn so với kiểu rừng kính thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Độ tàn che của rừng đạt 0,7 - 0,8 %.

Sinh cảnh này ít nhiều chịu sự tác động bởi các hoạt động của cư dân bản địa. Những tác động này ít nhiều tác động đến cấu trúc rừng nhưng không làm mất đi đặc điểm riêng của kiểu rừng nguyên sinh trên núi đá vôi. Về cơ bản rừng với 2 tầng cây gỗ, tầng cây bụi, cỏ khuyết và thực vật ngoại tầng. Tầng cây gỗ ưu thế sinh thái cao khoảng 25 - 30m, đường kính đạt 30 - 35cm với nhiều cá thể to lớn trên 1 m. Các họ thực vật xuất hiện phổ biến trong quần xã như họ Dẻ - Fagaceae, họ Re - Lauraceae, họ Ngọc lan - Magnoliaceae, họ Chè -Theraceae, họ Sến -Sapotaceae, họ Hoa hông - Rosaceae, họ Hô đào - Juglandaceae, họ Thầu dầu- Euphorbiaceae, họ Trâm - Myrtaceae, họ Xoan -Meliaceae, họ Na- Annonaceae. Tầng ưu thế sinh thái với sự

tham gia ưu thế hơn thuộc các loài Dẻ - Lythocarpus spp., Castanopsis spp., Quercus spp., Chắp tay Symingtonia populnea, Giổi lá nhẵn Michelia faveolata, Cà đuối trung bộ Cryptocarya annamensis, Giổi găng Paramichella baillonii, Sến Madhuca pasquieri, Thị Diospyros spp., các loài Chè Camellia spp, Rè Machilus platycarpa, Hò đông bắc bộ Godonia tonkinensis, Chòi mòi Antidesma bunius, Kim giao núi đất Nageia fleurii, Lòng mang Pterospermum, Re Cinnamomum glaucescens, Quắn hoa Helicia cochinchinensi, Máu chó Knema elegans,...

Đối với tầng cây bụi có chiều cao từ 2 - 5m, bao gồm các loài Lấu

Psychotria spp., các loài Đơn Ixora spp., Chuỳ hoa Strobilanthes tonkinensis, Nóng Saurauja roxburghii, Cốp Kopsia harmandiana, Diện bạch - Dendropanax poilanei, Cơm rượu - Glycosmis cyanocarpa, Bá bệnh Eurycoma harmandiana...

trong ngành ương xỉ - Polypodiophyta, ngành Bảng đất - Lycopodiophyta, họ Ô rô -

Acanthaceae, họ Phong lan - Orchidaceae, họ Gừng - Zingiberaceae, họ Cỏ - Poaceae, họ Kim cang - Smilacaceae, họ Gắm - Gnetaceae,...

Đây là dạng sinh cảnh ít bị tác động, hiểm trở, và ưa thích của loài Chà vá chân nâu, Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn.... Cụ thể, nhiều đàn và cá thể Chà vá chân nâu đã được ghi nhận vào từ tháng 10 – 11/2015 tại các xã Hướng Lập, Hướng Phùng, Hướng Việt, Hương Sơn và Hướng Linh (chi tiết cụ thể tại phụ lục 02). Số lượng cá thể của mỗi đàn khoảng từ 10 đến 30 cá thể; một số đàn và cá thể khỉ đuôi lợn, khỉ vàng...

Ngoài ra theo kết quả phỏng vấn, đây là dạng sinh cảnh phổ biến nhất trong khu vực và là môi trường sống thuận lợi cho các loài linh trưởng bao gồm cả Khỉ mặt đỏ, Cu li lớn và Cu li nhỏ (gần khe, suối).

Nguồn: Thái Văn Thành và Phạm Anh Quốc Phương

Hình 4.6. Sinh cảnh RGTNLRTXTB núi đất

4.2.1.2. Sinh cảnh rừng gỗ tự nhiên lá rụng thường xanh núi đá

Thực vật ở sinh cảnh RGTNLRTX núi đá là những loài có khả năng chịu hạn, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi môi trường nhanh chóng chiếm lĩnh ưu thế, mật độ quần thể càng tăng thì tính đa dạng loài có xu hướng giảm. Trong cấu trúc

Rhododendron simsii, Chân chim Schefflera octophylla, Lòng mang Pterospermum hetetophyllum, Re Cinnamomum parthenocylon, Sấu Dracontomelon duperreanum, Trường sâng Pometia pinnata, Lòng trứng Lindera chunii, Súm Euria, Bời lời Litsea balansae,….. Tầng cây bụi khá dầy, chiều cao trung bình từ 1 - 3 m bao gồm

nhiều loài thực vật khác nhau nằm trong các họ Ba mảnh vỏ Euphorbiaceae, Ô rô Acanthaceae, Cau dừa Areacaceae,… Tầng cỏ khuyết gôm các đại diện trong họ Cỏ Poaceae, Ráy Araceae, Cói Cyperaceae,… Thực vật sống bám các loài Lan Orchidaceae, một số loài trong họ Ráy Araceae, Tiêu Piperaceae,… và leo quấn Kim cang Smilaceaea, Nho Vitaceae, Na Annonaceae,… cùng các loài rêu gần đỉnh núi trên 1.500 m. Chúng thường mọc rải rác dưới tán rừng, đôi khi thành các đám nhỏ và không tạo nên tầng tán. Quần xã thực vật trên núi đá vôi có diện tích là 1.848,73 ha, chiếm 7,88 % diện tích tự nhiên, có độ cao từ 500 - 1.500 m.

Đây là cũng là dạng sinh cảnh ít bị tác động, núi đã hiểm trở và là điều kiện sống ưa thích của nhiều loài linh trưởng đặc biệt là loài Voọc Hà Tỉnh đã được ghi nhận tập trung ở các khu vực núi đã vôi giáp ranh địa phận tỉnh Quảng Bình gần với nước Lào.

Nguồn: Thái Văn Thành và Phạm Anh Quốc Phương

Hình 4.7. Sinh cảnh RGTNLRTX núi đá

4.2.1.3. Sinh cảnh rừng phục hồi

Quần xã rừng thứ sinh núi thấp có diện tích 8.735,56 ha, chiếm 37,24 % diện tích tự nhiên. Là sản phẩm của quá trình khai thác chọn, cộng với những tác động

từ cộng đông dân cư địa phương trong nhiều năm và chất khai quang do quân đội Mỹ sử dụng trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam trước 1971 dẫn đến rừng bị tổn hại nghiêm trọng về kết cấu tầng thứ theo phương thẳng đứng và nằm ngang, suy giảm tính ĐDSH và chất lượng rừng. Bên cạnh đó quần xã thứ sinh này còn được hình thành từ những nương rẫy bỏ hoang 15-12 năm và rừng đang dần phục hôi trở lại. Nhìn chung, kết cấu tầng thứ không rõ ràng có từ 1-2 tầng cây gỗ, tầng tán bị phá vỡ và tạo ra nhiều khoảng trống trong rừng. Những khoảng trống này tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài cây tái sinh trở lại và hình thành lớp cây mới. Thành phần loài thực vật tham gia vào quần xã thứ sinh có đôi phần sai khác so với quần xã nguyên sinh trên nhưng vẫn mang đậm dấu ấn rừng kín lá rộng thường

xanh. Các loài có thể nhắc đến Dẻ cau Lithocarpus fenestratum, Dẻ bán cầu L. Haemispherica, Lòng mang Pterospermum heterophyllum, Cà ổi Castanopsos ceratacantha, Cà ổi ấn độ C. Indica, Bời lời Litsea spp., Kháo Machilus spp., Dung Symplocos adenophylla, Bảng tre Podocarpus neriifolius, Thị hoa thân Diospyros cauliflora, Bô hòn Sapindus mukorossi, Vối thuốc Schima wallichii, Ba bét Mallotus spp., Sòi Sapium disconor, Bứa Garcinia planchonii, Nang trứng Hydnocarpus annamensis, Vạng trứng Endospermum sinensis, một số loài Trám Canarium spp., Hông quang Rhodoleia championii…

Tầng cây bụi, thảm tươi khá tương đồng so với quần xã nguyên sinh, tuy nhiên, mật độ quần thể các loài phụ thuộc nhiều đến từng điều kiện lập địa và vị trí cụ thể mà nhóm loài này hay nhóm loài kia chiếm ưu thế.

Lớp thảm tươi dưới tán rừng chủ yếu các loài trong ngành dương xỉ, họ Cỏ

Poaceae và rải rác một số loài cây bụi như Lấu Psychotria sarmentosa, Lấu đỏ Psychotria rubra…

Ngoài ra, còn có một số diện tích phân tán rừng trồng nhỏ. Trên những lâm phần rừng trồng được 7 – 8 năm đã xuất hiện một số loài cây tái sinh, nhưng với số lượng rất hạn chế và chiều cao dưới 1 mét.

Theo ghi nhận, đối với sinh cảnh rừng phục hồi thường gặp các loài khỉ mặt đỏ, khỉ vàng về ăn và phá nông sản trên rẫy của người dân.

4.2.2. Phân bố của các loài thú linh trưởng tại khu vực nghiên cứu

Kết quả khảo sát thực địa đã ghi nhận có 05 loài: Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn, Chà vá chân nâu, Voọc Hà Tỉnh và Vượn siki. Tuy nhiên, có hai loài quan sát rõ nét nhất là Chà vá chân nâu và Khỉ vàng. Trong đó, Chà và chân nâu được ghi nhận 08 lần trên các tuyến 2, 3, 4, 6, 7, 8,9,10, 11, 12, 13 trên các xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị từ ngày 06/10/2013 đến 17/11/2013. Địa điểm bắt gặp Voọc và Khỉ đều có độ cao trên khoảng 1000m và được ghi nhận bằng tọa độ GPS, hình ảnh. Sinh cảnh sống của chúng là các rừng nguyên sinh trên núi đá vôi và thứ sinh trên núi đá vôi, núi đất nơi mà có nguồn thức ăn dồi dào, ít bị đe dọa bởi các hoạt động của con người. Theo thông tin phỏng vấn thợ săn và người dân địa phương, khỉ phân bố trên nhiều dạng sinh cảnh khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)