Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học kiểm chứng các mô hình chuyển hóa rừng trồng sa mộc cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại ban quản lý rừng bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 28 - 30)

3.1.3.1. Tài nguyên đất

Dựa vào tài liệu, bản đồ, thổ nhưỡng huyện Bắc Hà tỉ lệ 1/50000 năm 2002 do viên thổ nhưỡng Nông Hoá điều tra xây dựng, bản đồ thổ nhưỡng huyện Bắc Hà tỷ lệ 1/25000 của khoa đất và môi trường, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội tháng 4 năm 2004 cho thấy huyện Bắc Hà có 5 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất: 2197,7ha chiếm 3,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình 1,3 – 2,6%, pH = 4,6 – 5,7, đất chua nghèo dinh dưỡng, loại đất này thích hợp cho loài cây trồng dài ngày như: Cây chè, cây ăn quả và một số cây trồng hàng năm như sắn, đậu, đỗ…

- Nhóm đất vàng xám trên đất macma axit: 51508,5ha chiếm 75% tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có hàm lượng mùn đạt từ 0,68 – 1,67%, pH=4,5 – 6,3. Đây là loại đất xấu nghèo dinh dưỡng, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Đây là diện tích lớn nhất huyện, loại đất này thích hợp cho trồng rừng trồng cây dược liệu.

- Nhóm đất phù sa hệ thống sông Chảy: 1167,53ha chiếm 1,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có hàm lượng mùn từ trung bình khá 2,5 – 3%, pH= 5,1- 6,3. Loại đất này thích hợp với cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đen ( Đất mùn phát triển trên núi đá vôi và đá sêcpentinit) 964,49ha chiếm 1.4% tổng diện tích đất tự nhiên. Hàm lượng mùn trong đất từ 3,5 – 5,6%, pH= 6,1 – 7,6%. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhưng diện tích ít.

- Đất dốc tụ:

Với 12842,7ha chiếm 18,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có hàm lượng mùn từ 5,3 – 8,6%, pH=4,1 – 8,6%. Đất nhiều mùn nhưng chua và nghèo dinh dưỡng, quá trình yếm khí xảy ra rất mạnh, thích hợp cho trồng cây lương thực.

Tóm lại đất đai ở huyện Bắc Hà có nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là loại đất xám vàng phát triển trên đá macma axit, đất chua và nghèo dinh dưỡng. Do vậy đất ở đây chủ yếu là đất chua, có nhiều mùn phù hợp với loài Sa mộc.

3.1.3.2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất có rừng của Bắc Hà là 18704 ha, chiếm 27,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên là 14165 ha, rừng trồng là 4536,1 ha, tiềm năng đất trồng chuyển sang khoanh nuôi, độ che phủ đạt trên 30%.

3.1.3.3. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gần như không có, chỉ có phần lớn diện tích núi đá và một số đoạn sông có thể khai thác được cát, sỏi để sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, nhưng có trữ lượng và sản lượng thấp, khả năng khai thác vận chuyển còn khó khăn. Do đó tài nguyên khoáng sản ở đây không đáng kể.

Nhận xét:

- Lợi thế: Huyện có tiềm năng phong phú và đa dạng về tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng vẫn còn khá phong phú đặc biệt diện tích rừng Sa mộc, khí hậu mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của loài Sa mộc để phát triển tài nguyên rừng.

- Hạn chế: Không có tài nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp nặng, đất chủ yếu là đất chua chỉ phù hợp với loài Sa mộc mà khó có thể phát

triển các loài cây khác. Mùa đông có nhiều sương muối, sương mù, mưa lớn gây ra lũ lụt, sạt lở đất gây khó khăn cho sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học kiểm chứng các mô hình chuyển hóa rừng trồng sa mộc cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại ban quản lý rừng bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)