KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1.Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học kiểm chứng các mô hình chuyển hóa rừng trồng sa mộc cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại ban quản lý rừng bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 68 - 69)

3) Tương quan giữa đường kính tán và đường kính 1.3m (Dt –D1.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1.Kết luận

5.1.Kết luận

Từ quá trình điều tra, thu thập, phân tích và sử lý số liệu đề tài đã thu được một số kết quả sau:

- Nghiên cứu cấu trúc lâm phần các mô hình chặt chuyển hóa được lập và đo đếm năm 2007 và xác định đường bình quân của lâm phần.

- Nghiên cứu cấu trúc lâm phần các mô hình chặt chuyển hóa và đối chứng đo đếm lại năm 2009 và xác định đường bình quân của lâm phần.

- So sánh biến đổi cấu trúc, đường kính bình quân lâm phần giữa các mô hình sau khi chặt chuyển hoá xác định vào năm 2007 với kết quả xác định năm 2009. Cấu trúc có xu hướng ổn định và tăng trưởng đều giữa các nhân tố điều tra (N, D1.3, Hvn, Dt) và đường kính bình quân của lâm phần chuyển hóa phần tăng nhanh hơn so với đối chứng.

- So sánh biến đổi cấu trúc, đường kính bình quân của lâm phần xác định vào năm 2007 với kết quả xác định năm 2009 của các mô hình không chặt chuyển hóa (ô đối chứng). Cấu trúc chưa ổn định các nhân tố điều tra chưa có quy luật tăng trưởng chặt chẽ, đường kính bình quân lâm phần tăng trưởng chậm.

- So sánh biến đổi cấu trúc, đường kính bình quân của lâm phần xác định năm 2009 giữa mô hình chuyển hoá với đối chứng. Kết quả nhận thấy rõ ràng sự thay đổi về cấu trúc lâm phần và tăng trưởng đường kính bình quân lâm phần ở các mô hình chuyển hóa là ổn định và cao hơn so với các mô hình không chuyển hóa.

- So sánh phân bố số cây theo đường kính (N- D1.3) lý thuyết của các mô hình đã chuyển hóa đo năm 2009 với các mô hình không chuyển hóa đo năm 2009 thấy rằng: Phân bố N-D1.3 lý thuyết ở các ô chuyển hóa có đỉnh

chuyển dịch sang phải nhiều hơn so với ô đối chứng cũng có ý nghĩa là số cây đạt đường kính lớn hơn sau 2 năm nhiều hơn ở các ô không chuyển hóa (ÔĐC) hay sinh trưởng về đường kính ô chuyển hóa tăng nhanh hơn ô đối chứng.

Từ việc kiểm chứng các kết quả thu được ở các mô hình chuyển hóa rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata.Hook) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn thấy rằng các lâm phần áp dụng mô hình chuyển hóa có cấu trúc ổn định và tăng trưởng đường kính bình quân vượt trội hơn so với các lâm phần không chuyển hóa. Vì thế mô hình chuyển hóa rừng trồng Sa Mộc cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại Ban quản lý rừng Bắc Hà -Tỉnh Lào Cai có hiệu quả và tính khả thi cao. Từ đó có thể ứng dụng mô hình chuyển hóa rộng rãi đối với rừng trồng các loài khác.

5.2. Tồn tại

Các kết quả nghiên cứu kiểm chứng mới chỉ xác định đối tượng chuyển hóa cho loài cây Sa Mộc, chưa có điều kiện nghiên cứu các loài cây khác ở các địa phương khác nhau.

Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc dựa vào phương pháp xây dựng các mô hình chuyển hóa để tiến hành kiểm chứng, mà chưa có điều kiện tham khảo các tài liệu khoa học hướng dẫn kiểm chứng khác nhau nên kết quả kiểm chứng không thể đạt được tính thuyết phục cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học kiểm chứng các mô hình chuyển hóa rừng trồng sa mộc cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại ban quản lý rừng bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)