Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 25)

Nội dung 1: Điều tra, đánh giá các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồngbản Kịt;

Nội dung 2: Điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên được triển khai tại bản Kịt;

Nội dung 3: Điều tra, đánh giá năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của các bên liên quan và các rào cản đối với họ khi tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học;

- Đặc trưng năng lực của người dân bản Kịt và các rào cản đối với họ - Đặc trưng năng lực của các bên liên quan ngoài cộng đồng và các rào cản đối với họ

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Các phương pháp điều tra thu thập số liệu

2.4.1.1. Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Tiến hành họp dân bản Kịt với đầy đủ các thành phần, để tiến hành PRA với nội dung thảo luận liên quan chặt chẽ tới vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học rừng (Michael và cộng sự, 2004). Cụ thể tiến hành 6 công cụ PRA sau:

(I). Cây vấn đề

Thảo luận để xây dựng cây vấn đề: “Nguyên nhân suy giảm tài nguyên thiên nhiên”. Trình tự các bước như sau:

(1). Trước tiên cho họ xem cây vấn đề mẫu và giải thích quá trình lập nên nó; (2). Hỏi những người tham gia xem những vấn đề lớn nhất hiện nay liên quan đến tài nguyên thiên nhiên của địa phương là gì;

(3). Tiếp theo, yêu cầu nhóm xác định nguyên nhân trực tiếp của những vấn đề đính trên giấy lật và ghi những nguyên nhân đó vào thẻ màu.;

(4). Đối với mỗi một nguyên nhân đính ở hàng thứ hai, hỏi lý do dẫn đến nguyên nhân đó. “Tại sao lại xảy ra điều này?”. Ghi câu trả lời vào thẻ và đính vào chỗ dưới hàng thứ hai tạo thành hàng thứ ba;

tháp bằng các đường kẻ cho thấy mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả; đồng thời đánh số thứ tự ưu tiên từ 1 đến hết.

(II). Lược sử thôn bản

Trình tự các bước như sau:

(1). Trước tiên cho họ xem lược sử thôn bản (bản mẫu) và giải thích quá trình lập nên nó;

(2). Lập một bảng ma trận hai chiều (trục hoành; trục tung). Trong khi họp với cộng đồng để hỏi về những sự kiện lịch sử quan trọng có liên quan đến phương thức sử dụng tài nguyên, người thúc đẩy ghi những thông tin này vào trục hoành; đồng thời ghi thêm mốc tương lai 5 năm tới (để cộng đồng dự đoán sự biến động tài nguyên trong tương lai). Trên trục tung ghi những chỉ số sử dụng tài nguyên quan trọng đã thay đổi theo thời gian tại địa phương như: độ che phủ rừng, diện tích nương rẫy, diện tích đất bỏ hóa, số lượng cây gỗ lớn trong rừng, số lượng động vật hoang dã, lượng nước, chất lượng đất...

(3). Cùng cộng đồng điểm qua từng ô (giao nhau giữa trung tung và trục hoành) và yêu cầu họ định lượng mỗi chỉ số sử dụng tài nguyên vào lúc xẩy ra từng sự kiện theo cách cho điểm từ 1 đến 10 (điểm 10 là thời điểm chỉ số môi trường đạt được cao nhất về chất hoặc lượng).

Trong quá trình tiến hành thảo luận, cho điểm có thể tiếp tục bổ sung/thay đổi những thời điểm/sự kiện lịch sử trên trục tung. Bởi có thể lúc cho điểm cộng đồng mới nhận ra sự biến động tài nguyên rõ ràng ở thời điểm đó.

(III). Lịch thời vụ

Trình tự các bước như sau:

(1). Trước tiên cho họ xem lịch thời vụ (bản mẫu) và giải thích quá trình lập nên nó;

(2). Ghi các tháng trong năm trên trục hoành (phía trên), và trên trục tung ghi những hoạt động sản xuất và các hoạt động mà cán bộ kiểm lâm khu bảo tồn cho là những mối đe dọa đến đa dạng sinh học. Thảo luận với cộng đồng để thống nhất danh sách các hoạt động;

(3). Cùng với cộng đồng điểm qua từng hoạt động trên danh sách và yêu cầu họ đánh dấu những tháng họ thực hiện hoạt động đó;

(4). Đối với các hoạt động là mối đe dọa tiềm tàng, gây suy thoái tài nguyên thiên nhiên; hỏi sâu thêm: lý do lựa chọn thời điểm đó trong năm để tiến hành hoạt động;

(IV). Lát cắt làng

Trình tự các bước như sau:

(1). Vẽ một vòng tròn lớn trên giấy A0 mô phỏng ranh giới của khu vực đang xem xét (ranh giới bản/làng + vùng rừng KBT gần bản);

(2). Yêu cầu người dân xác định những yếu tố tự nhiên, địa lý, công trình xã hội nổi bật (giông núi, suối, đường đi, nhà văn hóa...) và đánh dấu lên sơ đồ. Tiếp theo xác định những hệ sinh thái chủ yếu (rừng tự nhiên, rừng trồng, ruộng nước, nương rẫy, hoa màu...) rồi đánh dấu lên sơ đồ. Cuối cùng, đánh dấu vị trí cộng đồng đang ngồi trên sơ đồ. Như vậy sơ đồ của khu vực xem như đã được phác thảo;

(3). Viết các hoạt động của cộng đồng đã xác định trong lịch thời vụ lên thẻ màu (thẻ loại nhỏ), và yêu cầu người dân dán thẻ màu lên bản đồ- nơi hoạt động đó được thực hiện;

(4). Sau khi hoàn thành sơ đồ với các hoạt động; thảo luận với cộng đồng để chọn một tuyến đi sao cho tuyến này đi qua phần lớn những nơi diễn ra các hoạt động của cộng đồng (tuyến đi này thường bắt đầu từ một phía của bản đồ và kết thúc ở một phía khác);

(5). Vẽ bảng ma trận 2 chiều; một trục thể hiện các hoạt động của người dân, trục kia thể hiện sinh cảnh- nơi diễn ra hoạt động đó. Có thể dùng hình vẽ minh họa các sinh cảnh trên ma trận để thông tin thêm hấp dẫn.

(V). Ma trận ra quyết định quản lý, sử dụng tài nguyên

Trình tự các bước như sau:

(1). Lập một bảng ma trận hai chiều (trục hoành, trục tung). Trên trục tung liệt kê những hoạt động liên quan đến tài nguyên đang được khai thác tại

địa phương. Trên trục hoành, liệt kê những người/các bên liên quan có vai trò ra quyết định cho đối tượng nào đó tiếp cận hay sử dụng các loại tài nguyên.

(2). Cùng với cộng đồng điểm qua từng hoạt động (từng dòng) trong ma trận; mô tả mức độ quyền lực khác nhau của các bên liên quan (tương ứng với từng ô trong dòng) trong việc ra quyết định về việc sử dụng tài nguyên. Trong mỗi ô tương ứng, ghi rõ ai là người sử dụng tài nguyên.

(VI). Ma trận xếp hạng lựa chọn

Ma trận xếp hạng lựa chọn là một công cụ hỗ trợ cho quá trình suy nghĩ và phân tích, đồng thời đảm bảo mọi yếu tố/tiêu chí quan trọng đều được tính đến và so sánh trước khi đưa ra quyết định.

Trình tự các bước như sau:

(1). Lập một bảng ma trận hai chiều (trục hoành, trục tung). Trên trục tung liệt kê những nhóm tiêu chí và tiêu chí đánh giá hành vi khai thác tài nguyên; các nhóm tiêu chí thường sử dụng như: phương thức sử dụng tài nguyên khi khai thác về; tác động đến môi trường; các lợi ích; các rào cản... Trên trục hoành, ghi tất cả các hành vi hiện tại cần tác động để thay đổi vào các cột riêng; đồng thời ghi thêm các lựa chọn tiềm năng để thay thế dựa trên đề xuất của cộng đồng.

(2). Cùng với cộng đồng điểm qua từng hành vi (từng cột) trong ma trận để xếp hạng theo các tiêu chí khác nhau. Trị xếp hạng gồm: + 1; -1 và 0; trong đó: (+1) được hiểu là hành vi có tác động tích cực theo tiêu chí nào đó; (-1) là hành vi gây ra tác động tiêu cực theo tiêu chí nào đó; (0) là hành vi không có tác động gì (trung tính) theo tiêu chí nào đó.

Để xác định được lựa chọn phù hợp, cần trả lời các câu hỏi/theo nhóm tiêu chí sau: (1). Hành vi mới có mang lại những lợi ích như: cung cấp thực phẩm, vật liệu xây dựng, chất đốt và thu nhập như hành vi hiện tại không? (2). Hành vi mới tác động tích cực hay tiêu cực đến môi trương? (3). Liệu có rào cản nào đối với hành vi thay thế không? Hay có cần hỗ trợ thêm về thời gian, tiền bạc, kỹ thuật hay tập huấn không?

(3). So sánh các hành vi hiện tại với hành vi thay thế tiềm năng và yêu cầu cộng đồng lựa chọn những hành vi có nhiều triển vọng thành công nhất; đó là các hành vi có nhiều (+1) và (0). Sau đó xác định những kỹ năng cần có để thực hiện hành vi mới vừa được lựa chọn.

2.4.1.2. Phỏng vấn người dân và các bên liên quan

Tôi đã tiến hành phỏng vấn cộng đồngngười dân sống ở bản Kịt (30 người) và các bên liên quan ngoài cộng đồng (30 người) để đánh giá năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và xác định các lý do khách quan cản trở họ tham gia vào công tác bảo tồn vđa dạng sinh học.

Có 10 câu hỏi (phân làm 4 nhóm) đưa ra để phỏng vấn người dân bản Kịt, bao gồm: nhóm 1 (câu 1, câu 2, câu 3), nhóm 2 (câu 4, câu 5, câu 6), nhóm 3 (câu 7, câu 8) và nhóm 4 (câu 9, câu 10) lần lượt để đánh giá: kiến thức/nhận thức, quan điểm/thái độ, lựa chọn/kỹ năng của đối tượng được phỏng vấn và xác định các rào cản dưới góc nhìn của đối tượng được phỏng vấn(mẫu phiếu ở phụ lục 2).

Có 08 câu hỏi (phân làm 4 nhóm) đưa ra để phỏng vấn các bên liên quan ngoài cộng đồng, bao gồm: nhóm 1 (câu 1, câu 2), nhóm 2 (câu 3, câu 4), nhóm 3 (câu 5, câu 6) và nhóm 4 (câu 7, câu 8) lần lượt để đánh giá: nhận thức/kiến thức, quan điểm/thái độ, kỹ năng/lựa chọn của đối tượng được phỏng vấn và xác định các rào cản dưới góc nhìn của đối tượng được phỏng vấn (mẫu phiếu ở phụ lục 3).

Ngoài ra, cuối mỗi mẫu phiếu đều thiết kế để lấy thông tin cá nhân của người được phỏng vấn để sau này thống kê, đánh giá năng lực bảo tồn đa dạng sinh học của các nhóm đối tượng. Việc thiết kế thông tin cá nhân ở phần cuối là để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái khi điền các câu hỏi từ 1 đến hết. Thông tin về họ tên người được phỏng vấn có thể không cung cấp - nếu không muốn.

2.4.1.3. Khảo sát thực tế

Tiếp cận trụ sở UBND xã Lũng Cao để thu thập các nguồn tài liệu về dân sinh - kinh tế bản Kịt;về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã Lũng Cao;

Khảo sát theo lắt cắt làng đi qua các khu vực diễn ra các hoạt động sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng, đặc biệt đi theo các đường mòn từ bản dẫn vào rừng đặc dụng.

2.4.2. Các phương pháp xử lý số liệu

2.4.2.1. Phương pháp chuyên gia - phân tích SWOT

Tổng hợp thông tin để đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt. Định hướng phân tích được diễn giải ở bảng sau:

Bảng 2.1. Mẫu bảng phân tích SWOT thực trạng công tác quản lý TNTN

Điểm mạnh

Những đặc điểm tạo nên năng lực tốt trong quản lý TNTN của cộng đồng

Điểm yếu

Những tồn tại trong nội bộ cộng đồng làm giảm tính hiệu quả trong quản lý TNTN

Cơ hội

Những điều kiện thuận lợi trong tương lai

cần tận dụng

Điểm mạnh - Cơ hội

Có thể phát huy những điểm mạnh như thế nào để lợi dụng các cơ hội

Điểm yếu - Cơ hội

Có thể khắc phục những điểm yếu bằng cách nào để lợi dụng các cơ hội

Thách thức

Những khó khăn trong tương lai phải

đối mặt

Điểm mạnh - Thách thức

Có thể phát huy những điểm mạnh như thế nào để vượt qua các thách thức có xu hướng cản trở mục tiêu quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững

Điểm yếu - Thách thức

Có thể khắc phục những điểm yếu bằng cách nào để vượt qua các thách thức có xu hướng cản trở mục tiêu quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững

2.4.2.2. Phương pháp thống kê thường quy

Thống kê tỉ lệ % số người hoàn thành, số người trả lời cùng ý tưởng trong từng câu hỏi, nhóm câu hỏi (liên quan đến: kiến thức, kỹ năng, thái độ, rào cản) trong phiếu phỏng vấn người dân bản Kịt;

Thống kê tỉ lệ % số người hoàn thành, số người trả lời cùng ý tưởng trong từng câu hỏi, nhóm câu hỏi(liên quan đến: kiến thức, kỹ năng, thái độ, rào cản) trong phiếu phỏng vấn các bên liên quan ngoài cộng đồng.

2.4.2.3. Phương pháp phân tích xác định các rào cản

Các mẫu câu hỏi (phân tích) xác định các rào cản cần xóa bỏ để thay đổi hành vi không thân thiện với động thực vật hoang dã được tham khảo ở tài liệu Chương trình hỗ trợ đa dạng sinh học Hoa Kỳ (Byers, 2000). Định hướng phân tích được diễn giải ở mẫu bảng sau:

Bảng 2.2. Mẫu bảngcâu hỏi thiết kế chƣơng trình giáo dục bảo tồn

Câu hỏi Trả lời

1. Hiểu biết:

Những người đang có hành vi này có biết rằng họ đang phá hoại tài nguyên thiên nhiên hay không?

2. Quan điểm giá trị:

Họ có quan tâm việc tài nguyên thiên nhiên đang bị hành vi này hủy hoại không?

3. Các chuẩn mực xã hội (đạo đức):

Họ có quan tâm xem các thành viên khác trong cộng đồng nghĩ gì về họ khi họ thực hiện hành vi này hay không?

Trong cộng đồng, ai là người có ảnh hưởng hoặc được coi là tiêu biểu cho các hành vi có tính bền vững/hoặc không bền vững?

4. Các yếu tố văn hóa xã hội:

Có những tín ngưỡng tôn giáo hoặc những điều cấm kị nào ảnh hưởng tới hành vi đó?

Câu hỏi Trả lời

5. Lựa chọn:

Liệu con người có những lựa chọn hoặc giải pháp thay thế để tài nguyên thiên nhiên không bị phá hoại không?

6. Kỹ năng:

Liệu con người có những kỹ năng và phương tiện để tận dụng lợi thế của các lựa chọn và giải pháp thay thế?

7. Kinh tế:

Những yếu tố kinh tế quan trọng nào có tác dụng khuyến khích hành vi không thân thiện đó? (bất kể nhận thức, quan điểm, các yếu tố văn hóa xã hội, những lựa chọn và kỹ năng)

8. Luật pháp:

Có đầy đủ các điều luật, quy chế, biện pháp cưỡng chế và hình phạt thích hợp để ngăn cản hoặc chặn đứng các hành vi này hay không?

9. Chính sách:

Các chính sách của Đảng và Nhà nước có tác dụng khuyến khích hay không khuyến khích hành vi này?

10. Giới:

Giới có ảnh hưởng tới hành vi không?

11. Tiếp cận hoặc quyền sở hữu tài nguyên:

Hành vi này có bị ảnh hưởng do sự khác nhau giữa những người sử dụng trong việc tiếp cận hoặc sở hữu tài nguyên?

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng

Từ kết quả khảo sát thực tế và kết quả thảo luận với người dân bản Kịt để xây dựng Lịch thời vụ (hình 01 - phụ lục 1) và lát cắt làng (hình 02 - phụ lục 1); tôi đã xác định được các hoạt động sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng, cũng như thông tin về đối tượng thực hiện, thời gian và địa điểm diễn ra các hoạt động này. Cụ thể như sau:

(1). Săn bắt động vật hoang dã

Săn bắt động vật là hoạt động chỉ do nam giới thực hiện, một số người dân bản Kịt và người ngoài bản săn bắt chuyên nghiệp để bán. Hoạt động này diễn ra ở khắp mọi nơi từ rừng già, rừng phục hồi, nương rẫy và mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, săn bắt thú diễn ra mạnh nhất vào tháng 11 tháng 12 âm lịch khi đó con thú có tầm hoạt động rộng và người dân cần thêm thực phẩm hay thu nhập vào dịp tết.

Hình 3.1. Tịch thu Súng kíp của thợ săn làng Nủa trong vùng rừng bản Kịt

Hình 3.2. Bẫy kiềng đƣợc bán công khai ở chợ phố Đòn, huyện Bá Thƣớc

Người ngoài địa phương thường sử dụng súng kíp đi săn, còn người dân bản Kịt chủ yếu là sử dụng các loại bẫy (bẫy dính, bẫy cần giật và bẫy kiềng). Bẫy dính và bẫy cần giật đơn giản, dễ làm, rẻ tiền. Bẫy kiềng còn được công khai bán ở chợ địa phương. Các loài: tắc kè, lợn rừng, don, các loài sóc và các loài cầy bị săn bắt nhiều hơn bởi nhu cầu thị trường cao.

gồm cả phụ nữ và trẻ em) vào rừng nhặt ốc đá sử dụng làm thực phẩm trong gia đình và bán để tăng thu nhập.

(2). Khai thác gỗ

Cho dù lực lượng kiểm lâm đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng hoạt động khai thác gỗ vẫn diễn ra trong vùng rừng bản Kịt, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng KBTTN Pù Luông. Tuy nhiên hoạt động khai thác gỗ cho mục đích thương mại đã giảm hẳn, chủ yếu là khai thác gỗ để sử dụng tại chỗ. Do tập quán của cộng đồng người Mường nơi đây là ở nhà sàn nên khi tách hộ hoặc phải thay thế một số bộ phận của nhà sàn bị mối mọt thì nhu cầu khai thác gỗ từ rừng tự nhiên lại phát sinh. Ngoài ra, dưới gầm nhà sàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)